(ĐN)-Sáng 4-5, Trường đại học công nghệ Đồng Nai phối hợp cùng Viện Khoa học xã hội Vùng Tây Nguyên (thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo: “Vận dụng quan điểm của Các Mác về vai trò cách mạng công nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.
TS.Nguyễn Duy Thụy, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Viện trưởng Viện khoa học xã hội vùng Tây Nguyên đồng chủ trì hội thảo (Ảnh: T.Anh)
Tham dự hội thảo có trên 150 đại biểu đến từ các Viện Khoa học xã hội Vùng Tây Nguyên, Viện Khoa học xã hội Vùng Trung bộ, các trường đại học trong và ngoài tỉnh.Theo nhiều đại biểu, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ ngày nay là hoàn toàn đúng với những dự báo của Các Mác hơn 100 năm trước khi “Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Các nhà khoa học nhận định, chưa bao giờ khoa học công nghệ lại tác động sâu sắc tới con người, nhận thức xã hội, sự phát triển của mỗi quốc gia như ngày nay.
Các đại biểu thảo luận tại hội thảo (Ảnh: N.Huy)
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự phát triển đột phá mạnh mẽ, mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức với rất cả các quốc gia trên thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cơ hội lớn giúp con người tiếp cận luồng kiến thức phong phú, làm giàu giá trị tri thức cho bản thân. Các quốc gia có cơ hội tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, internet, robot, tạo ra những thay đổi lớn trong cuộc sống con người, đẩy nhanh tốc độ phát triển. Tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra khoảng cách lớn về trình độ phát triển của các quốc gia.
Các đại biểu cho rằng, các trường đại học cần phải đổi mới hình thức đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dựng những thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào thực tiễn đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra nguồn nhân lực có đầy đủ nhận thức, trình độ và kỹ năng đáp ứng cho sự phát triển của đất nước hiện nay.
Nguồn:
Công Nghĩa (Baodongnai.com.vn)
(ĐN) - Phát biểu với trên 400 cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường đại học công nghệ Đồng Nai vào ngày 11-4, đồng chí Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao về sự đầu tư và phát triển hiện đại của trường. Đồng chí Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy trao đổi với đoàn viện nghiên cứu Vật lý và công nghệ Hàn Quốc đến hợp tác với trường Theo đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, nhà trường không chỉ có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, mà đa số đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường có trình độ thạc sĩ trở lên, đặc biệt là 100% giảng viên của trường là giáo viên cơ hữu. Đồng chí bày tỏ sự hài lòng, vì trường đã có nhiều nỗ lực trong việc mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng hợp tác với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo và tìm đầu ra cho sinh viên ở nhiều ngành mà tỉnh đang cần. Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Khuyến nằm trong Trường đại học công nghệ Đồng Nai chào đón Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường tới thăm Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mong muốn mỗi sinh viên của trường cần tận dụng cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên có chất lượng tốt để không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ, đặc biệt là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ngoại ngữ,… để có thể hội nhập với nền kinh tế quốc tế, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và cơ hội của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đồng chí căn dặn sinh viên nhà trường phải tu dưỡng và nâng cao ý thức chính trị tư tưởng, tránh những thói hư tật xấu, nhất là phải nêu cao tinh thần yêu nước và trách nhiệm trước sự phát triển của đất nước. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phát biểu với cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường đại học công nghệ Đồng Nai Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Trường đại học công nghệ Đồng Nai phát triển ngày càng lớn mạnh. Đồng thời, tỉnh đặt hàng để nhà trường đào tạo và cung cấp cho địa phương đội ngũ kỹ sư, cử nhân trong lĩnh vực công nghệ, kinh tế, ngoại ngữ, chăm sóc sức khỏe giỏi. Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học công nghệ Đồng Nai cho biết, nhà trường đã và đang nỗ lực xây dựng thành công trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên của tỉnh và của đất nước. Mọi lợi nhuận thu được đều được tái đầu tư lại cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Hiệu trưởng Phan Ngọc Sơn cam kết sẽ đào tạo và cung ứng đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ lao động có trình độ cao cho tỉnh. Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học công nghệ Đồng Nai tặng hoa cảm ơn Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp Trước đó, đồng chí Nguyễn Phú Cường, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh cũng đã đến tham quan hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường, trong đó có thư viện tích hợp, khu thực hành công nghệ, tòa nhà tích hợp, ký túc xá, khu thể thao sinh viên… được đầu tư hiện đại hướng tới đạt chuẩn trình độ các trường đại học trong khu vực. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã gặp gỡ, trao đổi với các đối tác quốc tế đang có các hoạt động trao đổi hợp tác với Trường đại học công nghệ Đồng Nai. //www.baodongnai.com.vn/tintuc/201704/dat-hang-dao-tao-nhan-luc-voi-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-2799143/index.htm Nguồn: //www.baodongnai.com.vn
Xem chi tiếtĐó là phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Cường - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trong chuyến tham quan và nói chuyện với hơn 400 cán bộ giáo viên và sinh viên Tro choi đánh bài ngày 11-4. Bí thư Nguyễn Phú Cường bày tỏ sự vui mừng trước sự phát triển của Nhà trường cụ thể là trong việc đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ có chất lượng cao, xây dựng môi trường đào tạo chuyên nghiệp, phương pháp giảng dạy tiên tiến và đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường nói chuyện với cán bộ giảng viên, sinh viên Tro choi đánh bài Bí thư cho biết, lãnh đạo tỉnh đặt hàng nhà trường đào tạo đội ngũ kỹ sư trình độ cao, nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là trên 2 lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, hiện đại Đồng chí Bí thư cũng ân cần dặn dò, sinh viên Tro choi đánh bài cần tu dưỡng ý thức chính trị, nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho quá trình hội nhập nhiều thách thức. Bí thư Nguyễn Phú Cường tin tưởng, với sự cố gắng không ngừng, sinh viên nhà trường sẽ thành công trong tương lai, góp phần đưa đất nước phát triển giàu đẹp. Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với cán bộ, giảng viên nhà trường Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng Nhà trường cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đổi mới, nâng tầm phát triển của nhà trường theo kịp sự phát triển chung của hệ thống trường đại học trong khu vực và cả nước, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu cầu phát triển nền công nghiệp theo hướng hiện đại của địa phương. Mọi lợi nhuận thu được sẽ tái đầu tư toàn bộ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Trước đó, lãnh đạo tỉnh cũng đã tham quan cơ sở vật chất của Nhà trường như: hệ thống thư viện, khu thực hành, ký túc xá sinh viên, khu liên hợp thể thao… //dost-dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-tin.aspx?NewsID=2155&TopicID=9 Nguồn: //dost-dongnai.gov.vn
