Tro choi đánh bài - Game bắn cá Online

Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên DNTU khi doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo

15:51 17/05/2016 - lượt xem: 821

Việc tích lũy quá nhiều những kiến thức sách vở “ hàn lâm” mà thiếu kỹ năng lao động, làm việc đã khiến vô số sinh viên ra trường không có khả năng tìm việc làm, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội là một trong những bức xúc lớn của chúng ta lâu nay. Nhằm góp phần giải quyết tận gốc bản chất của vấn đề, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) đã không ngừng tăng cường nhiều giải pháp mới cho chương trình đào tạo. Một trong những bước đột phá ấy là mời các doanh nghiệp tham gia dạy kèm kỹ năng cho sinh viên DNTU.

Một số hình ảnh về các doanh nghiệp trẻ tham gia giảng dạy kỹ năng cho sinh viên DNTU

Một số hình ảnh về các doanh nghiệp trẻ tham gia giảng dạy kỹ năng cho sinh viên DNTU

Một số hình ảnh về các doanh nghiệp trẻ tham gia giảng dạy kỹ năng cho sinh viên DNTU

Trước thềm năm học 2016 – 2017, thống nhất từ chủ trương và chỉ đạo của Ban giám hiệu, phòng Quan hệ doanh nghiệp đã chủ động mời Hội doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai cùng tham gia giảng dạy kỹ năng cho sinh viên nhà trường. Bởi chỉ có những người đang trực tiếp sử dụng lao động, những người hàng ngày tiếp xúc với các em sinh viên cầm hồ sơ đi xin việc làm mới thấy hết tường tận cái họ cần và cái các em đang thiếu là gì. Bằng kinh nghiệm và sự thành công trong công việc, các Anh/chị trong hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Đồng Nai đã hết sức nhiệt tình chia sẻ với các em những điều cần thiết để các em rèn luyện ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Với ba chuyên đề lớn: Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng làm hồ sơ xin việc và phỏng vấn, hội Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai đã thực sự mang đến cho các em nhiều nhận thức mới mẻ. Có thể nói nội dung cơ bản của ba chuyên đề nói trên cũng là những điểm thiết yếu nhất mà sinh viên đang cần đồng thời cũng là ba điểm yếu “chết người” của đại đa số HS-SV.

Phần lớn HS (phổ thông) của chúng ta dều rất ngại nói trước đám đông, không biết cách trình bày một vấn đề sao cho rõ ràng, cụ thể. Việc thể hiện quan điểm, chính kiến lại càng khó hơn nữa. Chẳng cần phải tinh ý người sử dụng lao động cũng dễ dàng “đoán” ra khả năng sáng tạo trong công việc của những sinh viên này. kỹ năng giao tiếp và thuyết trình không chỉ mang lại cho các em sự tự tin, tác phong thân thiện, tư duy khoa học mà cao hơn là giúp các em biết thể hiện quan điểm, chính kiến của mình. Kỹ năng làm việc nhóm cũng là điều kiện mà HS-SV chúng ta chưa được giáo dục một cách bài bản. Đã có người nhận xét rằng: làm việc một mình, một lao động Việt Nam có thể cho năng suất bằng hai người nước ngoài nhưng hai lao động VN làm việc chung thì năng suất lại chỉ bằng một người nước ngoài. Điều đó cho thấy hiệu quả kết hợp trong lao động (khả năng làm việc nhóm) của chúng ta là vô cùng thấp. Nhiều bạn trẻ thậm chí chưa biết đến khái niệm làm việc nhóm. Trong môi trường lao động công nghiệp cũng như trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động khác, sự yếu kém trong tổ chức, điều hành dẫn đến hiệu quả lao động thấp của làm việc nhóm là điều chúng ta phải suy nghĩ. Tại sao một lao động người Việt làm việc một mình có thể hiệu quả gấp đôi một người nước ngoài nhưng khi hai người Việt làm chung với nhau thì lại chỉ bằng một người của họ? Tại sao? Phải chăng ý thức tự giác của chúng ta quá thấp? Phải chăng tính ỷ lại, tính tư hữu của chúng ta quá lớn? Tâm lý ai cũng sợ mình bị thiệt thòi, phải làm nhiều hơn người khác hoặc mình không làm có người khác làm, mình không nghĩ có người khác nghĩ đã biến ta ta thành kẻ thụ động, lắm lúc như người thừa. Học kỹ năng làm việc nhóm không chỉ học cách liên kết lao động một cách khoa học và đồng thời tạo nên ý thức mới, kỷ luật mới. Biết lao động tự giác, hiệu quả trong tập thể mà không cần giám sát, nhắc nhở nghĩa là chúng ta đã tạo nên được phẩm chất đẹp cho người lao động. Các em sinh viên của DNTU đang được giáo dục và rèn luyện điều này.

Làm hồ sơ, phỏng vấn xin việc cũng là điều mà các doanh nghiệp trẻ muốn thổ lộ và chia sẻ với các bạn sinh viên. Làm sao để người tuyển dụng lao động có cảm tình ngay từ đầu khi chỉ mới cầm trên tay hồ sơ xin việc của bạn? Làm sao để ngay từ khi bước chân vào phòng phỏng vấn bạn đã để lại một ấn tượng tốt về khả năng làm việc (chứ không phải là sự hấp dẫn, thu hút về ngoại hình)? Bạn chưa nói được hay lại đã nói quá nhiều về điều mà người sử dụng lao động muốn biết? Bạn có chứng minh được năng lực thật sự của mình một cách thuyết phục ?...Tất cả những vấn đề đó đều cần có kỹ năng. Và những doanh nghiệp trẻ đã và đang đồng hành, chia sẻ với sinh viên DNTU. Bằng con đường này, chắc chắn thời gian tới sinh viên DNTU của chúng ta sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm cũng như sự thành công trong cuộc sống.

Ban Nội san Khoa học

Nhiều cơ hội hơn khi có bằng đại học

Bằng đại học là một tiêu chuẩn “cứng” cho các ứng cử viên khi đi xin việc làm. Người có tấm bằng đại học chính là những người đã được đào tạo chuyên môn bài bản qua trường lớp, có thể tìm được việc làm tốt hơn và có cuộc sống tốt hơn.  Khi bạn không có bằng đại học thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gian nan trong quá trình xin việc, bởi vì không đáp ứng được những tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. như là một hành trang cần thiết, đảm bảo đủ chất lượng cho bạn trước khí tìm kiếm một công việc phù hợp với mình. Doanh nghiệp tham gia tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp tại Tro choi đánh bài Trong nền kinh tế thị trường, luôn đòi hỏi nguồn lao động chất lượng cao, được đào tạo bài bản, có bằng cấp. Do đó không có được những yếu tố quan trọng này sẽ là một thiệt thòi rất lớn cho bản thân. Học đại học không những là chứng nhận giá trị bản thân trên thị trường lao động, mà còn là bước đệm quan trọng giúp cho bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn so với những ứng viên có trình độ tương đương. Tấm bằng đại học không chỉ giúp bạn tìm kiếm được công việc với mức lương hấp dẫn mà nó còn giúp bạn có thêm được sự tự tin và loại bỏ mọi yếu tố áp lực về bằng cấp. đây còn là tiêu chí quan trọng giúp cho các nhà tuyển dụng có thể đánh giá được năng lực của các ứng viên mới Trung bình, những người có bằng đại học sẽ được doanh nghiệp ưu ái hơn về thu nhập.  Một trong những đối tác Nhật Bản đến tìm hiểu, hợp tác đào tạo và đặt hàng tuyển dụng nhân lực chất lượng cao tại DNTU Bằng đại học được nhiều công ty và cơ quan dùng nó để xét tuyển nên những người muốn xin việc phải học có bằng cấp. Về lý thuyết thì học đại học sẽ cung cấp nhiều kiến thức nhất so với các cấp học khác thấp hơn. Sự khác nhau ở đại học và các cấp khác thấp hơn là bạn được trang bị cả lý thuyết lẫn thực hành để có thể hiểu và làm việc tốt hơn.  Đại học cũng là nơi gặp gỡ của những người khác nhau, những người bạn mới và kinh nghiệm mới. Tất nhiên bạn cũng sẽ phạm sai lầm nhưng bạn cũng sẽ học được bài học từ chúng. Học từ sai lầm trong quá khứ sẽ làm bạn khôn ngoan và trưởng thành hơn trong tương lai. Đại học là cuộc hành trình tới đích, ở đó có cuộc sống tốt hơn. Trong cuộc hành trình này bạn sẽ đối diện với thách thức, chướng ngại và sự xao nhãng. Nhưng bạn sẽ được đền đáp xứng đáng cho sự cố gắng nỗ lực ấy. Bằng đại học là chìa khóa để sinh viên có thể rộng mở cánh cửa tương lai  Ngoài ra, ở nhiều nơi làm việc như các cơ quan nhà nước, cùng một vị trí như nhau, số năm kinh nghiệm như nhau thì những người có bằng cấp cao hơn sẽ được hưởng mức lương cao hơn. Tại trường đại học, bạn sẽ có cơ hội học tập và rèn luyện nhiều kỹ năng mềm như đàm phán, thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm... tất cả những điều đó sẽ cho bạn một sự tự tin trong xã hội rộng lớn. Ngô Thị Tuyết Lan – Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai: Trường đại học đầu tiên có không gian sáng tạo và khởi nghiệp chính thức hoạt động

Sáng ngày 16/6/2018 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) diễn ra lễ kỷ niệm 7 năm chính thức nâng cấp từ trường cao đẳng lên đại học (16/6/2011 - 16/6/2018) và khánh thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo dành cho sinh viên. TS.Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường đã trao lại Quỹ Khuyến học & Khởi nghiệp DNTU với tổng trị giá 2 tỷ  208 triệu Buổi lễ được diễn ra trang trọng và ấm cùng với sự tham gia của nhiều quan khách và nhiều doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ với nhà trường. Khiêu vũ và thể dục với nhạc là một trong những bộ môn giáo dục thể chất được Nhà trường áp dụng năm học vừa qua và được đông đảo sinh viên đón nhận Cách đây 7 năm, vào ngày 16-6 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép nâng cấp Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai lên thành Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Sự kiện này được xem là bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình phát triển không ngừng của nhà trường. nhận thấy sau 7 năm được nâng cấp thành trường đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã không ngừng có những bước đi dài và nhanh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và hội nhập quốc tế. Nhân kỷ niệm 7 năm Ngày nâng cấp trường từ cao đẳng lên đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã đưa thêm một công trình lớn vào hoạt động, đó là trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp danh cho sinh viên. Lễ khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 13 là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nhà trường, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo, phân tích, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp.  Sự phát triển của Trường Đại học Công nghệ chính là tâm huyết và khát vọng tạo dựng một ngôi trường đại học có quy mô hiện đại, giúp sinh viên tiếp cận với môi trường đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp tốt nhất.  ThS. Nguyễn Đình Thuật - Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp & Phát triển kỹ năng công bố quỹ "Sáng tạo & Khởi nghiệp DNTU" và thông qua chương trình "thực tập sinh chất lượng cao" Trong bài phát biểu ngắn gọn và đầy khí thế, TS. Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ những ấp ủ của mình cho một tương lai tươi sáng của không chỉ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai mà còn với toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. Theo đó Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã và đang dần trở thành một trường đại học ứng dụng đúng theo định hướng của nhà trường. Và sự ra đời của Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp của trường không nằm ngoài mục đích tạo thêm những bước đi vững chắc và không ngừng chăm sóc tốt hơn cho sinh viên. Sau phát biểu của Hiệu trưởng nhà trường, Hội đồng quản trị và ban giám hiệu đã chính thức cắt băng khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên trước sự chứng kiến của hàng trăm khách mời, cán bộ, giảng viên và sinh viên DNTU. Ngay sau đó, hòa cùng không khí trang trọng, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có những màn trình diễn khiêu vũ, thể dục nhịp điệu đầy ngẫu hứng. Đây là bộ môn tự chọn được đổi mới trong chương trình giáo dục thể chất trong năm 2017-2018.     Các sản phẩm của sinh viên đang hướng đến sân chơi khởi nghiệp tại DNTU Như một sự khích lệ cho tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên, ngay tại buổi lễ, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã chính thức ra mắt  ban điều hành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên với tên gọi Quỹ “Ươm mầm tài năng DNTU” với tổng số tiền là trên 2,2 tỷ đồng. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã trao khen thưởng cho các cán bộ, giảng viên đã có thành tích hỗ trợ sinh viên đoạt giải tại cuộc thi “ Dầu cám gạo quốc tế 2018” và Khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai 2018”, đồng thời trao khen thưởng cho các sinh viên đoạt giải tại cuộc thi này. TS.Phan Ngọc Sơn phát biểu tại buổi lễ và công bố các giải tại cuộc thi "DNTU Photo Contest 2018" Cũng trong dịp này công bố và trao thưởng cuộc thi “DNTU Photo Contest 2018” với 10 tác phẩm được chọn từ 100 tác phẩm ấn tượng. Các bức ảnh này sẽ được đưa ra đấu giá vào dịp kỷ niệm 13 năm thành lập trường(03/10/2018) sắp đến. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông  

