Tro choi đánh bài - Game bắn cá Online

DNTU chuẩn bị cho hội thảo khoa học vai trò cách mạng công nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

18:13 01/12/2017 - lượt xem: 576

Đây là hội thảo khoa học có ý nghĩa quan trọng theo chủ trương của Ban giám hiệu Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Hội thảo nhằm tìm hiểu phân tích sâu về vai trò của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. những vấn đề của hội thảo được rút ra sẽ là tiền đề quan trọng để Trường đại học Công nghệ Đồng Nai có thể ứng dụng triển khai vào chương trình đào tạo.

Đại diện Ban lãnh đạo Nhà trường tham gia hội thảo

Tại buổi làm việc chuẩn bị cho hội thảo, TS.Đoàn Mạnh Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cùng trưởng phó các đơn vị đã cùng nhau dành nhiều thơì gian bàn bạc thảo luận những nội dung chính của Hội thảo Khoa học sắp đến.

Hội thảo sẽ là nơi tập hợp các ý tưởng về hoạt động đào tạo của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai với tầm nhìn đến năm 2030, đưa trường thực hiện thành công sứ mệnh, tầm nhìn và khẩu hiệu đã được nhà trường công bố tháng 6-2017.

Theo đó TS. Đoàn Mạnh Quỳnh đã đặt ra những mục tiêu phải đạt được của hội thảo này:

Một là, C.Mác nhận định, đánh giá về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ I. Nội dung này được giao cho bộ môn Lý luận chính trị khoa Cơ bản và các nhà Khoa học chuẩn bị.

Hai là, C.Mác bàn về tác động của cách mạng công nghiệp đến sản uất, giao thương kinh tế, cơ cấu a hội và đời sống người lao động. Nội dung này được giao cho các Khoa: Tài chính, Quản trị, Khoa Công nghệ Thông tin, các nhà Khoa học.

Ba là, C.Mác dự báo về sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong tương lai, nhưng tác động của Khoa học – Kỹ thuật đến tiến bộ xã hội. Khoa Điện, Điện tử, Cơ khí & Xây dựng, Khoa ThỰC phẩm – Môi trường & Điều dưỡng và các nhà Khoa học... chuẩn bị.

TS. Đoàn Mạnh Quỳnh (giữa) Phó Hiệu trưởng phát biểu tổng kết tại hội thảo

 

Quý thầy cô nghiên cứu tài liệu và tham luận tại hội thảo

Dự kiến hội thảo khoa học sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm 2018 do Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai chủ trì

Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Không để ai bị bỏ lại phía sau, Đoàn – Hội Tro choi đánh bài tiếp tục đồng hành hỗ trợ sinh viên mùa dịch đợt 2,3

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Qua khảo sát, Trường ĐHCNĐN được biết có nhiều bạn sinh viên trong phường Trải Dài (khu vực phong tỏa) đang gặp khó khăn về vấn đề lương thực. Trong các ngày 01 và 03 /08/2021, Đoàn thanh niên – Hội sinh viên của Tro choi đánh bài đã “ra quân” đợt 2,3 - phân phát 60 phần quà gửi đến các bạn sinh viên của trường đang gặp khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. “Chúng tôi hy vọng những sẻ chia này cùng với hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức khác sẽ giúp các em đảm bảo sức khoẻ, an toàn vượt qua đợt dịch căng thẳng" – Thầy Nguyễn ĐÌnh Thái – Bí thư Đoàn Tro choi đánh bài chia sẻ Thay mặt cho toàn thể sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến quý nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và Công an phường Trảng Dài đã cùng đồng hành, chia sẻ với Nhà trường. PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết
DNTU Tham dự Hội thảo online 'Vai trò của AI và 5G trong cuộc chiến chống Covid-19'

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành trên toàn cầu, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ 5G có thể trở thành công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn đại dịch cũng như trong công tác y tế, sức khỏe. Ngày 24/3 vừa qua, vào lúc 16 giờ chiều, Tro choi đánh bài đã có buổi tham dự chương trình Hội thảo trực tuyến với chủ đề "VAI TRÒ CỦA AI VÀ 5G TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19" với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về AI và 5G. Đây là chương trình được phối hợp giữa Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) và Tổ chức Hành trình đến ASEAN (P2A). Là một đối tác chiến lược với P2A và đã từng đồng hành với nhiều dự án xuyên quốc gia, Tro choi đánh bài càng không thể bỏ lỡ chương trình Hội thảo với chủ đề đặc biệt này. Với sự góp mặt của TS. Phạm Đình Sắc – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cùng với các Lãnh đạo Phòng Đào tạo – Khảo thí và Ban Công nghệ thông tin, đã có dịp được lắng nghe các diễn giả của Hội thảo đề cập đến những vấn đề liên quan tới lĩnh vực y tế và sức khỏe cũng như tầm quan trọng của những ứng dụng AI và 5G trong việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch trong tương lai. Hội thảo diễn ra trong sự trao đổi giữa GS. Dương Quang Trung – Giám đốc Viện AI và Big Data của Đại học Duy Tân (AI-DTU) cùng với các diễn giả khác là TS. Claudio Angione, TS. Hàn Thế Anh và TS. Nguyễn Thanh Tuấn. Trong tình hình chung của thế giới hiện nay, nhiều mong đợi đã tập trung vào tiềm năng của 5G trong hỗ trợ cung ứng các dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa. Thậm chí, mô hình này còn cho phép nhân viên y tế theo dõi từ xa các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. Ngoài ra, việc kết hợp và tích hợp 5G với các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), Machine Learning, cloud,..  là hoàn toàn cần thiết trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, hướng đến mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, ngay cả khi người bệnh ở rất xa cơ sở y tế. Tuy nhiên, thời lượng chính của Hội thảo chỉ diễn ra trong vòng một tiếng nên vẫn chưa thể đề cập sâu hơn về các vấn đề được đặt ra ban đầu. Vì thế, Ban tổ chức sẽ tiếp tục tổ chức các buổi Hội thảo tiếp theo vào tháng 4 sắp tới với nhiều chủ đề liên quan tới Health care, Môi trường, Thiên tai… Được lắng nghe các ý kiến và quan điểm của các Giáo sư chuyên môn đến từ các trường đại học lừng danh, thì đây là quả là một cơ hội học hỏi bổ ích dành cho sinh viên và giảng viên DNTU. Phòng Hợp tác Quốc tế PHÒNG TRUYỀN THÔNG (đưa tin)

Xem chi tiết
Chương trình tập huấn kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc

Ngày 4 và ngày 5 vừa qua, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp đã mời các diễn giả tham gia  Chương trình tập huấn “ Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc” cho các sinh viên Khoa Quản trị Kinh Doanh, Khoa Ngoại ngữ, Khoa TP - MT-ĐD, Khoa Đ, ĐT- CK & XD tại Phòng họp 03 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.

Xem chi tiết
Smic của Microsoft sẽ thực hiện vai trò định hướng và hộ trợ DNTU

SMIC là trung tâm sáng tạo duy nhất của Microsoft tại VN tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài hoạt động đào tạo kỹ thuật, công nghệ của Microsoft, SMIC còn là vườn ươm dự án, khởi nghiệp với việc cung cấp không gian, cơ sở vật chất, tư vấn việc sử dụng và áp dụng công nghệ của Microsoft cho các dự án ươm mầm với mức giá ưu đãi với ĐH Công nghệ Đồng Nai

Xem chi tiết
Vai trò của Thư viện trong việc tự học của sinh viên

Đam mê đọc sách không phải ai cũng có. Tuy nhiên nếu bạn là sinh viên thì nhất định bạn phải biết thư viện, biết kỹ năng để sử dụng thư viện và kỹ năng đọc sách hiệu quả vì “thư viện là giảng đường đại học thứ hai” cho bạn, sách chính là người Thầy thứ hai của bạn. Thư viện DNTU không đầu tư phát triển theo hướng tạo ra các phòng thư giãn, ngủ nghỉ sang chảnh để thu hút sinh viên vào nghỉ và tụ tập trao đổi, không có những phòng tập gym cao cấp cho sinh viên vào để rèn luyện sức khỏe. Những phòng chức năng như vậy rất tốt và rất cần cho sinh viên nhưng nếu đặt trong thư viện nó sẽ phá vỡ đi không gian học thuật nơi đây. Thư viện DNTU phát triển theo hướng đầu tư trang thiết bị hiện đại, phòng đọc rộng rãi, thân thiện dành cho bạn đọc, đầu tư nâng cấp về số lượng và chất lượng nguồn tài nguyên thông tin đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Sinh viên cần gì để được sử dụng thư viện: thẻ sinh viên tích hợp thẻ bạn đọc Các dịch vụ thư viện hiện cung cấp cho sinh viên? 1. Đọc tài liệu tại chỗ 2. Mượn tài liệu về nhà 3. Đọc báo - tạp chí 4. Tài liệu điện tử 5. Tìm kiếm và cung cấp thông tin theo yêu cầu 6. Phòng học nhóm - hội thảo 7. Phô tô, in ấn tài liệu 8. Siêu thị sinh viên Đọc thế nào giúp sinh viên tự học, tự nghiên cứu tài liệu? Thư viện cung cấp nguồn thông tin phong phú cho bạn nhưng việc đọc thế nào để thu nhận một cách nhanh chóng những thông tin quan trọng, cần thiết phụ thuộc vào phương pháp đọc của bạn. đọc sách là phương pháp phổ biến nhất của việc tự học. Để đọc sách và ghi nhớ được các thông tin trong tài liệu bạn đọc cần phải: Xác định mục đích đọc sách; Tra cứu tìm hiểu địa chỉ, vị trí cuốn sách; Xem mục lục, xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu; Xem lời kết luận và tóm tắt ở cuối sách; Đọc thực sự (hay đọc đi sâu).          Ta có thể phân các tiêu chí đọc sách trên thành 3 nhóm phương pháp chính: Nhóm thứ nhất, gồm có phương pháp đọc lướt, phương pháp đọc chậm không đọc toàn bộ, phương pháp đọc có nghiền ngẫm, đúc kết nội dung sách. + Phương pháp đọc lướt là phương giúp cho bạn đọc nắm lấy những vấn đề quan trọng nhất đối với mình như ý chính, sự kiện chính,... khái quát sơ bộ cuốn sách. Chính vì thế cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, cán bộ hướng dẫn đọc sách bá đã áp dụng rất phổ biến phương pháp đọc lướt này. + Phương pháp đọc chậm nhưng không đọc toàn bộ, phương pháp này đọc có trọng tâm, trọng điểm không đọc lướt nhanh, nhưng đọc kỹ có bỏ đoạn. + Phương pháp đọc có nghiền ngẫm đúc kết nội dung cuốn sách. Đây là phương pháp đọc sách tốt nhất, giúp cho bạn đọc phân tích,  cảm nhận, phê bình, nhận thức tài liệu thực tế và chủ đề tư tưởng của tác giả. Nhóm thứ hai, phương pháp đọc chủ động: Đọc sách có chủ động là phương pháp đọc sách có ý thức, vì sách phản ánh và cung cấp những kiến thức có sẵn, đây là tài liệu giúp bạn đọc nghiên cứu nghiêm túc.          Đối với lối đọc sách chủ động đòi hỏi bạn đọc phải có ý thức, những sự việc trình bày trong sách là tài liệu khởi động tư duy của bạn đọc. Nhóm thứ ba, phương pháp đọc sâu: Đây là phương pháp đọc sách phải vận dụng nhiều yếu tố tinh thần vào sự động não để liên hệ cái chúng ta đang đọc và cái đã có trong tiềm thức, khi đó đọc càng sâu hơn. Để giúp bạn đọc tự học đạt kết quả tốt thư viện sẽ giáo dục bạn đọc chọn phương pháp trong một số phương pháp đọc sách phù hợp với khả năng và phù hợp với mục đích của đọc giả. Ngoài phương pháp đọc sách, bạn đọc cần lựa chọn các phương pháp ghi chép trong công tác tự học, tự nghiên cứu. Ghi chép để tự học Ghi chép là phương pháp có tác dụng tổ chức giảm nhẹ trí óc, mặt khác còn có tác dụng động viên sự chú ý của bạn đọc. Ghi chép giúp cho việc ghi nhớ được dễ dàng hơn. Phương pháp ghi chép có tác dụng giúp cho bạn đọc tránh được những trường hợp nhớ không chính xác. Ghi chép là phương pháp tốt nhất để thu thập và tích luỹ kiến thức cần cho sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu. Phương pháp ghi chép là phương pháp học tập rất cần thiết đối với tất cả mọi người, học sinh, sinh viên, cán bộ... Ghi chép bao gồm những hình thức sau đây: Dàn bài, đề cương, sao chép, trích dẫn, trích yếu... + Dàn bài: Là ghi tóm tắt những ý chính trình bày trong một chương hoặc cả cuốn sách; dàn bài là việc liệt kê vấn đề, chứ không trình bày tài liệu. Nếu làm dàn bài tốt chứng tỏ đã nắm được kết cấu của toàn cuốn sách và hiểu được nội dung cơ bản của cuốn sách.                                                                          + Đề cương: Là dung hoà giữa dàn bài và toát yếu. Dàn bài thì liệt kê theo thứ tự các vấn đề trình bày trong sách, còn đề cương có ghi nội dung cơ bản của cuốn sách. Để xây dựng đề cương cần phải đi sâu phân tích điều đã đọc, hiểu biết phân tích những điểm chính của tài liệu nghiên cứu. Đề cương là hình thức ghi chép tiện nhất cho việc tự học. + Sao chép: Là ghi đúng từng chữ, chép nguyên văn một đoạn nào đó trong sách. Sao chép thuận lợi trong việc cần thu thập tài liệu theo nhiều nguồn khác nhau như các định nghĩa, các câu trích dẫn, … Xây dựng và phát triển một đội ngũ sinh viên nhiều tài năng và đạo đức là một việc làm không chỉ của riêng nhà trường, của sự quan tâm của xã hội mà cơ bản là ở chính bản thân mỗi sinh viên. Vì vậy, mỗi sinh viên luôn cần đề cao ý thức tự học, tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thư viện là người bạn đồng hành trong sự nghiệp tự học suốt đời của bạn. Đồng Thị Thanh Thoan - TT TT Thư viện

Xem chi tiết
Thông báo về việc dời thời gian tổ chức Hội thảo quốc tế “Quản trị Đại học trong thời đại công nghệ phát triển”

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, Ban tổ chức Hội thảo quốc tế “Quản trị Đại học trong thời đại công nghệ phát triển” quyết định dời ngày tổ chức đến thời gian thích hợp. Thời gian diễn ra Hội thảo sẽ được thông báo cụ thể trong thời gian tới. PHÒNG TRUYỀN THÔNG  

Xem chi tiết
Đổi mới mạnh mẽ, nắm bắt kịp thời yêu cầu của xã hội và thời đại trong chiến lược đào tạo

Kiến thức tương tác trong một thế giới phẳng không có giới hạn, nhân lực lao động được phép di chuyển không biên giới... đã đặt ra những thách thức vô cùng to lớn cho ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng. Nắm bắt được những cơ hội và thách thức từ các vấn đề đó, Tro choi đánh bài đã có nhiều hoạt động tích cực trong đó đổi mới mạnh mẽ cách Dạy và Học là vấn đề then chốt. Thay đổi tư duy Vấn đề doanh nghiệp không tìm được nhân lực chất lượng cao như mong muốn hay phải đào tạo lại mới sử dụng được không phải là chuyện mới nhưng sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay khi nguồn lực lao động nước ngoài sẽ trực tiếp cạnh tranh với lao động trong nước. Mọi việc xuất phát từ đào tạo. Dạy cái gì và Dạy như thế nào? Trong khi tất cả các trường Đại học đều nỗ lực để đào tạo ra những kỹ sư, cử nhân giỏi nhưng chỉ vài ba năm sau là đã lạc hậu bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. có khi những cái trong trường đang dạy lại đã lạc hậu với bên ngoài. Vậy phải làm thế nào? Rõ ràng muốn không để lạc hậu thì phải luôn luôn tìm kiếm, cập nhật những kiến thức mới, phải có khả năng tự tiếp thu kiến thức. Nói cách khác là khả năng tự học. Nhưng đây là vấn đề không đơn giản khi bao nhiêu năm qua nền giáo dục của chúng ta vốn không trang bị cho các em những kỹ năng này. Chính vì vậy, thay đổi tư duy trong dạy và học trở nên vô cùng quan trọng. Sau một thời gian dài chuẩn bị và một tuần dự giờ một số giảng viên, Tro choi đánh bài đã tổ chức tọa đàm đánh giá quá trình đổi mới phương pháp và hoạt động giảng dạy tại DNTU. Trong buổi tọa đàm, những nỗ lực đổi mới thay đổi phương pháp giảng dạy của các đơn vị, giảng viên đã được biểu dương và hoan nghênh nhiệt liệt. Không khí toàn hội trường đã trở nên sôi động sau chia sẻ của hai giảng viên đầu tiên: Cô Huỳnh Thị Yến Nhi và Thầy Trịnh Hoàng Dũng. Cô Huỳnh Thị Yến Nhi - Giảng viên khoa Ngoại ngữ trao đổi kinh nghiệm về hình thức tổ chức dạy học tại buổi tọa đàm Thầy Trịnh Quang Dũng – khoa Khoa học cơ bản trình bày về hình thức đổi mới trong cách kiểm tra, thi cử Chia sẻ trong buổi tọa đàm sau khi giảng dạy và thực hiện kiểm tra, đánh giá mới, Thầy/Cô cho biết: sinh viên đã trở nên chủ động, tích cực và hào hứng hơn hẳn. Các em đã làm được những việc mà trước đây mình không thể ngờ. Rõ ràng là trước đây mình đã không hiểu hết hay đã đánh giá chưa đúng về các em. Theo Thầy/ Cô thì để giờ dạy (hay kiểm tra đánh giá thành công) cần phải có yếu tố cạnh tranh trong công việc; biết khen ngợi khi hoàn thành; thân thiện trong suốt quá trình giao tiếp; công bằng trong đánh giá; tôn trọng và tin tưởng vào học sinh, biết lắng nghe, chia sẻ và nhiệt tình trong giảng dạy. Người thầy vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng phải chuyển từ vai trò truyền thụ sang tương tác trao đổi. Học trò từ bị động tiếp nhận trở thành chủ động tìm kiếm. Đó là mục đích mà DNTU hướng tới để tạo thành thói quen cho tất cả giảng viên, sinh viên. Đây là một quá trình vô cùng khó khăn bởi nếp nghĩ và cách nghĩ cũ không phải ngày một ngày hai mà đã thay đổi được “nhưng chúng ta kiên quyết phải thay đổi, thay đổi từ tư duy, tương tác lẫn nhau nhiều hơn, tích cực hòa nhập hơn, không ngồi một chỗ mà thao thao bất tuyệt”. TS Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh như vậy. TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu trong buổi tọa đàm về đổi mới phương pháp và hoạt động dạy học tại phòng họp 3 chiều ngày 06/11/2016 Giáo viên vẫn phải là người đóng vai trò tích cực, chủ động trước Điều dễ nhận thấy là sự tương tác giữa Thầy và Trò càng được đẩy mạnh thì học sinh càng dễ trở nên tích cực, chủ động. Nghĩa là vai trò của người Thầy làm thay đổi cách học và cách suy nghĩ của học sinh. Muốn học sinh gần mình, muốn học sinh chủ động thì Thầy phải chủ động trước qua sự thân thiện, qua quá trình gợi mở kiến thức và biết dẫn dắt một cách khéo léo. Nói như ThS Lưu Hồng Quân - Trưởng khoa Điện - Điện tử - Cơ khí và Xây dựng là “không có một hình mẫu chung, mỗi khoa, mỗi môn có một cách làm. Bản thân mỗi giáo viên phải nghĩ về một kịch bản của giờ dạy. Muốn các em tự học tốt thì phải dạy các em cách tìm tài liệu, lấy kiến thức, dạy cách làm rồi mới giao đề bài. Tránh tình trạng chưa hướng dẫn đã yêu cầu các em tổ chức semina thì các em sao làm được” ThS Lưu Hồng Quân trao đổi trong buổi tọa đàm Cùng chung suy nghĩ như vậy, TS Trần Thanh Đại – Trưởng khoa Thực phẩm- Môi trường và Điều dưỡng bày tỏ: “tài liệu chúng ta đang giảng dạy vẫn như cũ, chương trình cũng như cũ, vậy làm sao để sinh viên ra trường đi làm phù hợp, đáp ứng được với xu thế hiện đại? Vì thế, trong đề cương giảng dạy phải có phần bài tập, yêu cầu phải có tài liệu để giải quyết và cũng không thể cụ thể hóa chung cho tất cả các môn mà mỗi giảng viên phải tích cực tìm hiểu, tự xây dựng và tự đổi mới, trang bị kiến thức mới đồng thời hướng dẫn các em tiếp cận, xử lý” Tin tưởng vào giảng viên DNTU Có mặt trong các buổi dự giờ và đặc biệt là sau khi nghe các CB-GV trình bày trong buổi tọa đàm, TS Phan Ngọc Sơn khẳng định: “chúng ta đang tiến rất nhanh. Ta đang chứng minh cho mọi người thấy DNTU đang làm rất tốt, không hề non trẻ. Có những việc trường khác phải mất hàng chục năm chúng ta chỉ làm trong vài năm. Không có gì cản trở được chúng ta. Tôi hoàn toàn yên tâm với đội ngũ giảng viên”. Trong không khí thân mật và tràn đầy lạc quan về đề án đổi mới đang được mọi thành viên ủng hộ tích cực, TS Phan Ngọc Sơn đồng thời cũng nhắc nhở: “phải có quyết tâm ta mới làm được. Đừng sợ học sinh thất nghiệp nếu mình đưa người ta đến đúng đích. Tài năng và trí tuệ đang thay thế sức mạnh của tiền, vốn. Đừng đổ lỗi cho cơ chế mà mỗi người chúng ta phải biết tự thích ứng và thay đổi. Làm sao để sinh viên hỏi nhiều, thầy cô trả lời được nhiều là thành công. Cần có lộ trình và sự hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đang có một khoảng cách rất xa với thế giới cho nên tôi sẽ đi ra ngoài tìm thêm nhiều người giỏi để DNTU chúng ta tiếp tục phát triển.” Với tư cách Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, TS Trần Đức Thuận đã nhiệt liệt biểu dương các đơn vị và cá nhân các giảng viên đã đi đầu trong vấn đề đổi mới. Thầy nhận xét: Thầy cô của chúng ta đã đổi mới rất nhiều. Chúng ta đã có những thay đổi đáng kể, chẳng hạn như trong việc dự giờ và đánh giá giảng dạy. Không còn cứng nhắc và gò bó như trước đây mà hoàn toàn để Thầy/Cô thể hiện trên cơ sở khả năng và lợi thế của mỗi người. Nghĩa là nhà trường dành cho Thầy/ Cô mảnh đất màu mỡ để sáng tạo. Trên cơ sở đó, đồng thời TS Trần Đức Thuận cũng nêu rõ: “giảng viên chuyên ngành cần phải có trình độ chuyên môn thật tốt. Giảng dạy tích hợp là phải có cả lý thuyết và thực hành. Tích cực là tiền đề để tích hợp. Nhà trường và Bộ Giáo dục cho phép nhiều hình thức đánh giá. Nếu có điều gì chưa rõ, cần trao đổi BGH sẵn sàng chia sẻ để tháo gỡ. Làm sao để cả Thầy và Trò mỗi ngày phải một tích cực chủ động hơn”. ​ TS Trần Đức Thuận – P Hiệu trưởng nhà trường trao đổi ý kiến Tăng cường Ngoại ngữ và Kỹ năng mềm, đáp ứng chuẩn đào tạo theo quy định mới Trước yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp là cần những con người không chỉ giỏi chuyên môn mà còn là kỹ năng và thái độ làm việc, đặc biệt là phải thông thạo ngoại ngữ, Tro choi đánh bài đã tăng cường thời lượng cho bộ môn tiếng Anh. Theo ThS Lê Tấn Cường thì “khoa ngoại ngữ  với 12 trưởng phân môn đã làm việc hết sức tích cực để hoàn thiện các đề cương chi tiết, khai thác hình thức giảng dạy trực tuyến, tìm môi trường cho sinh viên thực tập và tìm việc làm để kết hợp thực hành là những giải pháp tích cực góp phần làm tăng hiệu quả giảng dạy”. Bên cạnh đó, Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học cũng hoạt động rất tích cực giúp các em hoàn thiện kiến thức, có đủ cơ sở pháp lý, khoa học tự tin bước vào môi trường tuyển dụng. Và cũng trong năm học này, ngay từ năm đầu tiên, sinh viên đã được dạy những kỹ năng cần thiết về giao tiếp, ứng xử cùng nhiều kỹ năng khác để các em tự tin, manh dạn, có kiến thức cơ bản rộng để có thể thích nghi với mọi môi trường làm việc. Những việc mà trước đây các em đến năm cuối mới được tiếp xúc thì bây giờ ngay từ năm nhất các em đã được trang bị đầy đủ. Nhà trường cũng mạnh dạn cắt bỏ những nội dung ít có giá trị trong việc tạo nên giá trị lao động để tăng cường thời lượng thực hành theo hướng hình thành năng lực làm việc. Chú trọng giáo dục học sinh nhận thức thực về khả năng và trình độ thực tế của mình hơn là giá trị của mảnh bằng. Nhà trường đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến lược đào tạo gắn với khung trình độ quốc gia và lượng thời gian rút ngắn (rút ngắn 1 năm) trong bậc đào tạo Đại học- cao đẳng mà Bộ Giáo dục và đào tạo vừa ban hành. Có thể nói: tầm nhìn cùng sự năng động, sáng tạo đã mang đến cho DNTU sự mạnh mẽ, tự tin. Và đó cũng là tiền đề của mọi sự phát triển Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông

Xem chi tiết
Hội thảo Khoa học Quốc gia về Quản trị tài sản trí tuệ tại các Doanh nghiệp và Trường Đại học trong thời đại công nghệ phát triển

Sáng ngày 19/11/2020, Tro choi đánh bài phối hợp cùng Viện Khọc học Xã hội vùng Tây Nguyên, Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia, chủ đề: Quản trị tài sản trí tuệ tại các doanh nghiệp và Trường Đại học trong thời đại công nghệ phát triển Những thành tựu trong cuộc cách mạng công nghiêp 4.0 có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, vấn đề quản trị tài sản trí tuệ (TSTT) thực sự trở thành một nhu cầu hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp, các cơ sỡ đào tạo và viện nghiên cứu ở nước ta hiện nay. Nói một cách khác, các sản phẩm của hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học và doanh nghiệp là một loại tài sản trí tuệ, bởi vậy việc quản trị nó có hiệu quả là một trong những yêu cầu để nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học cũng như tại doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các trường đại học việc quản trị tài sản trí tuệ còn giúp thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu, xa hơn là chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tập thể, tổ chức và của chính cơ sở giáo dục đại học. Theo đó các vấn đè như: Sự cần thiết của việc quản trị TSTT là như thế nào đối với thời đại 4.0 như hiện nay? Làm thế nào để tăng cường sự hiểu biết và nhận thức hơn nữa về vai trò sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với các doanh nghiệp nói chung và các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu nói riêng? Khó khăn, thách thức và các giải pháp trong quản trị TSTT tại các Doanh nghiệp và Trường Đại học?..v..v.. Tất cả những vấn đề trên đã được đưa ra trong các báo cáo tham luận được chọn lọc để báo cáo trong Hội thảo cũng như in trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia. Đến dự tham dự Hội thảo Khoa học lần này, về phía Cục công tác phía Nam có: PGS.TS. Phạm Xuân Đà – Cục Trưởng Cục Công tác Phía Nam – Bộ KHCN; về phía Sở KH và Công nghệ tỉnh Đồng Nai có: ThS. Huỳnh Minh Hậu – Phó Giám đốc Sở; về phía Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên có: TS. Nguyễn Duy Thụy – UV Hội đồng lý luận TW Đảng - Viện trưởng Viện KHXH vùng Tây Nguyên; về phía Tro choi đánh bài có sự tham gia của TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch HĐT, TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Hiệu trưởng, TS. Trần Đức Thuận và TS. Phạm Đình Sắc – Phó Hiệu trưởng Nhà trường. Cùng các đại diện đến từ các Trường Đại học, Cao Đẳng, các Doanh nghiệp và các tác giả có đề tài tham luận trong Hội thảo.  PGS.TS. Phạm Xuân Đà – Cục Trưởng Cục Công tác Phía Nam – Bộ KHCN ThS. Huỳnh Minh Hậu – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai TS. Nguyễn Duy Thụy – UV Hội đồng lý luận TW Đảng - Viện trưởng Viện KHXH vùng Tây Nguyên Phát biểu khai mạc, TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch HĐT Đại học Công nghệ Đồng Nai nhấn mạnh: “Sở hữu trí tuệ (SHTT) có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khuyến khích hoạt động sáng tạo; thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, kích hoạt phát triển xã hội. Đối với nhiều trường đại học lớn trên thế giới, SHTT hoạt động đã và đang được triển khai thường xuyên, thậm chí một số trường đại học đã đưa SHTT vào giảng dạy, đào tạo chuyên ngành. Thời gian qua, hoạt động về SHTT ở Việt Nam phát triển khá mạnh, tuy nhiên trong lĩnh vực giáo dục đại học thì còn hạn chế. Quyền SHTT trong trường đại học đó chính là tôn trọng quyền SHTT trong quá trình học tập, nghiên cứu. Bởi lẽ, các hoạt động ấy góp phần tạo ra một khối lượng kiến thức rất lớn, tạo ra nhiều khả năng chuyển giao kết quả nghiên cứu và đưa khoa học kỹ thuật tới các cở sở kinh doanh khác nhau. Vì vậy tôi cho rằng các trường đại học phải thực sự quan tâm đầu tư cho vấn đề SHTT. Hôm nay chúng ta có mặt tại Tro choi đánh bài để long trọng tổ chức Hội thảo khoa học. Mong rằng ngoài những tham luận được trình bày, các nhà khoa học, quý vị đại biểu sẽ thảo luận sôi nổi để làm cho Hội thảo thành công như mong muốn của Ban tổ chức.” TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch HĐT ĐHCNĐN phát biểu khai mạc Hội thảo Mở đầu chương trình, TS. Nguyễn Duy Thụy – Viện trưởng Viện KH XH vùng Tây Nguyên phát biểu đề dẫn Hội Thảo: “Tài sản trí tuệ là khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển, hội nhập quốc tế sâu sắc như hiện nay. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng tài sản trí tuệ được hiểu là loại tài sản vô hình của các tổ chức, cá nhân có khả năng tạo ra giá trị gia tăng thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo để tạo ra các tài sản trí tuệ - một loại tài sản vô hình. Quản trị tài sản trí tuệ không chỉ là vấn đề đơn thuần của riêng từng trường Đại học, từng giảng viên, học viên xác định mà là vấn đề chung của toàn nghành, toàn quốc và quốc tế. Thông qua Hội thảo, chúng tôi mong muốn tạo lập sự kết nối giữa các đại biểu, các doanh nghiệp, các trường đại học có mặt tại đây để cùng có hành động chung nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài sản trí tuệ” TS. Nguyễn Duy Thụy – Viện trưởng Viện KH XH vùng Tây Nguyên phát biểu đề dẫn Hội Thảo Đoàn Chủ tịch đã chọn 04 báo cáo tham luận để trình bày trong Hội Thảo: Tổ chức và quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ trong các trường đại học, tổ chức nghiên cứu (Trình bày: TS. Trần Giang Khuê - Cục Sở hữu trí tuệ) Thúc đẩy hoạt động quản trị tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ tại trường Đại học Lâm nghiệp trong bối cảnh tự chủ Đại học và cách mạng công nghiệp 4.0 (Trình bày: TS. Mai Hải Châu - Trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu Đồng Nai) Công tác quản lý nhà nước về SHTT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015-2020 (Trình bày: ThS. Huỳnh Minh Hậu – Phó Giám đốc Sở KH&CN Đồng Nai) Ứng dụng mô hình doanh nghiệp Spin-Off vào việc khai thác tài sản trí tuệ tại các trường Đại học ở Việt Nam (Trình bày: TS. Nguyễn Quốc Cường - Tro choi đánh bài ) TS. Trần Giang Khuê đại diện Cục Sở hữu trí tuệ trình bày tham luận trong Hội thảo TS. Mai Hải Châu đại diện Trường Đại học Lâm nghiệp Phân hiệu Đồng Nai trình bày tham luận ThS. Huỳnh Minh Hậu đại diện Sở KH&CN Đồng Nai báo cáo tham luận TS. Nguyễn Quốc Cường đại diện Tro choi đánh bài trình bày đề tài Nhìn chung, các báo cáo tham luận đã chỉ rõ các vấn đề liên quan đến TSTT và SHTT trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin và kết nối xã hội như hiện nay. Các bước tiến hành đăng ký SHTT, liên kết và chuyển giao TSTT giữa các trường đại học và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình. Việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Trong buổi hội thảo, các thành viên tham dự thảo luận vô cung sôi nổi và tích cực, đại diện các nhà quản lý, lãnh đạo các trường Đại học, các Doanh nghiệp chia sẻ về những khó khăn gặp phải trong quá trình thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và đăng ký SHTT. Buổi hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp, bên cạnh đó Nhà trường cũng nhận được nhiều lời khen về khâu chuẩn bị và tổ chức Hội thảo. Kết thúc buổi hội thảo các Đại biểu và khách mời chụp hình lưu niệm. Một số hình ảnh trong buổi hội thảo: Cũng trong Hội thảo Khoa học Quốc gia về Quản trị tài sản trí tuệ, Tro choi đánh bài cũng đã trưng bày và giới thiệu về các sản phẩm được ứng dụng từ câc nghiên cứu khoa học như: Dầu cám gạo, son dưỡng, son màu, tinh dầu nghệ nguyên chất, tinh dầu bưởi nguyên chất, serum nghệ, serum bưởi, đông trùng hạ thảo tươi, đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa, đông trùng hạ thảo ngâm rượu. PHÒNG TRUYỀN THÔNG

Xem chi tiết