Trong mùa tuyển sinh đại học năm 2017, nhằm giúp thí sinh có nhiều lựa chọn và cơ hội trúng tuyển, trường Đại học (ĐH) Công nghệ Đồng Nai xét tuyển Đại học chính quy với 2 phương án. Một là xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia; hai là xét tuyển theo kết quả học bạ lớp 12. Hai phương án này được áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo của nhà trường.
ĐH Công nghệ Đồng Nai được phép xét tuyển ĐH chính quy bằng học bạ lớp 12 bắt đầu từ ngày 1/5/2017. Điều kiện xét tuyển như sau:
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT;
- Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp môn xét tuyển ở lớp 12, phải đạt từ 18 điểm trở lên.
Phương án xét tuyển này không chỉ áp dụng đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2017, mà còn phù hợp với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp hệ bổ túc THPT. Đây là cơ hội để các thí sinh dễ trúng tuyển đại học bằng điểm học bạ lớp 12
Trong những năm qua, khi xét tuyển bằng phương án học bạ lớp 12, nhiều phụ huynh và thí sinh lo lắng về việc nếu trúng tuyển đại học bằng phương thức này, thì chương trình học và quyền lợi như thế nào, bằng cấp sau khi tốt nghiệp có chính quy hay không? TS. Phạm Đình Sắc- Trưởng phòng Đào tạo cho biết: “Khi thí sinh trúng tuyển đại học bằng hình thức xét tuyển học bạ lớp 12 thì chương trình học, các quyền lợi và bằng cấp sau khi tốt nghiệp là hoàn toàn chính quy, giống như thí sinh xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia”.
Đối với phương án xét tuyển đại học bằng điểm thi THPT quốc gia, cơ hội trúng tuyển vào trường ĐH Công nghệ Đồng Nai là rất lớn. Do đó, những thí sinh có tổng điểm 3 môn, cộng với điểm ưu tiên mà lớn hơn hoặc bằng mức điểm sàn của Bộ GD&ĐT (15,5điểm) thì có thể tự tin xét tuyển vào trường.
Đông đảo phụ huynh và học sinh đến tham quan và đăng ký xét tuyển tại ĐH Công nghệ Đồng Nai
Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai là trường Đại học Công nghệ đầu tiên tại Đồng Nai đào tạo đa ngành, có thâm niên và uy tín. Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, tận tâm và nhiệt huyết với nghề; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc,… phục vụ tốt và hỗ trợ tối đa cho sinh việc trong việc học tập và thực hành. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, sinh viên trường ĐH Công nghệ Đồng Nai được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn, khả năng nắm bắt công việc thực tế tốt. đối với những sinh viên muốn làm việc tại các công ty Nhật Bản, nhà trường phối hợp cùng các đơn vị của Nhật Bản để đào tạo miễn phí các kiến thức về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, cũng như tiếng Nhật giao tiếp cơ bản, để sinh viên tự tin khi làm việc tại Nhật Bản.
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại của trường ĐH Công nghệ Đồng Nai
Thí sinh chọn cơ hội học tập tại trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, đồng nghĩa đã nắm luôn cơ hội chọn được việc làm phù hợp trong tương lai. Sinh viên không chỉ được hỗ trợ nhiều mặt, mà còn được giới thiệu việc làm. Đối với những tân sinh viên thuộc các tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Thuận, các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán Nhà trường sẽ hỗ trợ 20% học phí. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội nhận học bổng du học ở các trường đại học nước ngoài đang có liên kết với nhà trường hoặc học lên trình độ thạc sĩ ngay tại trường. Chúc các em sớm trở thành sinh viên Đại học Công nghệ Đồng Nai.
Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Sáng ngày 16/6/2018 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) diễn ra lễ kỷ niệm 7 năm chính thức nâng cấp từ trường cao đẳng lên đại học (16/6/2011 - 16/6/2018) và khánh thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo dành cho sinh viên. TS.Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường đã trao lại Quỹ Khuyến học & Khởi nghiệp DNTU với tổng trị giá 2 tỷ 208 triệu Buổi lễ được diễn ra trang trọng và ấm cùng với sự tham gia của nhiều quan khách và nhiều doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ với nhà trường. Khiêu vũ và thể dục với nhạc là một trong những bộ môn giáo dục thể chất được Nhà trường áp dụng năm học vừa qua và được đông đảo sinh viên đón nhận Cách đây 7 năm, vào ngày 16-6 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép nâng cấp Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai lên thành Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Sự kiện này được xem là bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình phát triển không ngừng của nhà trường. nhận thấy sau 7 năm được nâng cấp thành trường đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã không ngừng có những bước đi dài và nhanh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và hội nhập quốc tế. Nhân kỷ niệm 7 năm Ngày nâng cấp trường từ cao đẳng lên đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã đưa thêm một công trình lớn vào hoạt động, đó là trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp danh cho sinh viên. Lễ khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 13 là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nhà trường, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo, phân tích, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp. Sự phát triển của Trường Đại học Công nghệ chính là tâm huyết và khát vọng tạo dựng một ngôi trường đại học có quy mô hiện đại, giúp sinh viên tiếp cận với môi trường đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp tốt nhất. ThS. Nguyễn Đình Thuật - Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp & Phát triển kỹ năng công bố quỹ "Sáng tạo & Khởi nghiệp DNTU" và thông qua chương trình "thực tập sinh chất lượng cao" Trong bài phát biểu ngắn gọn và đầy khí thế, TS. Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ những ấp ủ của mình cho một tương lai tươi sáng của không chỉ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai mà còn với toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. Theo đó Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã và đang dần trở thành một trường đại học ứng dụng đúng theo định hướng của nhà trường. Và sự ra đời của Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp của trường không nằm ngoài mục đích tạo thêm những bước đi vững chắc và không ngừng chăm sóc tốt hơn cho sinh viên. Sau phát biểu của Hiệu trưởng nhà trường, Hội đồng quản trị và ban giám hiệu đã chính thức cắt băng khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên trước sự chứng kiến của hàng trăm khách mời, cán bộ, giảng viên và sinh viên DNTU. Ngay sau đó, hòa cùng không khí trang trọng, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có những màn trình diễn khiêu vũ, thể dục nhịp điệu đầy ngẫu hứng. Đây là bộ môn tự chọn được đổi mới trong chương trình giáo dục thể chất trong năm 2017-2018. Các sản phẩm của sinh viên đang hướng đến sân chơi khởi nghiệp tại DNTU Như một sự khích lệ cho tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên, ngay tại buổi lễ, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã chính thức ra mắt ban điều hành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên với tên gọi Quỹ “Ươm mầm tài năng DNTU” với tổng số tiền là trên 2,2 tỷ đồng. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã trao khen thưởng cho các cán bộ, giảng viên đã có thành tích hỗ trợ sinh viên đoạt giải tại cuộc thi “ Dầu cám gạo quốc tế 2018” và Khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai 2018”, đồng thời trao khen thưởng cho các sinh viên đoạt giải tại cuộc thi này. TS.Phan Ngọc Sơn phát biểu tại buổi lễ và công bố các giải tại cuộc thi "DNTU Photo Contest 2018" Cũng trong dịp này công bố và trao thưởng cuộc thi “DNTU Photo Contest 2018” với 10 tác phẩm được chọn từ 100 tác phẩm ấn tượng. Các bức ảnh này sẽ được đưa ra đấu giá vào dịp kỷ niệm 13 năm thành lập trường(03/10/2018) sắp đến. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtTrước xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành “Công nghiệp không khói”, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là một trong những ngành học được mệnh danh là “thỏi nam châm” đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ. Đoàn kiến tập tham quan tại Chùa Vĩnh Tràng – Một trong những công trình kiến trúc tâm linh tôn giáo nổi bật của miền Tây. Khi theo học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành đòi hỏi sinh viên phải trải nghiệm thực tế để có sự tiếp cận, trau dồi kỹ năng đối với công việc sau này. Giáo dục Việt Nam luôn coi trọng hai yếu tố là “học” và “hành”, học phải đi đôi với hành. Nếu học mà không thực hành khác nào chỉ biết đến lý thuyết suông mà thiếu tính thực tế. Xuất phát từ quan điểm và chủ trương đó cùng với phương châm hoạt động của Tro choi đánh bài . Khoa Kinh tế - Quản trị và Bộ môn Du lịch đã tạo điều kiện cho sinh viên năm nhất, lớp 20DLH1 đi kiến tập Mỹ Tho – Bến Tre vào ngày 16/12/2020 vừa qua. Nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành học của mình, để các em có sự trải nghiệm thực tế, tiếp cận bước đầu với thực tiễn công việc sau này. Đoàn kiến tập với sự háo hức, nôn nóng của tất cả các thành viên. Các em có mặt đúng giờ và rất hào hứng với chương trình kiến tập của mình. Trưởng đoàn tham quan, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Diệp – Giảng viên bộ môn Du lịch chia sẻ: “Dù hành trình di chuyển cũng tương đối xa, đến điểm tham quan đầu tiên khi đã 9 giờ sáng, trời nắng gắt nhưng các em rất hào hứng tham gia tìm hiểu, chăm chú lắng nghe cũng như chủ động đặt câu hỏi cho giảng viên hướng dẫn và ghi chép lại cẩn thận” Điểm đến tiếp theo của đoàn là cù lao Thới Sơn hay còn gọi là Cồn Lân, tại đây các em sinh viên được tận mắt chứng kiến quy trình nuôi ong lấy mật, các sản phẩm từ ong như: mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa và được thưởng thức trà mật ong hoa nhãn tại vườn. Trà tắc mật ong hoa nhãn tại vườn (Ảnh từ facebook sinh viên) Đoàn kiến tập nghỉ chân dưới mái lá mát mẻ trong vườn nhãn và thưởng thức trà mật ong hoa nhãn (Ảnh từ facebook sinh viên) Tiếp theo đoàn di chuyển men theo đường mòn, qua những rặng cây trái trĩu trịt của mảnh đất miền Tây trù phú để đến với vườn trái cây Nam Bộ, nghe Đờn Ca Tài Tử - một dòng nhạc dân tộc của việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và thưởng thức trái cây nhà vườn căng mọng, mát lành theo mùa. Các nghệ sĩ đang biểu diễn Đờn Ca Tài Tử phục vụ đoàn kiến tập Các bạn sinh viên thưởng thức trái cây và nghe Đờn Ca Tài Tử Đoàn di chuyển bằng xuồng ba lá theo những con rạch nhỏ trên cù lao Các bạn sinh viên vô cùng hào hứng với quy trình làm kẹo dừa tại đây Hành trình tiếp theo, các em lên tàu, tham quan và ăn trưa tại Cồn Phụng. Bữa trưa với những món ăn đặc trưng của vùng sông nước: cá tai tượng chiên xù cuốn bún và rau sống, chấm mắm me. Xôi chiên phồng, chả giò Cồn Phụng, lẩu bông so đũa, điên điển…. Sinh viên rất hào hứng với những món ăn bắt mắt - những sản vật của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Với bữa sáng và bữa trưa là ẩm thực nổi tiếng của vùng đất mà các em được đặt chân đến, kiến thức được lồng ghép khéo léo qua việc món ăn được bài trí khá lạ mắt và công phu. Kích thích sự tò mò tìm hiểu nét văn hóa vùng miền qua cách thưởng thức ẩm thực địa phương. Sau bữa ăn trưa, các em được tự do tham quan khám phá tại khu du lịch “Bến Dừa”, được “tận mục sở thị” cá bú bình, được câu cá sấu hoa cà, được trải nghiệm dịch vụ cá massage… Sau đó, các em được nghe thuyết minh về Đạo Dừa Bến Tre. Bản đồ du lịch Cồn Phụng Sinh viên du lịch check-in tại con nhện khổng lồ, một tọa độ sống ảo khá hot ở Cồn Phụng Các bạn sinh viên du lịch không chỉ năng động, hài hước, mà còn rất gan dạ nhé! Các bạn sinh