Xem chi tiếtQĐND - Tự chủ đại học được xem là "chìa khóa" phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực tiễn gần 10 năm qua cho thấy, việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, khái niệm về trao quyền tự chủ cho các trường đại học vẫn đang được quan tâm và thảo luận sôi nổi tại nhiều diễn đàn, hội thảo trong suốt thời gian qua. Không dễ mở mã ngành đào tạo Tự chủ đại học, cụ thể là tự chủ của cơ sở giáo dục đại học là một xu thế tất yếu phù hợp với giáo dục thế giới, chuyển dịch dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ mô hình đại học do Nhà nước kiểm soát sang mô hình Nhà nước giám sát chất lượng. Mục tiêu quan trọng nhất của tự chủ đại học là xóa bỏ một số “rào cản” cho các cơ sở đào tạo đại học, để từ đó khai thác tốt hơn nguồn lực bên ngoài và phát huy tối đa nội lực, nhằm tạo động lực cho các trường đại học đổi mới tư duy, nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo, thực hiện tốt sứ mệnh của các trường. Trong đó, việc cho phép các trường được tự quyết định mở ngành, chuyên ngành đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho các trường chủ động và đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội cũng như yêu cầu đào tạo của nhà trường. TS Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Tro choi đánh bài cho biết, thời gian qua, Tro choi đánh bài mở thêm một số mã ngành để tăng thêm số lượng học sinh có nhu cầu vào học và cũng đáp ứng thực tế nên nhà trường đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, kết hợp với các doanh nghiệp đầu tư thiết bị giáo dục để sinh viên có cơ hội học tập tốt hơn. Trong những năm gần đây, quy chế tuyển sinh đại học có nhiều thay đổi nên việc phát triển cũng như thu hút các sinh viên phụ thuộc vào uy tín, nhân lực giảng viên cũng như cơ sở vật chất bảo đảm của trường. Năm 2017, dự tính Tro choi đánh bài sẽ mở thêm 1-2 mã ngành mới, đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh. Sinh viên Tro choi đánh bài tư vấn cho tân sinh viên lựa chọn chuyên ngành phù hợp. Tuy nhiên, mở thêm ngành đào tạo là một việc khó khăn của nhiều trường đại học, đặc biệt là đại học ngoài công lập. GS, TS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (KD&CN) Hà Nội cho biết, để tìm đủ số giảng viên có học vị tiến sĩ (TS) cho một mã ngành xin mở là không dễ. Đã 3 năm nay, Trường Đại học KD&CN Hà Nội xin mở ngành tiếng Nhật, nhưng không thể tìm được một TS ngôn ngữ Nhật nên vẫn chưa mở mã ngành, mặc dù nhu cầu người học khá lớn. Bên cạnh đó, thủ tục để mở mã ngành vẫn còn nhiều phức tạp. Phải xác định đúng nhu cầu của xã hội Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường đại học công lập đầu tiên thí điểm tự chủ đại học. Theo đó, nhà trường tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính, chính sách, học bổng, đầu tư... Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, PGS, TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, mỗi cơ sở giáo dục đại học có một sứ mệnh riêng. Tùy theo mức độ từng trường có thể mở thêm nhiều ngành mới. Tuy nhiên, giáo dục đại học cũng phải tuân theo quy luật thị trường, tức là các trường khi mở mã ngành mới phải đáp ứng nhu cầu của xã hội, của đối tượng học. Nhưng thực tế cho thấy, không phải trường nào cũng xác định đúng nhu cầu thị trường, nhiều trường mở ngành nhưng không có người học. Bên cạnh đó, sản phẩm tạo ra muốn thành công còn phụ thuộc vào chất lượng, bao gồm chất lượng đội ngũ giảng viên, phương pháp giảng dạy, chất lượng đầu vào, cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình đào tạo và cuối cùng là chi phí theo học ngành đó. Đây chính là khó khăn của các trường công lập khi thực hiện tự chủ đại học. Khi tự chủ toàn diện, Nhà nước không hỗ trợ kinh phí cho các trường. Bởi vậy bắt buộc các trường phải tăng học phí, làm ảnh hưởng đến