Xem chi tiết
DNTU đào tạo kỹ năng cho giảng viên theo đề xướng "CDIO" cho hoạt động đào tạo và cập nhật chương trình đào tạo khóa học 2020 - 2024

Vào sáng ngày 30/10/2019, tại phòng họp 3 Trung tâm Thông tin Thư viện đã diễn ra chương trình tập huấn đào tạo kỹ năng cho giảng viên nằm trong kế hoạch triển khai đề xướng CDIO cho hoạt động đào tạo và cập nhật chương trình đào tạo khóa học 2020 – 2024, phụ trách đào tạo là TS. Nguyễn Huy Hoàng – Talent Mind Education (Đại diện Nick Owen Associates, Vương Quốc Anh tại Việt Nam). Khóa đào tạo - huấn luyện được thiết kế nhằm cập nhật các phương pháp, kỹ thuật và công cụ làm việc chuyên nghiệp theo định hướng của cách tiếp cận CDIO, các chuẩn chất lượng đào tạo theo AUN-QA, ABET từng bước đào tạo sinh viên phát triển đồng bộ bao gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành năng lực làm việc. Hướng tới xây dựng mô hình đào tạo tập trung vào việc phát triển toàn diện cho sinh viên, nâng cao kỹ năng lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề, khám phá tri thức, suy nghĩ tầm hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy phán xét, và đạo đức nghề nghiệp. PHT-TS.Trần Đức Thuận phát biểu khai mạc lớp tập huấn   TS. Nguyễn Huy Hoàng – Giảng viên đào tạo cấp cao - Talent Mind Education (Đại diện Nick Owen Associates, Vương Quốc Anh tại Việt Nam) Phát biểu tại buổi khai mạc PHT-TS. Trần Đức Thuận nhấn mạnh: Mô hình CDIO (Conceive – Design - Implement - Operate) đã được áp dụng tại Tro choi đánh bài trong những năm gần đây và bước đầu đạt được những thành công nhất định. Nhận thấy chìa khóa thành công của chiến lược đào tạo theo định hướng tiếp cận CDIO là việc nâng cao kỹ năng giảng dạy của giảng viên nhằm hướng dẫn cho sinh viên những kỹ năng cá nhân, giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả, kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. Hình thành kỹ năng giao tiếp tập trung vào những tương tác cá nhân và nhóm, tài đàm phán và lãnh đạo. các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống tập trung vào hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống trong các bối cảnh doanh nghiệp, kinh doanh và xã hội. Các giảng viên đang tham gia bài tập nhóm  Tham gia hoạt động kỹ năng giao tiếp cùng TS. Nguyễn Huy Hoàng Khóa học diễn ra trong 4 ngày từ 30/10/2019 đến ngày 02/11/2019 với sự góp mặt của 30 giảng viên thuộc các chuyên ngành, thông qua khóa học giảng viên được cung cấp các kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm và quản lý nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và ứng dụng tư duy phản biện. Bên cạnh đó, giảng viên được học các kỹ năng giảng dạy cũng như các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, tư duy để giao tiếp trao đổi với sinh viên làm tiền đề cho hoạt động sinh viên sẽ được học tập theo hướng tích hợp liên môn học chứ không chỉ đơn môn như trước đây. Giảng viên trao đổi trong buổi tập huấn Giảng viên sau khi được trang bị các kỹ năng này sẽ có khả năng ứng dụng, nâng cao hiệu quả công việc trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và giúp sinh viên rèn luyện thói quen, hình thành phong cách học tập và làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của công việc thực tế tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp. Khóa học diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động kết hợp cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, kích thích tinh thần sáng tạo của các thầy, cô. Kết thúc khóa học, các giảng viên đã có những phản hồi tích cực về khóa học. Qua đây, giảng viên đã nhận thức rõ hơn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập luận kỹ thuật và giải quyết vấn đề, khám phá tri thức, suy nghĩ tầm hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy phán xét, và đạo đức nghề nghiệp. Cũng trong khóa học, giảng viên được thực hành trên lớp với chuyên gia ở những nội dung cụ thể qua từng buổi học. Sau khóa học giảng viên giảng dạy chuyên nghiệp, có kỹ năng thiết kế cấu trúc bài giảng, đánh giá năng lực sinh viên có kiến thức sử dụng hiệu quả các phương pháp, phương tiện hỗ trợ đào tạo trong quá trình giảng dạy. Hướng dẫn hoạt động nhóm hiệu quả Sau đợt tập huấn do Công ty Talent Mind Education phụ trách, mỗi giảng viên sẽ viết một bài thu hoạch ngắn gọn và súc tích, sẽ áp dụng những kỹ năng gì và tích hợp kỹ năng như thế nào vào các học phần giảng viên đang giảng dạy để đào tạo và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên đạt được mục tiêu và chuẩn đầu ra (CĐR) mỗi môn học, góp phần đạt CĐR của chương trình đào tạo (CTĐT). Nhà trường xây dựng Đề án đào tạo kỹ năng cho giảng viên toàn Trường, tổ chức các buổi tọa đàm để chia sẻ kinh nghiệm tích hợp kỹ năng vào các môn học cho giảng viên, đồng thời duy trì hoạt động này bằng việc đánh giá liên tục tính hiệu quả trong việc tích hợp kỹ năng vào môn học và CTĐT, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cải tiến cho chu trình sau và báo cáo kết quả phân tích, đánh giá cho Ban Giám hiệu theo định kỳ. Phòng Quan hệ DN & Phát triển Kỹ năng  

Xem chi tiết
Làm việc với công ty Zamil Steel về việc liên kết đào tạo lớp chất lượng cao ngành cơ khí, và tham quan thực tế công ty Saitex

Sáng ngày 01/12 Phòng Quan hệ Doanh nghiệp đã phối hợp cùng khoa Đ, ĐT, CK&XD đã làm việc với công Zamil Steel về việc liên kết đào tạo lớp chất lượng cao ngành cơ khí Công Zamil Steel chuyên cung cấp các sản phẩm thép chất lượng cao, cùng với các dịch vụ và giải pháp về thép cho khách hàng trên toàn thế giới, với môi trường làm việc chuyên nghiệp, liên tục đổi mới, tuân theo những chuẩn mực cao về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, hiện tại  Công Zamil Steel đã và đang khẳng định uy tín trên thị trường. Với nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực chất lượng,  Công ty Zamil Steel đã triển khai chương trình thực tập viên tiềm năng đến các bạn sinh viên Khoa Đ, ĐT, CK&XD Tro choi đánh bài . Các bạn sinh viên Xuất Sắc tham dự chương trình thực tập viên tiềm năng của công ty Zamil steel Sắp tới đây Nhà trường và công ty Zamil steel sẽ phối hợp triển khai mở các lớp  đào tạo chất lượng cao theo nhu cầu của doanh nghiệp, tránh lãnh phí trong công tác đào tạo lại, và đây cũng sẽ là nguồn cung ứng nhân lực chất lượng, lâu dài cho các doanh nghiệp trong tương lai Đại diện công ty Zamil Steel chia sẻ về những khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực phù hợp Cùng ngày, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp cũng đã giới thiệu sinh viên Khoa Đ, ĐT CK&XD tham gia thực tập chuyên ngành tại công ty Saitex. Sinh viên được phổ biến các yêu cầu khi thực tập tại công ty Sau buổi phỏng vấn 19 bạn sinh viên đã được đại diện công ty Saitex lựa chọn và tham gia thực tập tại công ty. cho  rằng đây sẽ là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, từ đó định hướng công việc trong tương lai sau khi tốt nghiệp. Sinh viên được giới thiệu về công ty Saitex

Xem chi tiết
Sinh viên đi thực tế tại Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA

Đi đôi với giảng dạy lý thuyết là coi trọng cơ hội thực hành cho sinh viên, đó là cam kết của Tro choi đánh bài . Chính từ cam kết này mà các khoa của Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên đi tham quan thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chuyến đi đều tạo cho sinh viên những cơ hội được học hỏi thực tế và kỹ năng cho tương lai.  Sáng ngày 16/5/2018 hơn 100 sinh viên Khoa Thực phẩm – Môi trường và Điều dưỡng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã được trực tiếp tham quan Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA. Đây là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo chất lượng cao nổi tiếng tại TP.Biên Hòa. sự nhiệt tình và cởi mở sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất của cán bộ quản lý Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA đã cung cấp cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nhiều kinh nghiệm bổ ích. Sinh viên trực tiếp tham quan dây chuyền sản xuất bánh kẹo BIBICA Trên cơ sở tham quan thực tế và trực tiếp phỏng vấn các nhân viên tham gia các quy trình sản xuất đã giúp sinh viên có thể nhận định khái quát về quy trình sản xuất, đánh giá được thuận lợi cũng như khó khăn của công việc, củng cố thêm kiến thức chuyên môn và tự tin phát triển mô hình sản xuất tương tự tại địa phương của mình.  Tại Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa BIBICA, sinh viên được trực tiếp Quản đốc nhà máy thuyết minh phân tích quy trình trình sản xuất. Ở đây, sinh viên chứng kiến cảnh công nhân tham gia các công đoạn sản xuất bánh, sản phẩm mà sau này trong quá trình thực tập sinh viên cũng sẽ làm những công việc thực tế mà công nhân đang làm. Một vài hình ảnh lưu niệm tại chuyến tham quan thực tế Chuyến đi thực tế cũng giúp sinh viên củng cố lại kiến thức về các kỹ năng thực tế, làm sinh động hơn quá trình học tập của trường. Sinh viên không còn ngồi học thụ động tại các phòng học học mà được trực tiếp đến các công ty xí nghiệp nhằm tiếp cận với quy trình công nghệ hiện đại, thực tế.  Qua chuyến đi tham quan, thực tế học tập các sinh viên trong khoa đã học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về kỹ thuật. Hơn thế, các sinh viên còn  tận mắt chứng kiến sự hăng say lao động của những người công nhân. Đại diện công ty BIBICA giới thiệu về công ty và trả lời các câu hỏi từ sinh viên Ngoài ra, chuyến tham quan thực tế là cơ hội để các bạn sinh viên thắt chặt tình đoàn kết, biết quan tâm lẫn nhau, trưởng thành hơn trong giao tiếp. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa trường và công ty, doanh nghiệp sẽ  giúp sinh viên có thay đổi về nhận thức, gắn bó hơn với nghề nghiệp, kỹ năng và trình độ nghiệp vụ. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Tro choi đánh bài ký kết hợp tác với Đại học Đà Nẵng và Doanh nghiệp: Nâng cao chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày 31/03/2022, Tro choi đánh bài tổ chức lễ ký kết hợp tác với Đại học Đà Nẵng và các doanh nghiệp, đối tác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường tham quan, thực tập và cơ hội việc làm cho sinh viên. Tham dự buổi làm việc và ký kết hợp tác có các khách mời, đại biểu: PGS.TS Lê Thành Bắc – Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng TS. Nguyễn Đức Quận – Phó Trưởng ban Đào tạo Đại học Đà Nẵng TS. Hồ Phan Hiếu – Phó Chánh văn phòng Đại học Đà Nẵng TS. Dương Minh Quân – Phó Ban công tác HSSV Đại học Đà Nẵng Ông Trần Bảo Tiến – Chuyên viên Ban Đào tạo Đại học Đà Nẵng TS. Huỳnh Hữu Hưng – Trưởng phòng CTSV, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng TS. Nguyễn Văn Giang – Phó phòng Đào tạo Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kom Tum ThS. Trần Quốc Hùng – Trưởng phòng CTSV, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ThS. Nguyễn Tấn Hoà – Trưởng phòng CTSV, Trưởng Đại học SPKT – Đại học Đà Nẵng ThS. Trần Thị Trà Vinh – Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐHCNTT&TT Việt Hàn – Đại học Đà Nẵng ThS. Nguyễn Đức Bảo – Tổ trưởng tổ CTSV, Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng Về phía các Doanh nghiệp có sự tham dự của các đại diện doanh nghiệp: Công ty TNHH On Semiconductor Việt Nam, Công ty CP Sáng tạo Vnines, Công ty Điện tử Topband Smart Đồng Nai, Công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam, Công ty TNHH Ontops, Công ty TNHH Toyota Long Thành, Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam. Phát biểu tại lễ ký kết, TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng Tro choi đánh bài cho biết, thời gian qua, Nhà trường đã hiện thực hoá chiến lược tạo ra một hệ sinh thái làm việc, học tập số và thành công trở thành trường đại học số. Các chương trình đào tạo đã và đang cung cấp đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong khu vực. Với các điểm mạnh Thái độ - Trình độ - Kỹ năng mềm – Năng lực Ngoại ngữ sinh viên DNTU ngày càng khẳng định giá trị đối với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, thầy cũng đã gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, đồng thời đánh giá cao ý nghĩa của chương trình ký kết MOU, mở ra thời kỳ hợp tác cùng phát triển đem lại lợi ích chung. TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng Tro choi đánh bài NCS. Lê Bình Mỹ - Phó trưởng phòng Đào tạo - Khảo Thí, DNTU báo cáo về chuyển đổi số trong Nhà trường Cũng tại đây, PGS.TS Lê Thành Bắc – Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng bày tỏ luôn đặc biệt coi trọng mối quan hệ hợp tác với các trường Đại học và doanh nghiệp. Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; trao đổi chuyên gia, giảng viên, sinh viên, phối hợp tổ chức các sự kiện, hội thảo. Ngoài ra, Tro choi đánh bài sẽ làm đầu mối tiếp nhận sinh viên Đại học Đà Nẵng vào khu vực Đông Nam bộ thực tập và giới thiệu việc làm; Sinh viên Đại học Đà Nẵng vào khu vực Đông Nam bộ thực tập sẽ được Tro choi đánh bài hỗ trợ đào tạo kỹ năng cần thiết trước khi gửi đến doanh nghiệp. PGS.TS Lê Thành Bắc – Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng Mục tiêu của sự hợp tác nhằm hướng tới mối quan hệ mang tính chất chiến lược của nhà trường trong việc đào tạo thực hành và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; giúp phát triển kỹ năng làm việc thực tế của sinh viên và giúp sinh viên ứng dụng kiến thức đã học một cách hiệu quả trong môi trường làm việc chuyên nghiệp do chương trình hợp tác mang lại. Đồng thời, Nhà trường sẵn sàng cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, trở thành địa điểm tin cậy giới thiệu sinh viên đã tốt nghiệp và cựu sinh viên đến ứng tuyển và làm việc tại các cơ sở của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn tuyển dụng của từng doanh nghiệp. Đại diện các Doanh nghiệp phát biểu Theo Thoả thuận hợp tác ký kết, các Doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho sinh viên Nhà trường đến kiến tập và thực tập từ năm nhất đến năm 4. Tạo điều kiện đối với các bạn sinh viên đến thực tập từ 6 tháng – 1 năm, được doanh nghiệp trả lương cũng như được đào tạo chuyên môn kỹ năng như 1 nhân viên chính thức, tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp và có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty sau khi ra trường. Tro choi đánh bài ký kết thoả thuận hợp tác với Đại học Đà Nẵng và các Doanh nghiệp đối tác Tro choi đánh bài kỳ vọng những thỏa thuận hợp tác sẽ là bước tiến lớn trong mối quan hệ hợp tác giữa DNTU và Đại học Đà Nẵng cùng cộng đồng doanh nghiệp, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên, đồng thời đóng góp những giá trị lớn lao cho sự phát triển kinh tế - xã hội. DNTU cùng các đại biểu, khách mời chụp hình lưu niệm sau buổi ký kết Một số hình ảnh tại sự kiện: Đoàn làm việc tham quan DNTU: Buổi chiều làm việc, DNTU đã đưa đoàn làm việc của Đại học Đà Nẵng thăm quan một số Công ty, Doanh nghiệp đối tác của Nhà trường Tham quan Công ty GPMI | GLOBAL POWERSPORTS MANUFACTURING INC Tham quan Công ty TNHH QUỐC TẾ FLEMING VIỆT NAM PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Tro choi đánh bài đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp năm 2022 – Nâng cao chất lượng đào tạo và việc làm cho sinh viên

Cùng sự đổi mới và phát triển không ngừng, bên cạnh việc đồng hành cùng sinh viên trong học tập, xây dựng môi trường học tập tốt nhất cho sinh viên, Tro choi đánh bài luôn đẩy mạnh việc hợp tác, kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo tìm kiếm cơ hội việc làm cho sinh viên. Với phương châm “Chung tay kiến tạo tương lai”, hiện nay,  Tro choi đánh bài đã ký kết hợp tác, kết nối với hàng trăm đơn vị, doanh nghiệp, tập đoàn uy tín như: Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Công ty TNHH Philips Việt Nam, Công ty CP Công nghiệp Chính xác Việt Nam (VPIC), Công ty CP Dongjin Việt Nam, Resort Melia Hồ Tràm, Khách sạn ibis Styles Vũng Tàu, Resort Mercure Vũng Tàu, Bệnh viện ĐHYD Shingmark, Công ty TNHH Zeder Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HD Bank),… và nhiều Doanh nghiệp, tập đoàn khác đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên nhà trường sau khi tốt nghiệp. Hợp tác đa ngành Thời gian gần đây, với việc hợp tác doanh nghiệp trong lĩnh vực kiến tập, thực tập và việc làm, Nhà trường đã có các buổi làm việc thúc đẩy ký kết hợp tác với các doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực, thắt chặt niềm tin với người học và tạo cầu nối với doanh nghiệp. Cụ thể, nhà trường mở rộng quan hệ với nhiều đơn vị thuộc những ngành: Ngoại ngữ, Quản trị kinh doanh, Lữ hành, Khách sạn, Công nghệ… DNTU làm việc và tìm hiểu hoàn cảnh làm việc, thực tập của sinh viên ngành cơ khí Công ty TNHH Ontops Việt Nam DNTU làm việc với Công ty Cổ phần YMConnection Việt Nam về việc Thực tập cho sinh viên ngành Công nghệ Phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN làm việc với Công ty CP Đô thị Amata Biên Hòa về việc hợp tác cung ứng nguồn nhân lực Làm việc với Trung tâm hội nghị tiệc cưới & nhà hàng Eros Palace - Eros Luxury về việc chuyển giao thiết bị học tập cho sinh viên ngành Nhà hàng khách sạn  Khoa Công nghệ, DNTU làm việc với Công ty Cổ Phần Sáng Tạo Vnines Làm việc với Công ty TNHH Giáo dục quốc tế Konnichiwa tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, cơ hội việc làm Tro choi đánh bài làm việc với Hiệp hội Enjin (Nhật Bản) và Công ty JIZAKA tạo điều kiện cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm đi thực tập 6 tháng đến 1 năm tại Nhật Bản Theo đại diện nhà trường chia sẻ, đại học là nơi nuôi dưỡng và sản sinh ra thế hệ trẻ tài năng, có tri thức và sẵn sàng đóng góp trí tuệ vào sự phát triển chung của xã hội. Trên cơ sở đó, nhà trường luôn tìm kiếm và duy trì kết nối với doanh nghiệp để chương trình học luôn đảm bảo tính thực tế, sinh viên có thể tìm được việc ngay sau khi tốt nghiệp. Môi trường doanh nghiệp là nơi phù hợp cho sinh viên ứng dụng kiến thức giảng đường, giúp các em rèn luyện bản lĩnh khi va chạm với áp lực công việc, qua đó tích lũy kinh nghiệm, tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường lao động hiện nay. Trong quá trình đào tạo, sinh viên được đào tạo từ chương trình đại cương đến chuyên ngành, được tham gia các chương trình kiến tập ngay từ năm nhất, sau đó thực tập ở giai đoạn năm 3, năm 4 tại các doanh nghiệp có liên kết với nhà trường và được doanh nghiệp trả lương. Do đó, người học có lợi thế vừa sớm được tiếp cận nghề nghiệp thực tế, hiểu rõ bản thân, vừa có điều kiện trở thành nhân viên chính thức khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn từ phía công ty. PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
Xây dựng đạo đức kinh doanh khi tham gia TPP

Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa là niềm vui và cũng là nỗi lo bởi cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng vô cùng lớn. Để có thể cạnh tranh thắng lợi, một đòi hỏi tất yếu mang tính quy luật là phải xây dựng đạo đức kinh doanh với một hệ thống các chuẩn mực phù hợp và đưa hệ thống đó vào cuộc sống để vươn tới những chuẩn mực toàn cầu. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh những thành tựu quan trọng, chúng ta đang gặp phải những khó khăn và tồn tại. Một trong những điều đáng quan tâm là đang có những sai lệch trong cách hiểu về khái niệm đạo đức kinh doanh của một số doanh nghiệp, doanh nhân, cơ quan quản lý và người lao động. Hầu hết đều gắn khái niệm đạo đức kinh doanh với tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Cách hiểu này đã thu hẹp đáng kể phạm vi áp dụng đạo đức kinh doanh, đồng thời làm cho ý thức về đạo đức kinh doanh khó phát huy tác dụng. Trong khi đó, thực tiễn trong và ngoài nước cho thấy, đạo đức kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành công bền vững trong kinh doanh. Phương Tây quan niệm, nhà kinh doanh muốn thành công cần phải chân thật và ngay thẳng trong kinh doanh, Việt Nam có câu “một lần bất tín thì vạn lần bất tin”. Có thể nói, chữ “tín” là chuẩn mực cao nhất của đạo đức kinh doanh ở Việt Nam. Hiểu và làm thế nào để đạt được chữ “tín” là một chuyện khó. Một giám đốc doanh nghiệp Việt Nam đã rút ra 4 kết luận thú vị xoay quanh chữ “tín”: Bản chất tâm lý của chữ tín là: lòng trung thực. Nhu cầu tâm lý của chữ tín là: sự an tâm. Nguồn gốc tâm lý của chữ tín là: sự chu đáo và chất lượng sản phẩm. Đường đi hợp lý của chữ tín là: từ nội tâm đến nội bộ và ra bên ngoài. Từ đó, ông ta nâng lên thành 4 bốn bài học kinh nghiệm cho chính mình: Nhà doanh nghiệp coi trọng chữ tín hơn cả sản nghiệp. Chữ tín là thước đo danh dự của doanh nhân và bảng hiệu của xí nghiệp. Chữ tín không phải là hàng hoá, là một sản phẩm vô hình và vô giá, tạo ra tiền vốn và của cải. Bảo toàn chữ tín tức là bảo toàn vốn, bảo toàn sản nghiệp trên mức độ an toàn. Đây cũng là sự bảo toàn đạo lý và pháp lý trong kinh doanh lành mạnh. Để xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết, cần xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh. Trung thực, giữ chữ tín, tự tôn dân tộc, phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh, năng động, sáng tạo, nhạy bén, biết chớp thời cơ trong kinh doanh... là những phẩm chất đặc biệt quan trọng. Mặt khác, đạo đức và văn hoá Việt Nam chính là cơ sở và nguồn nội lực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của lĩnh vực kinh doanh nói riêng. Nếu biết phát huy nguồn lực này một cách hiệu quả kết hợp với tận dụng tốt các nguồn ngoại lực thì giới doanh nhân nước ta có thể tạo ra một kiểu kinh doanh đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam và có trình độ quốc tế, là lợi thế trong việc giữ vững “sân nhà”, tiến tới chinh phục thị trường các nước trong khối TPP và trên toàn thế giới. TS. Bùi Quang Xuân

Xem chi tiết
Đồng hành cùng doanh nghiệp vì mục tiêu việc làm cho người ra trường – DNTU hân hoan chào đón quyền tuyển sinh tự chủ

Trước thông tin năm học mới 2017, bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bỏ điểm sàn chuẩn đầu vào và không hạn chế số lượng nguyện vọng để trao quyền cho các trường Đại học tự quyết định tuyển sinh, đào tạo, rất nhiều trường vô cùng lo lắng vì đã đến lúc bước vào trận chiến thực sự. Thí sinh sẽ chọn trường nào để học? Đã đến lúc người học sẽ không bỏ thời gian và tiền bạc để ôm những tấm bằng mà doanh nghiệp quay lưng, không có việc làm. Với lợi thế của một trường công nghệ nằm giữa trung tâm công nghiệp sát bên cạnh TP Hồ Chí Minh nhưng chi phí sinh hoạt và đào tạo thấp, đặc biệt là luôn có sự đồng hành của doanh nghiệp từ hỗ trợ việc làm khi còn đang học đến kết hợp giảng dạy, đảm bảo công việc lâu dài, Tro choi đánh bài (DNTU) luôn tự hào vì trên 90% sinh viên ra trường có việc làm. Và đó là cơ sở của sự phát triển bền vững, càng thêm cơ hội phát triển khi được quyền tuyển sinh tự chủ. Tiếp tục tinh thần đổi mới: đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp, vào lúc 8h ngày 20/12/2016 tại phòng họp 1 đã diễn ra buổi tọa đàm đánh giá cải tiến chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ đại học do khoa Điện - Điện tử - Cơ khí và Xây dựng cùng phòng Quan hệ doanh nghiệp và Đào tạo kỹ năng tổ chức. TS Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng chủ trì buổi tọa đàm. Dự buổi tọa đàm về phía nhà trường có TS Trần Đức Thuận – Phó hiệu trưởng; ThS Lưu Hồng Quân – Trưởng khoa khoa Điện - Điện tử Cơ khí và Xây dựng; ThS Nguyễn Đình Thuật - Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp và Đào tạo kỹ năng cùng rất nhiều cán bộ - giảng viên của khoa và ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Về phía các doanh nghiệp có Ông Nguyễn Đình Hùng - P Giám đốc Công ty Đô Thành; Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ - Chuyên viên đào tạo; Ông Trần Thanh Phương - Phó Giám đốc dịch vụ Công ty Hyundai Ngọc Phát; Ông Vũ Ngọc Hải - Cố vấn dịch vụ Công ty TNHH Ô tô Việt Nhật; Ông Huỳnh Quang Duy Khôi - Trợ lý giám đốc. Đây là những doanh nghiệp chuyên về lắp ráp, sửa chữa Ô tô có uy tín trên địa bàn và khu vực.  Mở đầu buổi tọa đàm, TS Trần Đức Thuận bày tỏ quan điểm của nhà trường về việc tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tại địa phương để tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo. Ông mong muốn các doanh nghiệp góp ý thật cụ thể, chân tình về chất lượng đào tạo khi tiếp nhận lao động trong đó có sinh viên của DNTU. “Sinh viên của chúng tôi cần bổ sung kiến thức, kỹ năng gì, rất mong quý vị cho biết để chúng tôi điều chỉnh, làm sao để tránh được nhiều bất cập giữa đào tạo và sử dụng như lâu nay” TS Thuận tha thiết bày tỏ. TS Trần Đức Thuận mở đầu buổi tọa đàm Sau phần phát biểu của TS Trần Đức Thuận, ThS Đỗ Sỹ Hải đã lên trình bày về mục tiêu và chương trình đào tạo của nhà trường về ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Đề cương chi tiết về chương trình đào tạo sẽ chuyển cho các doanh nghiệp. Với khung chương trình và thời lượng như vậy, rất mong được các doang nghiệp góp ý trao đổi. ThS Đỗ Sỹ Hải trình bày chương trình đào tạo của nhà trường trong tọa đàm ThS Lưu Hồng Quân - Trưởng khoa Điện - Điện tử Cơ khí và Xây dựng bổ sung: chương trình của nhà trường theo nội dung của những trường lớn và có uy tín nhưng luôn chú ý tiếp nhận ý kiến từ doanh nghiệp để điều chỉnh và có chú ý đến những đặc thù của nhà trường. Để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn, BTC đã mời các doanh nghiệp tham quan xưởng thực hành trước khi trao đổi, góp ý. Tham quan xưởng thực hành Trở lại phòng họp, ông Nguyễn Đình Hùng cho biết: BGĐ công ty Đô Thành rất quan tâm vấn đề nhân lực vì đầu vào khan hiếm, chỉ có 20-30% đạt yêu cầu. Chia sẻ một số kinh nghiệm, ông nói: kiến thức chuyên môn về các môn học là yêu cầu đầu tiên. Ví dụ: các chi tiết máy như trục khuỷu, tay dên, pít tông… thuộc cơ cấu gì. Phải nắm vững cốt lõi vấn đề mới có thể cải tiến, không nắm được nguyên lý nhiều khi chỉ điều chỉnh mò thì hết sức nguy hiểm. Không nắm được nguyên lý dễ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Ông Hùng cũng cho hay: khi phỏng vấn xin việc tôi thường hỏi: các em có kế hoạch gì để thực hiện khi đến với công ty không? Chương trình, kế hoạch đó có nằm trong học môn không? Công ty chúng tôi chỉ chuyên về lắp ráp nhưng các em chỉ muốn sửa chữa, cải tiến, như vậy là chưa tìm hiểu về công ty… Nguyễn Đình Hùng - PGĐ Công ty Đô Thành trao đổi trong tọa đàm Góp ý cho chương trình đào tạo, ông Hùng đặt vấn đề: mô hình kỹ sư sau đào tạo của nhà trường như thế nào? (Kiến thức chuyên ngành; kiến thức bổ trợ; kỹ năng; thái độ…) Theo ông: những môn học cần chú ý là: kỹ thuật đo, sức bền vật liệu và vẽ kỹ thuật. Kỹ thuật đo sai là sẽ “sai một li, đi một dặm”. Độ bền vật liệu, liên quan đến công cụ và phương tiện sử dụng, không hiểu sẽ làm hỏng chi tiết, hỏng máy. Vẽ kỹ thuật giúp cải tiến kết cấu khung gầm nhằm tăng tải trọng nâng cao hiệu quả sử dụng. Đó là kiến thức nền tảng làm cơ sở sáng tạo. Ông nhấn mạnh: kỹ sư phải là người hiểu nguyên lý chi tiết máy một cách tường tận để giúp công nhân không làm sai. Ví dụ: có những sai số là không thể chỉnh sửa, không hiểu nguyên lý, cố làm chỉ gây thêm tai họa. Ông cũng nói: nhà trường phải dạy cho các em cả những việc nhỏ như tính khoa học khi sắp xếp bố trí có quy định của một dây chuyền sản xuất. Học cách tuân thủ quy định và tính kỷ luật, nếu không sẽ thành nếp xấu khi vào doanh nghiệp. Chúng tôi nghĩ: đó là những góp ý vô cùng quý báu và thật sự chân tình. Các nội dung khác trong chương trình của nhà trường theo ông là tốt và phù hợp Trả lời câu hỏi của TS Trần Đức Thuận về yêu cầu kỹ năng và yêu cầu cụ thể về một số bộ phận trong công ty, ông Hùng cho biết thêm: phải có kỹ năng mềm nhưng yêu cầu ra sao? Ví dụ: môn tạ lỗi. Tạ lỗi mà đưa ý kiến chủ quan thì làm sai nguyên nhân, sẽ không thể khắc phục được hậu quả. Phải mô tả chính xác. Nếu thiết kế thì phải học thêm các phần mềm kỹ thuật và phải cập nhật. Nếu ở phòng quản lý chất lượng cần biết xác suất thống kê, các tiêu chuẩn ISO… Chúng tôi đang rất cần nhân sự ở những khâu đó và cũng chưa tuyển được. Ông Trần Thanh Phương- Phó Giám đốc dịch vụ Công ty Hyundai Ngọc Phát góp ý:  phải chú trọng ngoại ngữ chuyên ngành. trung tâm cần tìm nhận thấy đã có trường hợp công ty tiếp nhận sinh viên học bách khoa, rất tốt nhưng khi đọc đến thuật ngữ chuyên ngành thì không giải mã được. Lại có quan điểm: đi làm có người chỉ nên cứ ỷ i. Như thế là sai. Có những kinh nghiệm gì các em phải tích lũy từ khi thực tập, phải tự chủ động. Với xí nghiệp sửa chữa, ông cho biết: môn điện tử cơ bản rất quan trọng, phải hiểu rõ, sâu. Ông cũng mong muốn nhà trường rèn luyện kỹ năng ứng xử, học văn hóa công ty, kỹ năng làm việc nhóm… mong nhà trường kết nối với doanh nghiệp, thực tập nhiều hơn bởi nhiều khi người học không hình dung được những gì khi về doanh nghiệp.  Ông Trần Thanh Phương - Phó Giám đốc dịch vụ Công ty Hyundai Ngọc Phát góp ý trao đổi Từ những ý kiến nêu trên, TS Trần Đức Thuận bày tỏ: nhà trường đã nhận thấy nhiều vấn đề nên đang chú trọng đào tạo kỹ năng mềm từ năm nhất. Mong các anh chị đóng góp thêm vì nhà trường chủ yếu đào tạo kỹ sư ứng dụng, có chuyên môn sâu để làm việc tốt chứ không phải cái gì cũng biết mà không biết làm. Với định hướng đó, chương trình đào tạo phải thêm, bớt làm sao? Dạy làm sao? Rất mong được tiếp tục trao đổi. Ông Vũ Ngọc Hải - Cố vấn dịch vụ Công ty TNHH ô tô Việt Nhật cho rằng:  nếu theo hướng đi của nhà trường thì có một số môn dư hoặc có thể kết hợp. Xưởng trường phải được đầu tư cơ bản hiện đại vì tính ứng dụng mới của kỹ thuật. Phải có nhiều mô hình hơn và chương trình kỹ thuật tiên tiến như Toyota tại sư phạm kỹ thuật. Thường các bạn học đại học ra hay nghĩ những chuyện cao siêu, không dám chui gầm, không biết cách dùng đồng hồ đo điện. Như vậy sẽ rất khó nói đến vấn đề ứng dụng. Ông Hải bày tỏ. Ông Vũ Ngọc Hải - Cố vấn dịch vụ Công ty TNHH ô tô Việt Nhật trao đổi ý kiến Theo ông Hải, chương trình về máy, gầm, hệ thống điện phải có từ 6->8 tín chỉ/môn. Như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Ông Huỳnh Quang Duy Khôi - Trợ lý giám đốc bổ sung: sinh viên mới ra trường rất thiếu tự tin, làm việc nhóm rất yếu. Chúng ta học đại học phải biết quản lý, phải làm sao để huy động được công nhân. Đó cũng là yêu cầu khác giữa kỹ sư với người lao động. ThS Đỗ Sỹ Hải đề xuất ý kiến: ngoài vấn đề chương trình, kiến thức chung không thể bỏ, trường sẽ đào tạo thêm từng nhóm theo doanh nghiệp. Bù lại, doanh nghiệp có cam kết với nhà trường về việc tuyển dụng, bố trí công việc, như vậy có hợp lý không? Hoan nghênh ý kiến của thầy Hải nhưng theo ý các doanh nghiệp thì: theo định hướng mới, nhà trường nên thay đổi mục tiêu đào tạo. Xác định rõ như vậy để xây dựng chương trình và đào tạo đồng bộ, hiệu quả. Chúng tôi sẽ gửi email góp ý cho nhà trường. Kết thúc buổi tọa đàm, ThS Lưu Hồng Quân và TS Trần Đức Thuận đã hết lời cám ơn các ý kiến đóng góp quý báu từ các doanh nghiệp. “Chúng tôi đã lắng nghe tất cả và sẽ đưa vào chương trình, sẽ làm thay đổi một số vấn đề, khắc phục tối đa khuyết điểm giữa đào tạo và sử dụng”. Đó là cam kết từ phía DNTU vì một mục tiêu duy nhất: việc làm cho người ra trường, đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp. Đó cũng là hiệu quả cao nhất của giáo dục mà nhà trường luôn hướng tới.  Đại diện các doanh nghiệp và CB-GV nhà trường chụp hình lưu niệm sau buổi tọa đàm Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền Thông

Xem chi tiết