viên hào hứng check-in “nấc thang lên thiên đường”hay còn gọi là “cầu thang vô cực” Chia tay Cồn Phụng trong sự luyến tiếc, các em sinh viên lên tàu khởi hành ra về. Sau một ngày tham quan, những tưởng các em sẽ mệt mỏi và ai cũng muốn về với chiếc giường thân yêu của mình nhưng khi về tới Biên Hòa, mặc dù cả thành phố đã lên đèn sáng rực, những xóm đạo với hàng ngàn chiếc đèn lung linh của mùa Giáng Sinh đang đến gần. Nhưng hầu như trong mắt các em ánh lên chút tiếc nuối, chút da diết... còn dư âm lại của chuyến đi. Một trải nghiệm thú vị trong mùa đông đầu tiên của cuộc đời sinh viên. Hơn tất cả những gì các em mường tượng, giờ đây các em đã phần nào hiểu được như thế nào là điều hành tour, như nào là công việc của một hướng dẫn viên – người gánh trên vai trách nhiệm với cả đoàn… Có lẽ, vì là lần đầu tiên đi kiến tập thực tế, nên những gì các em thể hiện tuy chưa thực sự xuất sắc nhưng theo chia sẻ của bạn Nhất Phương sinh viên lớp 20DLH1 thì có lẽ em đã yêu nghề này mất rồi. “Sau này, khi được trở thành điều hành, hay là một hướng dẫn viên, em nhất định sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc với chính lựa chọn nghề nghiệp của mình, vì chỉ khi hạnh phúc, chúng ta mới có thể mang niềm vui cho người khác... những vị khách dễ thương của em trong tương lai”. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtBằng đại học là một tiêu chuẩn “cứng” cho các ứng cử viên khi đi xin việc làm. Người có tấm bằng đại học chính là những người đã được đào tạo chuyên môn bài bản qua trường lớp, có thể tìm được việc làm tốt hơn và có cuộc sống tốt hơn. Khi bạn không có bằng đại học thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gian nan trong quá trình xin việc, bởi vì không đáp ứng được những tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. như là một hành trang cần thiết, đảm bảo đủ chất lượng cho bạn trước khí tìm kiếm một công việc phù hợp với mình. Doanh nghiệp tham gia tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp tại Tro choi đánh bài Trong nền kinh tế thị trường, luôn đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, được đào tạo bài bản, có bằng cấp. Do đó không có được những yếu tố quan trọng này sẽ là một thiệt thòi rất lớn cho bản thân. Học đại học không những là chứng nhận giá trị bản thân trên thị trường lao động, mà còn là bước đệm quan trọng giúp cho bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn so với những ứng viên có trình độ tương đương. Tấm bằng đại học không chỉ giúp bạn tìm kiếm được công việc với mức lương hấp dẫn mà nó còn giúp bạn có thêm được sự tự tin và loại bỏ mọi yếu tố áp lực về bằng cấp. đây còn là tiêu chí quan trọng giúp cho các nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của các ứng viên mới Trung bình, những người có bằng đại học sẽ được doanh nghiệp ưu ái hơn về thu nhập. Một trong những đối tác Nhật Bản đến tìm hiểu, hợp tác đào tạo và đặt hàng tuyển dụng nhân lực chất lượng cao tại DNTU Bằng đại học được nhiều công ty và cơ quan dùng nó để xét tuyển nên những người muốn xin việc phải học có bằng cấp. Về lý thuyết thì học đại học sẽ cung cấp nhiều kiến thức nhất so với các cấp học khác thấp hơn. Sự khác nhau ở đại học và các cấp khác thấp hơn là bạn được trang bị cả lý thuyết lẫn thực hành để có thể hiểu và làm việc tốt hơn. Đại học cũng là nơi gặp gỡ của những người khác nhau, những người bạn mới và kinh nghiệm mới. Tất nhiên bạn cũng sẽ phạm sai lầm nhưng bạn cũng sẽ học được bài học từ chúng. Học từ sai lầm trong quá khứ sẽ làm bạn khôn ngoan và trưởng thành hơn trong tương lai. Đại học là cuộc hành trình tới đích, ở đó có cuộc sống tốt hơn. Trong cuộc hành trình này bạn sẽ đối diện với thách thức, chướng ngại và sự xao nhãng. Nhưng bạn sẽ được đền đáp xứng đáng cho sự cố gắng nỗ lực ấy. Bằng đại học là chìa khóa để sinh viên có thể rộng mở cánh cửa tương lai Ngoài ra, ở nhiều nơi làm việc như các cơ quan nhà nước, cùng một vị trí như nhau, số năm kinh nghiệm như nhau thì những người có bằng cấp cao hơn sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Tại trường đại học, bạn sẽ có cơ hội học tập và rèn luyện nhiều kỹ năng mềm như đàm phán, thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm... tất cả những điều đó sẽ cho bạn một sự tự tin trong xã hội rộng lớn. Ngô Thị Tuyết Lan – Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSMIC là trung tâm sáng tạo duy nhất của Microsoft tại VN tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài hoạt động đào tạo kỹ thuật, công nghệ của Microsoft, SMIC còn là vườn ươm dự án, khởi nghiệp với việc cung cấp không gian, cơ sở vật chất, tư vấn việc sử dụng và áp dụng công nghệ của Microsoft cho các dự án ươm mầm với mức giá ưu đãi với ĐH Công nghệ Đồng Nai