nguồn tuyển sinh. Vì vậy, theo PGS, TS Hoàng Minh Sơn, để có thể tự chủ hoàn toàn, các trường cần phải xây dựng chế độ, chính sách học bổng hợp lý, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên để thu hút người học; tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy. PGS, TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học và cao đẳng Việt Nam cho rằng, bên cạnh việc xác định rõ nhu cầu xã hội, việc mở mã ngành đào tạo còn phụ thuộc vào năng lực của các trường. Nhược điểm của các trường công lập hiện nay là "dựa dẫm" vào nguồn tài chính của Nhà nước. Thế nên, tự chủ đại học mới tạo nên sự năng động cho các cơ sở giáo dục công lập, tạo sự công bằng, xóa bỏ phân biệt đối xử giữa trường công lập và ngoài công lập. Thực tế, thành công của các trường ngoài công lập và 15 trường công lập trực thuộc các bộ, ngành Trung ương thí điểm tự chủ đại học giai đoạn 2015-2017 là kết quả minh chứng cho điều này. Tuy nhiên, theo PGS, TS Trần Xuân Nhĩ, tự chủ đại học không phải là Nhà nước “thả nổi” các trường muốn làm gì thì làm, mà vẫn phải trong một khuôn phép nhất định. Vì vậy, PGS, TS Trần Xuân Nhĩ đề xuất, về phía các trường, cần phải có kế hoạch phấn đấu để đạt được các tiêu chí tự chủ mà Nhà nước đã đề ra. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần phải có đề án hợp lý để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường vươn lên đạt được các tiêu chí đó, nhằm mục tiêu đưa sự nghiệp giáo dục-đào tạo phát triển mạnh mẽ hơn. Tại hội nghị về giáo dục đầu năm 2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tự chủ đại học không có nghĩa là Nhà nước buông lỏng quản lý. Tự chủ tại các trường đại học là phải gắn với trách nhiệm giải trình, kiểm định công khai và chặt chẽ, nếu cần xử phạt nặng hơn. “Trường đại học tự chủ là con đường tất yếu phải làm, không vội vàng nhưng cần khẩn trương, quyết liệt với quan điểm lớn nhất là nâng cao chất lượng đào tạo”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh. Viết bài văn nêu cảm nhận của em về nhân vật lão Hạc Nguồn: //www.qdnd.vn/
Xem chi tiết(ĐN)- Sáng 29-9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh đã tiếp đoàn công tác của Trung tâm hỗ trợ du học sinh quốc tế tỉnh Nagasaki (Nhật Bản) để trao đổi việc tiếp nhận sinh viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai du học tại Nhật Bản. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh đã tiếp đoàn công tác của Trung tâm hỗ trợ du học sinh quốc tế tỉnh Nagasaki Theo đó, 2 bên đã thống nhất, Trung tâm hỗ trợ du học sinh quốc tế tỉnh Nagasaki sẽ tiếp nhận sinh viên của các trường đại học: Lạc Hồng, Đồng Nai, Công nghệ Đồng Nai đến du học tại tỉnh Nagasaki. Sau buổi làm việc này, Trung tâm sẽ ký kết với từng trường đại học của Đồng Nai. Trung tâm hỗ trợ du học sinh quốc tế tỉnh Nagasaki là tổ chức được thành lập có sự tham gia của 11 trường đại học và 15 doanh nghiệp của tỉnh này. Từ tháng 4- 2017, trung tâm bắt đầu thực hiện dự án giáo dục nhân tài, chuyển giao công nghệ, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài; thông qua sự liên kết giữa các trường đại học, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước của các nước để đào tào nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp. Trường đại học Nagasaki là một trong những trường có thế mạnh về ngành y, điện tử, công nghệ thông tin, nước thải, phóng xạ. nguồn: //baodongnai.com.vn/tintuc/201709/se-tiep-nhan-sinh-vien-dong-nai-du-hoc-tai-nhat-ban-2847994/ Hằng- Sen(baodongnai.com.vn)