Xem chi tiếtĐây là hội thảo khoa học có ý nghĩa quan trọng theo chủ trương của Ban giám hiệu Tro choi đánh bài . Hội thảo nhằm tìm hiểu phân tích sâu về vai trò của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. những vấn đề của hội thảo được rút ra sẽ là tiền đề quan trọng để Trường đại học Công nghệ Đồng Nai có thể ứng dụng triển khai vào chương trình đào tạo. Đại diện Ban lãnh đạo Nhà trường tham gia hội thảo Tại buổi làm việc chuẩn bị cho hội thảo, TS.Đoàn Mạnh Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Tro choi đánh bài cùng trưởng phó các đơn vị đã cùng nhau dành nhiều thơì gian bàn bạc thảo luận những nội dung chính của Hội thảo Khoa học sắp đến. Hội thảo sẽ là nơi tập hợp các ý tưởng về hoạt động đào tạo của Tro choi đánh bài với tầm nhìn đến năm 2030, đưa trường thực hiện thành công sứ mệnh, tầm nhìn và khẩu hiệu đã được nhà trường công bố tháng 6-2017. Theo đó TS. Đoàn Mạnh Quỳnh đã đặt ra những mục tiêu phải đạt được của hội thảo này: Một là, C.Mác nhận định, đánh giá về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I. Nội dung này được giao cho bộ môn Lý luận chính trị khoa Cơ bản và các nhà Khoa học chuẩn bị. Hai là, C.Mác bàn về tác động của cách mạng công nghiệp đến sản uất, giao thương kinh tế, cơ cấu a hội và đời sống người lao động. Nội dung này được giao cho các Khoa: Tài chính, Quản trị, Khoa Công nghệ Thông tin, các nhà Khoa học. Ba là, C.Mác dự báo về sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong tương lai, nhưng tác động của Khoa học – Kỹ thuật đến tiến bộ xã hội. Khoa Điện, Điện tử, Cơ khí & Xây dựng, Khoa ThỰC phẩm – Môi trường & Điều dưỡng và các nhà Khoa học... chuẩn bị. TS. Đoàn Mạnh Quỳnh (giữa) Phó Hiệu trưởng phát biểu tổng kết tại hội thảo Quý thầy cô nghiên cứu tài liệu và tham luận tại hội thảo Dự kiến hội thảo khoa học sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm 2018 do Tro choi đánh bài chủ trì Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtĐi đôi với giảng dạy lý thuyết là coi trọng cơ hội thực hành cho sinh viên, đó là cam kết của Tro choi đánh bài . Chính từ cam kết này mà các khoa của Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên đi tham quan thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chuyến đi đều tạo cho sinh viên những cơ hội được học hỏi thực tế và kỹ năng cho tương lai. Sáng ngày 16/5/2018 hơn 100 sinh viên Khoa Thực phẩm – Môi trường và Điều dưỡng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã được trực tiếp tham quan Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA. Đây là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo chất lượng cao nổi tiếng tại TP.Biên Hòa. sự nhiệt tình và cởi mở sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất của cán bộ quản lý Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA đã cung cấp cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nhiều kinh nghiệm bổ ích. Sinh viên trực tiếp tham quan dây chuyền sản xuất bánh kẹo BIBICA Trên cơ sở tham quan thực tế và trực tiếp phỏng vấn các nhân viên tham gia các quy trình sản xuất đã giúp sinh viên có thể nhận định khái quát về quy trình sản xuất, đánh giá được thuận lợi cũng như khó khăn của công việc, củng cố thêm kiến thức chuyên môn và tự tin phát triển mô hình sản xuất tương tự tại địa phương của mình. Tại Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA, sinh viên được trực tiếp Quản đốc nhà máy thuyết minh phân tích quy trình trình sản xuất. Ở đây, sinh viên chứng kiến cảnh công nhân tham gia các công đoạn sản xuất bánh, sản phẩm mà sau này trong quá trình thực tập sinh viên cũng sẽ làm những công việc thực tế mà công nhân đang làm. Một vài hình ảnh lưu niệm tại chuyến tham quan thực tế Chuyến đi thực tế cũng giúp sinh viên củng cố lại kiến thức về các kỹ năng thực tế, làm sinh động hơn quá trình học tập của trường. Sinh viên không còn ngồi học thụ động tại các phòng học học mà được trực tiếp đến các công ty xí nghiệp nhằm tiếp cận với quy trình công nghệ hiện đại, thực tế. Qua chuyến đi tham quan, thực tế học tập các sinh viên trong khoa đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về kỹ thuật. Hơn thế, các sinh viên còn tận mắt chứng kiến sự hăng say lao động của những người công nhân. Đại diện công ty BIBICA giới thiệu về công ty và trả lời các câu hỏi từ sinh viên Ngoài ra, chuyến tham quan thực tế là cơ hội để các bạn sinh viên thắt chặt tình đoàn kết, biết quan tâm lẫn nhau, trưởng thành hơn trong giao tiếp. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa trường và công ty, doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên có thay đổi về nhận thức, gắn bó hơn với nghề nghiệp, kỹ năng và trình độ nghiệp vụ. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng 4-5, Trường đại học công nghệ Đồng Nai phối hợp cùng Viện Khoa học xã hội Vùng Tây Nguyên (thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo: “Vận dụng quan điểm của Các Mác về vai trò cách mạng công nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”. Tham dự hội thảo có trên 150 đại biểu là các nhà khoa học có uy tín, cán bộ giảng viên các trường đại học, các cơ quan quản lí lĩnh vực khoa học. Các đại biểu tham dự tại Hội thảo Chủ trì hội thảo có TS.Nguyễn Duy Thụy, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên; TS.Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai và GS.TS.Trương Giang Long, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Hiệu trưởng Trường Đại học công nghệ miền Đông. Mở đầu hội thảo, TS.Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã phát biểu chào mừng các đại biểu đến từ Viện Khoa học xã hội Vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, các trường đại học và một số sở ngành đã đến dự hội thảo. TS.Phan Ngọc Sơn nhấn mạnh, Trường đại học Công nghệ Đồng Nai nhận thức rất sớm và rất rõ vai trò của khoa học công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, đặc biệt là Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó nhà trường đã có những đầu tư không ngừng, thay đổi liên tục về chương trình đào tạo, trang thiết bị đào tạo và đặc biệt con người. TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Tro choi đánh bài phát biểu tại hội thảo Trường Đại học Công nghệ đã và đang không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế với các trường đại học trên thế giới để học hỏi, tiếp thu và nhập khẩu nhiều công nghệ mới, chương trình đào tạo. TS.Nguyễn Duy Thụy, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên trình bày đề dẫn hội thảo Tại hội thảo các đại biểu đã thảo luận và phân tích cảm nhận những bước phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới hiện nay, đặc biệt là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nhiều đại biểu cho rằng. sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ ngày nay là hoàn toàn đúng với những dự báo của Các Mac hơn 100 năm trước khi “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Các nhà khoa học nhận định, chưa bao giờ khoa học công nghệ lại tác động sâu sắc tới con người, nhận thức xã hội, sự phát triển của mỗi quốc gia như ngày nay. Các đại biểu trình bày tham luận và phản biện tại hội thảo Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự phát triển đột phá mạnh mẽ, mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức với rất cả các quốc gia trên thế giới. cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cơ hội lớn giúp các con người tiếp cận luồng kiến thức phong phú, làm giàu giá trị tri thức cho bản thân. Các quốc gia có cơ hội tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, đặc biệt trí tuệ nhân tạo, internet, robot sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cuộc sống con người, từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển. Tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra khoảng cách lớn về trình độ phát triển của các quốc gia. Chụp hình lưu niệm tại hội thảo Các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, các trường đại học cần phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dựng những thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra nguồn nhân lực có đầy đủ nhận thức, trình độ và kỹ năng đáp ứng cho sự phát triển của đất nước hiện nay. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtVới xu hướng hội nhập và phát triển, trong những năm qua Tro choi đánh bài rất coi trọng hoạt động hợp tác quốc tế. Những hoạt động này bước đầu mang lại nhiều kết quả tốt, tạo dựng nên thương hiệu, uy tín của trường trong khu vực. Tro choi đánh bài với cương vị là Trưởng Ban phát triển chương trình thực tập và phát triển nghề nghiệp của tổ chức P2A. Nhà Trường đã thực hiện nhiều chương trình liên kết cho hoạt động hợp tác quốc tế như thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác: Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Lào, Indonesia , Philipines…, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện trao đổi giảng viên sinh viên nâng cao chuyên môn và năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học. Ngoài các chương trình thực tập, trung tâm cần tuyển chương trình giao lưu văn hóa giữa các trường đại học trong khu vực, nhà trường còn chú trọng các chương trình học bổng có giá trị dành cho sinh viên. Gần đây nhất có thể kể đến thành tích của 4 bạn, Đoàn Ngọc Thanh và Diễm Linh, Văn Trường và Linh Nhi thuộc khối ngành xét nghiệm y học và Điều dưỡng Tro choi đánh bài đã xuất sắc nhận được học bổng tại Khoa Y, Đại học Muhammadiyah Sumatera Utara ( UMSU), Indonesia với để tài nghiên cứu căn bệnh Sốt xuất huyết và Bệnh Truyền nhiễm đây là cơ hội để các bạn sinh viên mở rộng kiến thức và học hỏi cho sinh viên từ các nước. Ngoài ra chương trình học bổng là cơ hội để sinh viên tìm hiểu về con người và văn hoá của đất nước Indonesia, về hệ thống và phương pháp giáo dục tiên tiến. Trau dồi khả năng giao tiếp tiếng Anh, kỹ năng sống, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Có thể thấy, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế, các dự án, chương trình đào tạo liên kết với đối tác nước ngoài của Nhà trường phát triển mạnh mẽ. Đến nay, trường đã đón tiếp hàng trăm lượt khách, đoàn công tác của các nước đến thăm và làm việc. Bên cạnh đó, Các đoàn đến các trường bạn trong khu vực cũng tăng trưởng không ngừng, nhà trường chủ động cử những đoàn cán bộ, giảng viên, sinh viên đi học hỏi mô hình giáo dục tiên tiến, tham gia các Hội thảo quốc tế, trao đổi giảng viên, đưa giảng viên đi đào tạo tại các nước như: Đài Loan, Thái Lan, Sing…Ngoài ra nhà trường thường xuyên mời các chuyên gia đến tư vấn nâng cao chất lượng giáo dục, cải tiến phương pháp giảng dạy cho giảng viên, các hỗ trợ đầu sách chuyên ngành quý hiếm, tài trợ các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại, chất lượng cao hướng đến thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa Nhà trường và các trường đại học, tổ chức quốc tế trong khu vực. Qua các hoạt động này, trình độ và năng lực quản lý, chuyên môn của cán bộ, giảng viên được nâng cao, cơ sở vật chất của trường phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học được bổ sung, nâng cấp đáng kể. Có thể thấy rằng Tro choi đánh bài không ngừng thay đổi đã có được những dấu ấn nhất định trong hoạt động hợp tác quốc tế và đang từng bước hoàn thiện, phát triển mạnh mẽ. Trần Hòa - CTV Truyền Thông
Xem chi tiếtViệc tích lũy quá nhiều những kiến thức sách vở “ hàn lâm” mà thiếu kỹ năng lao động, làm việc đã khiến vô số sinh viên ra trường không có khả năng tìm việc làm, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội là một trong những bức xúc lớn của chúng ta lâu nay. Nhằm góp phần giải quyết tận gốc bản chất của vấn đề, Tro choi đánh bài (DNTU) đã không ngừng tăng cường nhiều giải pháp mới cho chương trình đào tạo. Một trong những bước đột phá ấy là mời các doanh nghiệp tham gia dạy kèm kỹ năng cho sinh viên DNTU. Một số hình ảnh về các doanh nghiệp trẻ tham gia giảng dạy kỹ năng cho sinh viên DNTU Trước thềm năm học 2016 – 2017, thống nhất từ chủ trương và chỉ đạo của Ban giám hiệu, phòng Quan hệ doanh nghiệp đã chủ động mời Hội doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai cùng tham gia giảng dạy kỹ năng cho sinh viên nhà trường. Bởi chỉ có những người đang trực tiếp sử dụng lao động, những người hàng ngày tiếp xúc với các em sinh viên cầm hồ sơ đi xin việc làm mới thấy hết tường tận cái họ cần và cái các em đang thiếu là gì. Bằng kinh nghiệm và sự thành công trong công việc, các Anh/chị trong hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Đồng Nai đã hết sức nhiệt tình chia sẻ với các em những điều cần thiết để các em rèn luyện ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Với ba chuyên đề lớn: Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng làm hồ sơ xin việc và phỏng vấn, hội Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai đã thực sự mang đến cho các em nhiều nhận thức mới mẻ. Có thể nói nội dung cơ bản của ba chuyên đề nói trên cũng là những điểm thiết yếu nhất mà sinh viên đang cần đồng thời cũng là ba điểm yếu “chết người” của đại đa số HS-SV. Phần lớn HS (phổ thông) của chúng ta dều rất ngại nói trước đám đông, không biết cách trình bày một vấn đề sao cho rõ ràng, cụ thể. Việc thể hiện quan điểm, chính kiến lại càng khó hơn nữa. Chẳng cần phải tinh ý người sử dụng lao động cũng dễ dàng “đoán” ra khả năng sáng tạo trong công việc của những sinh viên này. kỹ năng giao tiếp và thuyết trình không chỉ mang lại cho các em sự tự tin, tác phong thân thiện, tư duy khoa học mà cao hơn là giúp các em biết thể hiện quan điểm, chính kiến của mình. Kỹ năng làm việc nhóm cũng là điều kiện mà HS-SV chúng ta chưa được giáo dục một cách bài bản. Đã có người nhận xét rằng: làm việc một mình, một lao động Việt Nam có thể cho năng suất bằng hai người nước ngoài nhưng hai lao động VN làm việc chung thì năng suất lại chỉ bằng một người nước ngoài. Điều đó cho thấy hiệu quả kết hợp trong lao động (khả năng làm việc nhóm) của chúng ta là vô cùng thấp. Nhiều bạn trẻ thậm chí chưa biết đến khái niệm làm việc nhóm. Trong môi trường lao động công nghiệp cũng như trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động khác, sự yếu kém trong tổ chức, điều hành dẫn đến hiệu quả lao động thấp của làm việc nhóm là điều chúng ta phải suy nghĩ. Tại sao một lao động người Việt làm việc một mình có thể hiệu quả gấp đôi một người nước ngoài nhưng khi hai người Việt làm chung với nhau thì lại chỉ bằng một người của họ? Tại sao? Phải chăng ý thức tự giác của chúng ta quá thấp? Phải chăng tính ỷ lại, tính tư hữu của chúng ta quá lớn? Tâm lý ai cũng sợ mình bị thiệt thòi, phải làm nhiều hơn người khác hoặc mình không làm có người khác làm, mình không nghĩ có người khác nghĩ đã biến ta ta thành kẻ thụ động, lắm lúc như người thừa. Học kỹ năng làm việc nhóm không chỉ học cách liên kết lao động một cách khoa học và đồng thời tạo nên ý thức mới, kỷ luật mới. Biết lao động tự giác, hiệu quả trong tập thể mà không cần giám sát, nhắc nhở nghĩa là chúng ta đã tạo nên được phẩm chất đẹp cho người lao động. Các em sinh viên của DNTU đang được giáo dục và rèn luyện điều này. Làm hồ sơ, phỏng vấn xin việc cũng là điều mà các doanh nghiệp trẻ muốn thổ lộ và chia sẻ với các bạn sinh viên. Làm sao để người tuyển dụng lao động có cảm tình ngay từ đầu khi chỉ mới cầm trên tay hồ sơ xin việc của bạn? Làm sao để ngay từ khi bước chân vào phòng phỏng vấn bạn đã để lại một ấn tượng tốt về khả năng làm việc (chứ không phải là sự hấp dẫn, thu hút về ngoại hình)? Bạn chưa nói được hay lại đã nói quá nhiều về điều mà người sử dụng lao động muốn biết? Bạn có chứng minh được năng lực thật sự của mình một cách thuyết phục ?...Tất cả những vấn đề đó đều cần có kỹ năng. Và những doanh nghiệp trẻ đã và đang đồng hành, chia sẻ với sinh viên DNTU. Bằng con đường này, chắc chắn thời gian tới sinh viên DNTU của chúng ta sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm cũng như sự thành công trong cuộc sống. Ban Nội san Khoa học
Xem chi tiết