Xem chi tiết(Dân trí) - Mặc dù chưa có Quy chế tuyển sinh 2017 nhưng để đáp ứng nhu cầu của học sinh, để học sinh định hướng năng lực của mình trước khi chọn ngành học, ngày 8/1/2017, trường Đại học công nghệ Đồng Nai đã tổ chức ngày hội tuyển sinh với tên gọi "DNTU open day". Học sinh tới dự ngày hội Tư vấn tuyển sinh Ngày hội tuyển sinh tư vấn nghề nghiệp với sự tham dự của 1.672 bạn học sinh, đến từ 10 trường THPT trên địa bàn thành phố Biên Hoà. Ngày hội chính là dịp để các thí sinh được trực tiếp gặp cán bộ tuyển sinh của trường đại học mà mình dự kiến đăng ký, tư vấn về ngành nghề, về phương án xét tuyển, về cơ hội nghề nghiệp… Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để trường được trực tiếp gặp gỡ thí sinh, được giới thiệu về trường, ngành đào tạo và được lắng nghe những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh về chọn ngành. Chia sẻ với phóng viên tại ngày hội tuyển sinh của trường – Tiến sĩ Phan Tiến Sơn, Hiệu trưởng Đại học công nghệ Đồng Nai cho biết, thống kê của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH, quý 1 năm 2016, cả nước có khoảng 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Một trong những nguyên nhân là do thiếu định hướng nghề nghiệp hoặc định hướng nghề nghiệp bị sai lệch ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, trường đại học công nghệ Đồng Nai hàng năm tổ chức ngày hội tư vấn nghề nghiệp và định vị bản thân cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chúng tôi đã đặt mục tiêu không chỉ giúp cho các bạn học sinh THPT trong tỉnh Đồng Nai mà còn nhiều tỉnh khác trong cả nước. Giải đáp băn khoăn về việc chọn ngành của thí sinh, ngành nào hot, dễ xin việc trong thời gian này, ông Sơn cho hay, chương trình đào tạo của nhà trường luôn hướng tới nhu cầu của doanh nghiệp, dạy những gì doanh nghiệp cần, đào tạo mang tính thực tế, đưa sinh viên và giảng viên đến học tại doanh nghiệp để thực tế hóa kiến thức và ứng dụng các kiến thức được học vào thực tế. Một trong những thế mạnh của trường đó là đã kết nối được hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Nai, mà có đến hơn 80% là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cùng đồng hành với các hoạt động đào tạo của nhà trường. Thầy giáo Nguyễn Văn Huy - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh trường đại học công nghệ Đồng Nai khẳng định đây là hoạt động thường xuyên của trường. Thông qua những buổi tư vấn như thế này sẽ giúp cho học sinh các em học sinh cấp 3 có được những kiến thức nhất định về các ngành nghề và phương thức đào tạo của trường. Học sinh có thể đưa ra những câu hỏi và chính các doanh nghiệp sẽ có lời giải đáp cho các em nên lựa chọn ngành nghề gì cho phù hợp với sự phát triển cũng như nhu cầu của doanh nghiệp. Và cũng chính các doanh nghiệp sẽ có thêm ý kiến đóng góp với nhà trường về các ngành nghề đào tạo. Ngày hội tư vấn tuyển sinh sẽ được tổ chức vào chủ nhật hàng tuần tại Tro choi đánh bài , với học sinh của 60 trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, và dự kiến kết thúc vào ngày 19/3/2017. Nguồn: //tuyensinh.dantri.com.vn/
Xem chi tiếtVới sự phối hợp giữa Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) và các doanh nghiệp đồng hành, Nhà trường đã đẩy mạnh hoạt động cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp bằng việc đào tạo những ngành học có nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, phối hợp đào tạo chuyên môn và kỹ năng thực tế tại doanh nghiệp (theo chuyên môn chuyên ngành) và đặc biệt thành lập Quỹ khuyến học và khởi nghiệp DNTU để hỗ trợ tiếp sức đến trường cho sinh viên theo học và cũng tạo động lực để sinh viên tập trung học tập đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài nguồn Quỹ khuyến học và khởi nghiệp được các doanh nghiệp đồng hành, DNTU và các bên liên quan đóng góp, Nhà trường còn nhận được nhiều nguồn đặt hàng sinh viên tốt nghiệp của các chuyên ngành đang đào tạo tại trường, đặc biệt năm 2020, DNTU nhận được yêu cầu đặt hàng và hỗ trợ học bổng khuyến học từ doanh nghiệp cho các chuyên ngành từ 20% mức học phí đến 50% mức học phí của 1 năm đầu hoặc cả chương trình học trong 4 năm tại DNTU. Đây là một “cú hích” khởi nghiệp cho các bạn học sinh và sinh viên muốn được học tập và thay đổi bản thân khi được sự tiếp sức, chăm chút của doanh nghiệp, của DNTU. Mục tiêu của các chương trình nhằm hỗ trợ tiếp sức đến trường và khuyến học để tạo ra nguồn nhân lực theo yêu cầu của các doanh nghiệp đang cần lao động có trình độ đại học để đáp ứng sự phát triển ổn định và lâu dài. Các chương trình khuyến học trên mang tính cộng đồng cao vì hướng đến mong muốn của người học là được tạo điều kiện về tài chính từ nguồn quỹ của doanh nghiệp để học tập và đực biệt sau khi được đảm bảo làm việc cho các doanh nghiệp, và chương trình cũng hướng đến doanh nghiệp để cùng đồng hành với doanh nghiệp đào tạo ra nguồn nhân lực cho chính các doanh nghiệp đồng hành cùng DNTU. Ngoài 4 chương trình trên, DNTU còn có các chương trình khuyến học, tặng học bổng khác như: Hỗ trợ 20% HP các năm học cho các sinh viên là anh chị em ruột, có cùng hộ khẩu hoặc tặng học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên có học lực xuất sắc, giỏi… Phòng Truyền thông - DNTU
Xem chi tiết(ĐN)- Theo quyết định của UBND tỉnh về việc bổ sung, sửa đổi quy hoạch mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh, các vùng lân cận giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng phát triển sau năm 2020, tuyến xe buýt số 1 (từ Trường đại học công nghệ Đồng Nai đến Bến xe ngã tư Vũng Tàu sẽ đi ngang qua cù lao Phố (xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa). Một xe buýt đang dừng đón khách trên đường Cách Mạng tháng 8, TP. Biên Hòa (ảnh minh họa). Đầu tuyến số 1 đặt tại Trường đại học công nghệ Đồng Nai (đường Nguyễn Khuyến, phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa) qua các đường Bùi Trọng Nghĩa - Đồng Khởi - Nguyễn Ái Quốc - Dương Tử Giang - Phan Trung - Phạm Văn Thuận - 30 tháng 4 - Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Thành Phương - Đặng Văn Trơn - cầu An Hảo - đường số 11 và điểm cuối là Bến xe ngã tư Vũng Tàu. Xe không đi theo lộ trình từ đường Phạm Văn Thuận - Trần Quốc Toản - Hàn Thuyên nối vào đường số 4 (Khu công nghiệp Biên Hòa 1), đến ngã tư bồn nước, chạy theo đường 2A (Khu công nghiệp Biên Hòa 2) như quy hoạch trước đây. Tuyến xe buýt này đang trong giai đoạn đấu thầu chọn nhà đầu tư. Sở Giao thông - vận tải sẽ chọn các nhà đầu tư có năng lực và ưu tiên cho loại xe sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên nén (CNG). Nguồn: //baodongnai.com.vn/tintuc/201709/tuyen-xe-buyt-so-1-se-di-ngang-qua-cu-lao-pho-cau-an-hao-2844303/ Khắc Giới (Báo dongnai.com.vn)
Xem chi tiếtNgày 21/05/2019, Đoàn công tác Tro choi đánh bài do TS. Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng làm trưởng đoàn, cùng đi có TS. Phạm Đình Sắc – Trưởng Phòng Đào tạo - Khảo thí; cán bộ, giảng viên các Phòng: Truyền thông, Quản lý khoa học – Chuyển giao công nghệ; Khoa Ngoại ngữ đã đến làm việc với Trường Đại học Hùng Vương về việc phối hợp tổ chức triển khai mô hình dạy học E-Learning. Toàn cảnh buổi làm việc Tiếp và làm việc với Đoàn có TS. Trịnh Thế Truyền – Bí Thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; Các đồng chí trong Ban Giám hiệu; Lãnh đạo các Khoa, Phòng, Trung tâm và các cán bộ, giảng viên các Khoa chuyên môn. Phát biểu tại buổi làm việc, TS. Trịnh Thế Truyền – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh, chương trình hợp tác giữa hai Trường giai đoạn 2018-2023 bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan. Qua buổi làm việc, cán bộ, giảng viên Nhà trường sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và định hướng triển khai mô hình dạy học trực tuyến. Đồng thời, hy vọng trong thời gian tới, những nội dung hợp tác giữa hai trường sẽ được triển khai mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả, góp phần đưa Trường Đại học Hùng Vương trở thành Trường Đại học theo định hướng ứng dụng, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Thọ và khu vực trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. TS. Trịnh Thế Truyền – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại Học Hùng Vương phát biểu tại buổi làm việc Trong bài phát biểu tại buổi làm việc, TS. Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng Tro choi đánh bài cho rằng, trước bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng và trước những thời cơ, thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hùng Vương phải tiếp tục có những giải pháp thay đổi tư duy, nắm bắt cơ hội, nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện vào giảng dạy, quản lý; chuyên nghiệp hóa các hoạt động trong Nhà trường. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy trực tuyến sẽ có nhiều tiện ích, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động giảng dạy, rút ngắn được thời gian đào tạo sinh viên trong nhà trường. Trong lĩnh vực này, Tro choi đánh bài đã và đang thực hiện rất hiệu quả, được sinh viên và xã hội đánh giá cao, trong thời gian tới Nhà trường sẽ hỗ trợ, phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương triển khai mô hình dạy học E-Learning, góp phần hiện thực hóa những nội dung hợp tác đã ký kết giữa hai trường. TS. Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng Tro choi đánh bài chia sẻ ý kiến Tại buổi làm việc, ThS. Lê Chân Thiện Tâm – Trưởng ban Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai đã trình bày về mô hình giảng dạy trực tuyến mà Trường ĐH Đồng Nai đang áp dụng dựa trên nền tảng LMS, hệ thống tương tác trực tuyến và sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ người học. So với mô hình dạy học truyền thống, E-Learning thể hiện tính ưu việt bởi nguồn học liệu điện tử vô cùng phong phú (bao gồm: Sách điện tử -Ebook; Bài giảng điện tử; Bộ câu hỏi ôn tập và phần kiểm tra đánh giá quá trình tự học của sinh viên…) do chính những giảng viên trực tiếp giảng dạy xây dựng, được tích hợp trên môi trường công nghệ Internet đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Đặc biệt, bằng mô hình trí tuệ nhân tạo, giảng viên thiết kế các kịch bản, tình huống, những câu hỏi sinh viên thường hay thắc mắc, từ đó xây dựng theo chủ đề, từ khóa và cài đặt vào hệ thống trả lời tự động giúp sinh viên tra cứu nhanh và giảng viên không cần online để trả lời trực tiếp. Việc Sử dụng các bài giảng trực tuyến đem lại nhiều tiện ích: Thời khóa biểu linh hoạt thuận tiện cho người học, dễ dàng trong việc tìm kiếm tài liệu, tăng cơ hội tương tác và tiết kiệm chi phí,… ThS. Lê Chân Thiện Tâm – Trưởng ban Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai chia sẻ về mô hình giảng dạy trực tuyến Tiếp đó, ThS. Huỳnh Như Yến Nhi – Phó Trưởng Khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghệ Đồng Nai đã trình bày mô hình vận hành E-Learning của bộ môn tiếng Anh bao gồm 6 bước: 1) Giảng viên xây dựng lịch giảng dạy chi tiết, 2) Xây dựng E-Learning trên LMS, 3) Cập nhật nguồn tài liệu học tập, 4) Tương tác giữa sinh viên và giảng viên trên LMS, 5) Kiểm tra, đánh giá sinh viên, 6) Trao đổi trực tuyến trên hệ thống Cisco Webex. ThS. Huỳnh Như Yến Nhi – Phó Trưởng Khoa Ngoại ngữ, Đại học Công nghệ Đồng Nai trình bày mô hình vận hành E-Learning của bộ môn tiếng Anh Tại buổi làm việc, cán bộ, giảng viên của hai trường đã sôi nổi thảo luận về kết nối ứng dụng E-Learning giữa các trường Đại học hiện nay và những khó khăn khi thực hiện chương trình giảng dạy trực tuyến và đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả lớp học, tăng độ tương tác giữa giảng viên và sinh viên, nhóm sinh viên; đảm bảo cho sinh viên có thể tiếp cận đầy đủ được các nguồn học liệu lưu trữ trên hệ thống, đặc biệt là hoạt động quản lý sinh viên khi tham gia các lớp học trực tuyến. Cán bộ, giảng viên 2 trường trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc Kết thúc buổi làm việc, TS. Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai một lần nữa khẳng định giảng dạy trực tuyến đang là một xu thế tất yếu của nền giáo dục hiện đại, điều này đòi hỏi cơ sở giáo dục cần có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của E-learning; cán bộ, giảng viên phải quyết tâm cao trong việc chuyển giao giữa dạy học truyền thống và giảng dạy trực tuyến. Thời gian tới, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai sẽ hợp tác và hỗ trợ tối đa, đồng bộ các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho dạy học E-learning. Đồng thời, phía Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai sẽ tiến hành chuyển giao chương trình dạy học trực tuyến các bộ môn: Kinh tế, Công nghệ thông tin, Du lịch, Ngoại ngữ cho 5 trường: ĐH Thủ Dầu Một –Tp.HCM, ĐH Mỏ Địa Chất, ĐH Đông Á – Đà Nẵng, ĐH Công nghệ Đồng Nai, ĐH Hùng Vương, đồng thời tiến tới hợp tác trong lĩnh vực E-Learning, trao đổi giảng viên và sinh viên. Cán bộ, giảng viên Nhà trường chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn công tác Kết thúc buổi làm việc, hai bên có sự thống nhất cao về các nội dung sẽ triển khai hợp tác về công tác đào tạo, giảng dạy trực tuyến. Hi vọng rằng, sự phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thời đại công nghệ số hiện nay. Nguồn: Đại Học Hùng Vương
Xem chi tiếtTro choi đánh bài chiêu sinh lớp bồi dưỡng kiến thức Nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch (Quốc tế/Nội địa) theo chương trình của Tổng cục Du lịch như sau: 1. Thời gian đào tạo: 02 tháng. 2. Thời hạn đăng ký lớp học: đến hết ngày 15/05/2023. Link đăng ký: //docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfVUhVcqu0B7TUXBxXN_wr4Wxf7aLhKmr9Zo-lJFOOqw_E2vg/viewform 3. Thời gian và địa điểm học: - Thời gian học: Các buổi tối Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần. - Địa điểm học: Tro choi đánh bài , Đường Nguyễn Khuyến, Khu phố 5, Phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. - Hình thức: Kết hợp Online và Offline. 4. Học phí: - Sinh viên, cựu SV DNTU ngành QTDVDL&LH và ngành NN Anh: + Lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa: 1.500.000đ/ người. + Lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế: 2.000.000đ/ người. - CBGVNV và Sinh viên DNTU ngành khác: + Lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa: 2.000.000đ/ người. + Lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế: 2.500.000đ/ người. - Học viên (Không phải chuyên ngành QTDVDL&LH) + Lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa: 3.000.000đ/ người. + Lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế: 3.500.000đ/ người. - Lệ phí cấp chứng chỉ: 100.000đ/chứng chỉ/học viên. Chi phí Thực tế nghề nghiệp và thực hành nghề do học viên tự túc, nhưng không vượt quá 70% chi phí khóa học. 5. Hồ sơ đăng ký học gồm có: - Phiếu đăng ký học (nhận tại văn phòng Trung tâm Tích hợp): 01 bản; - Ảnh (cỡ 3x4): 04 ảnh (ghi họ tên, ngày sinh vào mặt sau ảnh); - 01 Bản sao bằng tốt nghiệp (Công chứng); - 01 bản sao CMND/CCCD (Công chứng). 6. Chương trình đào tạo: (theo chương trình của Tổng cục Du lịch) 7. Chứng chỉ: - Sau khi hoàn thành khóa học, dự thi đạt yêu cầu học viên được Tro choi đánh bài cấp chứng chỉ theo quy định của Tổng cục Du lịch. - Chứng chỉ có giá trị đổi thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch nội địa/quốc tế trên toàn quốc. 8. Địa điểm liên hệ và nhận hồ sơ: Trung tâm Tích hợp - Tro choi đánh bài , đường Nguyễn Khuyến, Khu phố 5, Phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Điện thoại tư vấn: 0901613868 (Thầy Thuật) – 0947272965 (Thầy Thanh). PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết