Trước thông tin năm học mới 2017, bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bỏ điểm sàn chuẩn đầu vào và không hạn chế số lượng nguyện vọng để trao quyền cho các trường Đại học tự quyết định tuyển sinh, đào tạo, rất nhiều trường vô cùng lo lắng vì đã đến lúc bước vào trận chiến thực sự. Thí sinh sẽ chọn trường nào để học? Đã đến lúc người học sẽ không bỏ thời gian và tiền bạc để ôm những tấm bằng mà doanh nghiệp quay lưng, không có việc làm. Với lợi thế của một trường công nghệ nằm giữa trung tâm công nghiệp sát bên cạnh TP Hồ Chí Minh nhưng chi phí sinh hoạt và đào tạo thấp, đặc biệt là luôn có sự đồng hành của doanh nghiệp từ hỗ trợ việc làm khi còn đang học đến kết hợp giảng dạy, đảm bảo công việc lâu dài, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) luôn tự hào vì trên 90% sinh viên ra trường có việc làm. Và đó là cơ sở của sự phát triển bền vững, càng thêm cơ hội phát triển khi được quyền tuyển sinh tự chủ.
Tiếp tục tinh thần đổi mới: đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp, vào lúc 8h ngày 20/12/2016 tại phòng họp 1 đã diễn ra buổi tọa đàm đánh giá cải tiến chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ đại học do khoa Điện - Điện tử - Cơ khí và Xây dựng cùng phòng Quan hệ doanh nghiệp và Đào tạo kỹ năng tổ chức. TS Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng chủ trì buổi tọa đàm.
Dự buổi tọa đàm về phía nhà trường có TS Trần Đức Thuận – Phó hiệu trưởng; ThS Lưu Hồng Quân – Trưởng khoa khoa Điện - Điện tử Cơ khí và Xây dựng; ThS Nguyễn Đình Thuật - Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp và Đào tạo kỹ năng cùng rất nhiều cán bộ - giảng viên của khoa và ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Về phía các doanh nghiệp có Ông Nguyễn Đình Hùng - P Giám đốc Công ty Đô Thành; Bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ - Chuyên viên đào tạo; Ông Trần Thanh Phương - Phó Giám đốc dịch vụ Công ty Hyundai Ngọc Phát; Ông Vũ Ngọc Hải - Cố vấn dịch vụ Công ty TNHH Ô tô Việt Nhật; Ông Huỳnh Quang Duy Khôi - Trợ lý giám đốc. Đây là những doanh nghiệp chuyên về lắp ráp, sửa chữa Ô tô có uy tín trên địa bàn và khu vực.
Mở đầu buổi tọa đàm, TS Trần Đức Thuận bày tỏ quan điểm của nhà trường về việc tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tại địa phương để tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo. Ông mong muốn các doanh nghiệp góp ý thật cụ thể, chân tình về chất lượng đào tạo khi tiếp nhận lao động trong đó có sinh viên của DNTU. “Sinh viên của chúng tôi cần bổ sung kiến thức, kỹ năng gì, rất mong quý vị cho biết để chúng tôi điều chỉnh, làm sao để tránh được nhiều bất cập giữa đào tạo và sử dụng như lâu nay” TS Thuận tha thiết bày tỏ.
TS Trần Đức Thuận mở đầu buổi tọa đàm
Sau phần phát biểu của TS Trần Đức Thuận, ThS Đỗ Sỹ Hải đã lên trình bày về mục tiêu và chương trình đào tạo của nhà trường về ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Đề cương chi tiết về chương trình đào tạo sẽ chuyển cho các doanh nghiệp. Với khung chương trình và thời lượng như vậy, rất mong được các doang nghiệp góp ý trao đổi.
ThS Đỗ Sỹ Hải trình bày chương trình đào tạo của nhà trường trong tọa đàm
ThS Lưu Hồng Quân - Trưởng khoa Điện - Điện tử Cơ khí và Xây dựng bổ sung: chương trình của nhà trường theo nội dung của những trường lớn và có uy tín nhưng luôn chú ý tiếp nhận ý kiến từ doanh nghiệp để điều chỉnh và có chú ý đến những đặc thù của nhà trường. Để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn, BTC đã mời các doanh nghiệp tham quan xưởng thực hành trước khi trao đổi, góp ý.
Tham quan xưởng thực hành
Trở lại phòng họp, ông Nguyễn Đình Hùng cho biết: BGĐ công ty Đô Thành rất quan tâm vấn đề nhân lực vì đầu vào khan hiếm, chỉ có 20-30% đạt yêu cầu. Chia sẻ một số kinh nghiệm, ông nói: kiến thức chuyên môn về các môn học là yêu cầu đầu tiên. Ví dụ: các chi tiết máy như trục khuỷu, tay dên, pít tông… thuộc cơ cấu gì. Phải nắm vững cốt lõi vấn đề mới có thể cải tiến, không nắm được nguyên lý nhiều khi chỉ điều chỉnh mò thì hết sức nguy hiểm. Không nắm được nguyên lý dễ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng.
Ông Hùng cũng cho hay: khi phỏng vấn xin việc tôi thường hỏi: các em có kế hoạch gì để thực hiện khi đến với công ty không? Chương trình, kế hoạch đó có nằm trong học môn không? Công ty chúng tôi chỉ chuyên về lắp ráp nhưng các em chỉ muốn sửa chữa, cải tiến, như vậy là chưa tìm hiểu về công ty…
Nguyễn Đình Hùng - PGĐ Công ty Đô Thành trao đổi trong tọa đàm
Góp ý cho chương trình đào tạo, ông Hùng đặt vấn đề: mô hình kỹ sư sau đào tạo của nhà trường như thế nào? (Kiến thức chuyên ngành; kiến thức bổ trợ; kỹ năng; thái độ…)
Theo ông: những môn học cần chú ý là: kỹ thuật đo, sức bền vật liệu và vẽ kỹ thuật. Kỹ thuật đo sai là sẽ “sai một li, đi một dặm”. Độ bền vật liệu, liên quan đến công cụ và phương tiện sử dụng, không hiểu sẽ làm hỏng chi tiết, hỏng máy. Vẽ kỹ thuật giúp cải tiến kết cấu khung gầm nhằm tăng tải trọng nâng cao hiệu quả sử dụng. Đó là kiến thức nền tảng làm cơ sở sáng tạo.
Ông nhấn mạnh: kỹ sư phải là người hiểu nguyên lý chi tiết máy một cách tường tận để giúp công nhân không làm sai. Ví dụ: có những sai số là không thể chỉnh sửa, không hiểu nguyên lý, cố làm chỉ gây thêm tai họa. Ông cũng nói: nhà trường phải dạy cho các em cả những việc nhỏ như tính khoa học khi sắp xếp bố trí có quy định của một dây chuyền sản xuất. Học cách tuân thủ quy định và tính kỷ luật, nếu không sẽ thành nếp xấu khi vào doanh nghiệp. Chúng tôi nghĩ: đó là những góp ý vô cùng quý báu và thật sự chân tình.
Các nội dung khác trong chương trình của nhà trường theo ông là tốt và phù hợp
Trả lời câu hỏi của TS Trần Đức Thuận về yêu cầu kỹ năng và yêu cầu cụ thể về một số bộ phận trong công ty, ông Hùng cho biết thêm: phải có kỹ năng mềm nhưng yêu cầu ra sao? Ví dụ: môn tạ lỗi. Tạ lỗi mà đưa ý kiến chủ quan thì làm sai nguyên nhân, sẽ không thể khắc phục được hậu quả. Phải mô tả chính xác. Nếu thiết kế thì phải học thêm các phần mềm kỹ thuật và phải cập nhật. Nếu ở phòng quản lý chất lượng cần biết xác suất thống kê, các tiêu chuẩn ISO… Chúng tôi đang rất cần nhân sự ở những khâu đó và cũng chưa tuyển được.
Ông Trần Thanh Phương- Phó Giám đốc dịch vụ Công ty Hyundai Ngọc Phát góp ý: phải chú trọng ngoại ngữ chuyên ngành. trung tâm cần tìm nhận thấy đã có trường hợp công ty tiếp nhận sinh viên học bách khoa, rất tốt nhưng khi đọc đến thuật ngữ chuyên ngành thì không giải mã được. Lại có quan điểm: đi làm có người chỉ nên cứ ỷ i. Như thế là sai. Có những kinh nghiệm gì các em phải tích lũy từ khi thực tập, phải tự chủ động. Với xí nghiệp sửa chữa, ông cho biết: môn điện tử cơ bản rất quan trọng, phải hiểu rõ, sâu. Ông cũng mong muốn nhà trường rèn luyện kỹ năng ứng xử, học văn hóa công ty, kỹ năng làm việc nhóm… mong nhà trường kết nối với doanh nghiệp, thực tập nhiều hơn bởi nhiều khi người học không hình dung được những gì khi về doanh nghiệp.
Ông Trần Thanh Phương - Phó Giám đốc dịch vụ Công ty Hyundai Ngọc Phát góp ý trao đổi
Từ những ý kiến nêu trên, TS Trần Đức Thuận bày tỏ: nhà trường đã nhận thấy nhiều vấn đề nên đang chú trọng đào tạo kỹ năng mềm từ năm nhất. Mong các anh chị đóng góp thêm vì nhà trường chủ yếu đào tạo kỹ sư ứng dụng, có chuyên môn sâu để làm việc tốt chứ không phải cái gì cũng biết mà không biết làm. Với định hướng đó, chương trình đào tạo phải thêm, bớt làm sao? Dạy làm sao? Rất mong được tiếp tục trao đổi.
Ông Vũ Ngọc Hải - Cố vấn dịch vụ Công ty TNHH ô tô Việt Nhật cho rằng: nếu theo hướng đi của nhà trường thì có một số môn dư hoặc có thể kết hợp. Xưởng trường phải được đầu tư cơ bản hiện đại vì tính ứng dụng mới của kỹ thuật. Phải có nhiều mô hình hơn và chương trình kỹ thuật tiên tiến như Toyota tại sư phạm kỹ thuật. Thường các bạn học đại học ra hay nghĩ những chuyện cao siêu, không dám chui gầm, không biết cách dùng đồng hồ đo điện. Như vậy sẽ rất khó nói đến vấn đề ứng dụng. Ông Hải bày tỏ.
Ông Vũ Ngọc Hải - Cố vấn dịch vụ Công ty TNHH ô tô Việt Nhật trao đổi ý kiến
Theo ông Hải, chương trình về máy, gầm, hệ thống điện phải có từ 6->8 tín chỉ/môn. Như vậy mới có thể đáp ứng được yêu cầu.
Ông Huỳnh Quang Duy Khôi - Trợ lý giám đốc bổ sung: sinh viên mới ra trường rất thiếu tự tin, làm việc nhóm rất yếu. Chúng ta học đại học phải biết quản lý, phải làm sao để huy động được công nhân. Đó cũng là yêu cầu khác giữa kỹ sư với người lao động.
ThS Đỗ Sỹ Hải đề xuất ý kiến: ngoài vấn đề chương trình, kiến thức chung không thể bỏ, trường sẽ đào tạo thêm từng nhóm theo doanh nghiệp. Bù lại, doanh nghiệp có cam kết với nhà trường về việc tuyển dụng, bố trí công việc, như vậy có hợp lý không?
Hoan nghênh ý kiến của thầy Hải nhưng theo ý các doanh nghiệp thì: theo định hướng mới, nhà trường nên thay đổi mục tiêu đào tạo. Xác định rõ như vậy để xây dựng chương trình và đào tạo đồng bộ, hiệu quả. Chúng tôi sẽ gửi email góp ý cho nhà trường.
Kết thúc buổi tọa đàm, ThS Lưu Hồng Quân và TS Trần Đức Thuận đã hết lời cám ơn các ý kiến đóng góp quý báu từ các doanh nghiệp. “Chúng tôi đã lắng nghe tất cả và sẽ đưa vào chương trình, sẽ làm thay đổi một số vấn đề, khắc phục tối đa khuyết điểm giữa đào tạo và sử dụng”. Đó là cam kết từ phía DNTU vì một mục tiêu duy nhất: việc làm cho người ra trường, đáp ứng nhu cầu xã hội và doanh nghiệp. Đó cũng là hiệu quả cao nhất của giáo dục mà nhà trường luôn hướng tới.
Đại diện các doanh nghiệp và CB-GV nhà trường chụp hình lưu niệm sau buổi tọa đàm
Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền Thông
Sáng ngày 09/11/2016, tại phòng họp 3 - trung tâm Thông tin Thư viện đã diễn ra lễ ký kết hợp tác ba bên “DNTU - PUM - DOANH NGHIỆP” nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực hoàn thiện theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong tiến trình đổi mới của Đại học Công nghệ đồng Nai. Về dự lễ ký kết, Tro choi đánh bài (DNTU) có TS - Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng nhà trường; TS Trần Đức Thuận- P. Hiệu trưởng; TS Trần Thị Quỳnh Lê - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế; ThS Nguyễn Hoàng Dũng - P. phòng Truyền thông; ThS Vũ Vi Minh Quân - P phòng Quan hệ Doanh nghiệp; Bà Mysung Cho, giáo viên tiếng Hàn; Bà Yen, Hsueh-Feng - Giáo viên tiếng Trung Quốc cùng đại diện 7 khoa trong nhà trường. Đại diện tổ chức PUM gồm có: Bà Anneke Bal - Atsma – chuyên gia- Giám đốc dự án- Ông Sijmen Visser - chuyên gia; Bà Hanneken Teekens - chuyên gia Đại diện doanh nghiệp: Ông Bùi Đăng Nam, Phạm Văn Vui; Nguyễn Duy Hưng; Nguyễn Huy Hoàng; Nguyễn Thanh Bình; Phạm Đức Thuận… cùng nhiều Ông (Bà) khác. Trong lời mở đầu, ThS Nguyễn Hoàng Dũng nêu rõ: vấn đề hợp tác giữa các trường Đại học và doanh nghiệp là xu thế phổ biến trên thế giới mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. DNTU đã và đang hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp và nhiều trường Đại học khác thuộc nhiều lĩnh vực. PUM (Hà Lan) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có nhiều chuyên gia giỏi đã và đang hợp tác, giúp đỡ nhiều trường Đại học trong lĩnh vực đào tạo và phát triển sản xuất ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó, lễ ký kết 3 bên hôm nay có ý nghĩa rất lớn đánh dấu sự hợp tác và phát triển nói trên. Trước khi tiến hành trao đổi, thảo luận và ký kết giữa ba bên, đoàn chuyên gia PUM và đại diện các doanh nghiệp đã cùng nhau xem một Video Clip về chặng đường mười năm phát triển của Tro choi đánh bài . Với tinh thần năng động, sáng tạo và lợi thế của một trường Đại học đa ngành nghề giữa vùng kinh tế và công nghiệp trọng điểm nên DNTU đang có một sức thu hút rất lớn. nhà trường đã và đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, đào tạo nhân tài, kết nối với doanh nghiệp và hợp tác với nhiều trường đại học lớn trên thế giới để nâng cao hiệu quả đào tạo, khẳng định vị thế và thương hiệu của trường. Đoàn chuyên gia PUM và đại diện các doanh nghiệp Sau phần giới thiệu về Đại học Công nghệ Đồng Nai, tổ chức PUM đã gửi thông điệp đến với các doanh nghiệp và DNTU thông qua các hình ảnh hoạt động của tổ chức này ở nhiều nước trên thế giới. Qua các hình ảnh, PUM đã chứng tỏ là một tổ chức có uy tín với hơn 3000 chuyên gia đang hỗ trợ cho các dự án và các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm kinh tế hiệu quả. Với mục tiêu chia sẻ kiến thức, tài trợ, hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, Bà Ann … nêu rõ: Tổ chức PUM sẽ không hỗ trợ hoạt động cho các trường khi trường đó không có cam kết và kết nối từ các doanh nghiệp vì mục tiêu hỗ trợ của PUM là để sinh viên tốt nghiệp được trang bị kỹ năng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp; sinh viên tốt nghiệp sẽ tìm được việc làm nhanh hơn trên cơ sở các chương trình giáo dục được thích nghi với các tiêu chuẩn quốc tế. Nói cách khác, PUM muốn đảm bảo một cách hiệu quả sự hỗ trợ của mình phải hướng đến mục tiêu cụ thể là hình thành năng lực lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở tiếp thu kiến thức gắn liền với hình thành kỹ năng, với khả năng làm việc để đảm bảo chắc chắn sản phẩm đào tạo của nhà trường sẽ được sử dụng. Bản thân người được thụ hưởng quyền lợi về dự án trong trường học sẽ phải là người lao động của doanh nghiệp. Với tư cách Giám đốc dự án, bà Anne Ke bày tỏ sự vui mừng vì rất nhiều góp ý của bà đã được DNTU tiếp thu nghiêm túc, vận dụng hiệu quả và nhà trường đang tích cực thự hiện đề án đổi mới đặc biệt là thay đổi phương pháp giảng dạy theo CDIO. Bà chia sẻ một số nguyên tắc mà nhà trường cần phải lưu ý như: giáo dục nên trong bối cảnh thực tế của nghề; có một danh sách những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh cần phải thông thạo bằng cách tham gia với các bên liên quan; các chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm phải được thiết kế một cách thống nhất để đảm bảo các kết quả mong muốn, cần thực hiện đánh giá chương trình một cách có hệ thống có sự tham gia của các cựu sinh viên làm cơ sở để cải tiến liên tục. Bà Anneke (người bên trái) trao đổi ý kiến với đại diện các doanh nghiệp và CB-GV của DNTU trong lễ ký kết Phát biểu trong lễ ký kết, TS Trần Đức Thuận P Hiệu trưởng DNTU gửi lời chào tất cả các chuyên gia trong phái đoàn PUM và nhất là với bà Anneke. Sau 11 năm phát triển vì mục tiêu sinh viên có việc làm, Tro choi đánh bài đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong đó tổ chức PUM đã hỗ trợ về phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực giảng viên. TS Thuận mong các doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ về việc làm để sinh viên DNTU có điều kiện phát triển. TS Trần Đức Thuận đang phát biểu ý kiến Đại diện doanh nghiệp - Giám đốc ẩm thực khách sạn Aurora, ông Bùi Đăng Nam trong lời phát biểu đã cám ơn Tro choi đánh bài cùng các chuyên gia trong tổ chức PUM đã tạo điều kiện để có sự kết nối giữa doanh nghiệp với nhà đào tạo, để cùng nhau tìm ra giải pháp trong vấn đề giải quyết nguồn nhân lực. Đối với Tro choi đánh bài , ông Nam cho rằng đơn vị của ông đã tiếp nhận nhiều sinh viên về làm việc cũng như kiến tập, thực tập và hoàn toàn yên tâm về chất lượng đào tạo của nhà trường. Ông cho rằng xu hướng đổi mới của nhà trường trong phương pháp đào tạo đã tạo ra nhiều giá trị và mong DNTU tiếp tục đổi mới để càng có thêm nhiều thành quả trên cơ sở của một trường Đại học đào tạo đa ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực. Ông mong muốn doanh nghiệp sớm có được những sinh viên giỏi trên lĩnh vực quản trị - nhà hàng, khách sạn để doanh nghiệp có cơ hội sử dụng. Ông Bùi Đăng Nam - Giám đốc ẩm thực khách sạn Aurora phát biểu trong lễ ký Phát biểu trước lễ ký. TS Phan Ngọc Sơn đã gửi lời cám ơn tổ chức PUM, cá nhân bà Anneke và các doanh nghiệp. Ông mong muốn từ lễ ký sẽ thúc đẩy phát triển cho cả ba bên. TS Phan Ngọc Sơn phát biểu trước lễ ký Một số hình ảnh trong lễ ký Sau lễ ký, đại diện các doanh nghiệp, DNTU và PUM họp phiên toàn thể đầu tiên Trong phần tuyên bố lý do phiên họp, bà Anneke giới thiệu ngắn gọn một số vấn đề để mong các doanh nghiệp hiểu rõ về PUM. Ngoài vấn đề hỗ trợ, tài trợ, bà đặc biệt quan tâm đến yêu cầu đào tạo sinh viên. Câu hỏi mà bà nêu lên là: Quý doanh nghiệp cần gì ở sinh viên tốt nghiệp? Và đã bao giờ quý vị nêu vấn đề này cho những người đào tạo chưa? Trước câu hỏi của bà, Ông Nguyễn Duy Hưng- Giám đốc doanh nghiệp Hưng Phát cho biết: điểm yếu của sinh viên ra trường là kiến thức thực tế cùng những suy nghĩ và nhận thức. Làm sao để thay đổi nhận thức và suy nghĩ của sinh viên, để các em thực tế hơn. Vì thế, ông mong muốn giữa DNTU và doanh nghiệp cần gần gũi hơn nữa để cùng nhau giải quyết vấn đề này. Chia sẻ suy nghĩ với ông Nguyễn Duy Hưng, bà Anneke cho hay: biết nhận thức và thái độ cùa SV trước thực tế là rất quan trong nên bà đã tham mưu cho DNTU để sinh viên đi thực tập, làm việc ngay từ năm thứ nhất. Trường đã có chủ trương đổi mới giảng dạy theo CDIO nên vấn đề khiếm khuyết mà doanh nghiệp vừa nêu sẽ được khắc phục. Bà Anneke cũng nêu lên vấn đề: các doanh nghiệp nghĩ như thế nào về việc cho giảng viên cùng đi thực tập bởi các giảng viên xưa nay cũng chỉ là những người giảng dạy kiến thức sách vở, cũng cần kiến thức thực tế? Trước vấn đề đó, ông Nguyễn Thanh Bình - Công ty cổ phần bao bì cho rằng: ông cũng rất muốn nhà trường đưa giảng viên về các doanh nghiệp để họ tận mắt thấy cái mà doanh nghiệp cần, để họ điều chỉnh nội dung và cách thức giảng dạy. doanh nghiệp hoàn toàn ủng hộ, không có trở ngại gì. Đại diện công ty cổ phần cỗ phần Đất Việt trong lời phát biểu đã rất mong có sự hợp tác với DNTU trong quá trình đào tạo, phối hợp để DN trực tiếp tham gia giảng dạy nhất là khâu quản trị và kỹ năng mềm. Đây là điểm còn thiếu và yếu mà công ty đang rất cần để khi tiếp nhận nhân sự không còn phải lo đào tạo lại. Tiếp thu đề xuất ý kiến của doanh nghiệp, TS Trần Đức Thuận cho biết: hiện nay chúng ta có nhiều hoạt động để cải thiện chất lượng giáo dục trong đó có vấn đề doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo nhất là phần kỹ năng mềm. Trên phương diện này, mong rằng trong thời gian tới tổ chức PUM sẽ đóng góp thêm nhiều ý kiến quý báu để cùng hoàn thiện. Là một người quản lý các dự an và nhân sự của các khu công nghiệp, ông Nguyễn Huy Hoàng bày tỏ: khi trực tiếp về các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài, tôi nhận thấy nhiều vấn đề rất lo lắng và đã trình bày với lãnh đạo tỉnh. Người lao động của chúng ta đang có nhiều khuyết điểm lớn mà đào tạo cần phải quan tâm. Chẳng hạn: chưa quan tâm đến an toàn, sức khỏe; sự trung thành, gắn bó không tốt, hay thay đổi công việc và quan điểm; cách hành xử, sự sạch sẽ; cách giải quyết xung đột, vướng mắc kém; tính tư lợi cá nhân quá lớn nên hiệu quả làm việc nhóm không cao; lên kế hoạch làm việc không chặt chẽ; ít dám nhận trách nhiệm mà hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, còn nặng tính tiểu xảo. PUM đề xuất giảng viên đi thực tập tại doanh nghiệp là điều rất đúng. Có nhiều vấn đề thực tế nhức nhối nên cá nhân ông ủng hộ kế hoạch này. Doanh nghiệp sẽ tác động trở lại với nhà trường như thế bào? Nhà trường cần mở rộng hợp tác ở những khía cạnh gì là hết sức cần thiết. ThS Lưu Hồng Quân – Trưởng khoa Điện - Điện từ - Cơ khí và Xây dựng cũng rất muốn các giảng viên được về doanh nghiệp thực tập hay cùng tham gia làm việc nhưng tỏ ra băn khoăn: liệu doanh nghiệp có cho phép giảng viên tham gia hay không? Nếu doanh nghiệp cho giảng viên đến cùng làm, cùng nghiên cứu, ngành có công nghệ chuyên sâu liệu doanh nghiệp có hài lòng? Đó là điều không phải đơn giản. Tổng hợp từ ý kiến của các doanh nghiệp và giảng viên, bà Anneke mong nhà trường có các giải pháp phù hợp để các sinh viên DNTU cũng như các giảng viên đều có cơ hội tiếp cận và làm việc cùng doanh nghiệp. Như thế sẽ mang lại sự hiểu biết và lợi ích cần thiết cho cả nhiều bên. Thay mặt Ban lãnh đạo Tro choi đánh bài , TS Trần Đức Thuận đã cám ơn sự quan tâm và chia sẻ của các doanh nghiệp, tổ chức PUM đồng thời bày tỏ sự tin tưởng về triển vọng của sự hợp tác mà lễ ký kết mang lại. Chương trình buổi làm việc khép lại trong niềm vui và tin tưởng. Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiết“Mỗi một ngày, một tuần là một sự hợp tác” thế giới phát triển, con người phát triển, tốc độ định hướng thương hiệu cũng phát triển…Xác định mục tiêu hợp tác trên đa phương tiện với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…Tro choi đánh bài mong muốn trên tinh thần “win – win”; quý doanh nghiệp cùng tham gia chương trình đào tạo, tạo điều kiện kiến tập, thực tập, việc làm cho sinh viên…còn DNTU sẽ cung cấp nguồn nhân lực, con người chất lượng cho doanh nghiệp. Công ty TNHH Electronic Tripod VN. Tập đoàn Tripod thành lập vào năm 1998 tại Đài Loan hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ đạo là sản xuất điện tử, thiết bị máy móc, thiết bị y tế. Hiện nay, Tripod là một trong 10 tập đoàn về điện tử lớn nhất thế giới, doanh thu hàng tỷ USD/năm. Từ đầu năm 2023, Tập đoàn Fujitsu đã bắt đầu đàm phán và chuyển nhượng lại dự án ở Đồng Nai cho Tập đoàn Tripod. Sau khi tiếp nhận dự án ở Đồng Nai, Tập đoàn Tripod cho biết, sẽ rót thêm khoảng 200 triệu USD để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, mở rộng nhà máy, nâng công suất cung ứng sản phẩm cho thị trường khu vực Âu Mỹ. Dự kiến của Tripod sẽ nhắm đến những dòng sản phẩm cao cấp hơn cho nhiều thị trường trên toàn cầu. Về nhân sự tại các nhà máy ở Đồng Nai sẽ ít thay đổi sau chuyển đổi, đồng thời Tập đoàn Tripod dự kiến tuyển thêm nhiều kỹ thuật viên và kỹ sư để mở rộng sản xuất. Công ty TNHH Schaeffler VN Schaeffler Việt Nam là một chi nhánh của Tập đoàn Schaeffler hoạt động trong khu vực Đông Nam Á. Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam đã khánh thành nhà máy tại Khu công nghiệp Amata (TP. Biên Hòa).Đây là nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm vòng bi và linh kiện công nghiệp lần đầu tiên được Tập đoàn Schaeffler đầu tư tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhà máy có diện tích 5 hécta, tổng vốn đầu tư gần 50 triệu USD với dây chuyền sản xuất tự động hóa. Đại diện Tập đoàn Schaeffler cho biết, nhà máy đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động có tay nghề cao. Sản phẩm của công ty là các loại vòng bi cho tất cả các loại máy móc trong công nghiệp, ô tô, xe gắn máy...cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2020, Schaeffler sẽ đầu tư thêm khoảng 67 triệu USD để mở rộng nhà máy sản xuất và nâng số lao động lên 800 người. Đồng thời, sẽ sản xuất một số linh kiện cho robot “Trình độ kỹ năng thấp là một trong những yếu tố khiến Việt Nam hiện là một trong những nước có năng suất lao động thấp nhất khu vực. Trong tương lai, nguồn nhân công giá rẻ sẽ không còn là điều kiện quan trọng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài mà chính là yếu tố kỹ năng. Lao động Việt Nam cần cải thiện nhiều cả kỹ năng mềm và chuyên môn, để tận dụng cơ hội thu hút những doanh nghiệp nước ngoài lớn đầu tư vào Việt Nam… Ban Giám hiệu & Phòng QHDN Tro choi đánh bài đã có buổi làm việc với 2 doanh nghiệp FDI “xoáy” vào nội dung: Giải bài toán việc làm cho sinh viên – mấu chốt vấn đề Trước tình hình việc làm ngày càng đòi hỏi người ứng tuyển hội tụ các kiến thức, kĩ năng, thái độ…để ứng tuyển và vượt qua các vòng tuyển chọn, nhu cầu việc làm tại các doanh nghiệp FDI luôn nhận được sự quan tâm của các sinh viên giỏi. Với rất nhiều hình thức như phỏng vấn trực tiếp, tham gia ngày hội việc làm…Tuy nhiên nhu cầu tìm kiếm việc trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Để giải quyết bài toán này, việc chủ động liên kết ngay với Doanh nghiệp FDI sẽ hiểu rõ quá trìh làm việc tại các vị trí của doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp mong muốn, ứng dụng các chương trình nào để làm cho ứng viên, nhân viên tốt hơn, những vấn đề nào cần phải đào tạo cho sinh viên…Tất cả sẽ được hiểu từ phía doanh nghiệp mong muốn từ nhà trường, cơ sở đó sẽ phát triển toàn diện sinh viên. Hành trang balo của các bạn sẽ đầy đủ điều kiện để ứng tuyển vào 1 vị trí làm việc tại doanh nghiệp FDI. 02 Doanh nghiệp cùng một quan điểm đã nêu rõ: khó tuyển được đủ số lượng nhân sự mong muốn; ứng viên lại không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng chuyên môn và cả kỹ năng ngoại ngữ. Tất nhiên cũng sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến tuyển dụng nhóm lao động này khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tuyển cần sự chọn lọc mang lại giá trị và nâng tầm doanh nghiệp, giúp họ có lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực. Nên đặc biệt, cần nhân lực có kỹ năng, kiến thức chuẩn và khi vào đào tạo thì họ có “nền móng” từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Các buổi làm việc đã có sự tham dự: Đại diện công ty ELECTRONIC TRIPOD: Mr. Lai, Chia Wei - Phụ trách nhân sự tập đoàn tại Trung Quốc- Đài Loan Ms. Huang, Ssu-Ling - Phụ trách nhân sự tập đoàn tại Trung Quốc- Đài Loan Mr. Li, Jheng-Yu - Phụ trách nhân sự tập đoàn tại Trung Quốc- Đài Loan Mr. Lê Đức Vinh – Giám đốc nhân sự nhà máy VN Ms. Phùn Thị Thanh Linh (phiên dịch) Công ty SCHAEFFLER VIỆT NAM: Mr .Nguyễn Xuân Thắng – Tổng giám đốc Ms. Nguyễn Hồng Yến – Giám đốc nhân sự Mr. Nguyễn Trung Nghĩa – Phụ trách phát triển nguồn nhân lực Về phía Tro choi đánh bài có sự tham dự: TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu Trưởng DNTU Thầy Lê Thế Vinh – Giảng viên Khoa Công nghệk Thầy Nguyễn Đình Thuật – Trưởng phòng QHDN Thầy Vũ Vi Minh Quân – Phó Trưởng phòng QHDN Thầy Lê Thanh Lành – Phó Trưởng Khoa Công nghệ Kết quả đạt đươc khi 2 bên trao đổi các thông tin: Chia sẻ giữa 2 bên doanh nghiệp và nhà trường trong việc ứng dụng chương trình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp. Tim hiểu thông tin, hình thành các phương thức, hình thức giới thiệu việc làm cho sinh viên trong năm cuối, tổ chức định kỳ các chương trình kiến tập, thực tập trong thời gian tới. Năng lực, kiên thức, kĩ năng sinh viên cần được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Giảng viên đến tham quan học tập kinh nghiệm Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà trường, tham gia góp ý chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho sinh viên, giảng viên. Phía đại diện của 2 công ty cũng chia sẻ: “Chúng tôi trước khi đến làm việc với Tro choi đánh bài , chúng tôi cũng đã tìm hiểu về nhà trường về những định hướng trong tương lai gần, chúng tôi đánh giá nhà trường đã có bước chuyển mình phù hợp với sự phát triển thời đại…DNTU có những thế mạnh riêng và nhà trường đã biết phát huy để trở thành 1 trong những đại diện cho nền giáo dục nước nhà…Nhìn chung, với những gì mà nhà trường trình bày, đây là những bước đầu tiên cho mối quan hệ giữa các bên, chúng tôi giữa vào điều kiện của chúng tôi để hỗ trợ cho nền giáo dục của tỉnh nhà.” DNTU trân trọng nhưng mối quan hệ, hợp tác, sẽ có kế hoạch cụ thể, lộ trình tiến hành…và xa hơn sẽ có những bản kí kết từng nội dung hợp tác (MOU) để phát triển toàn diện cho Sinh viên DNTU nói riêng và góp phần thúc đẩy cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Nhà nói chung. Một số hình ảnh trong buổi làm việc: PHÒNG TRUYỀN THÔNG - HTQT
Xem chi tiết"Cuộc sống hướng mục tiêu là một hành trình lang thang vô định... Để đi đến thành công, mỗi người phải biết xây dựng những mục tiêu ý nghĩa trong công việc của mình". (TS.Bùi Quang Xuân) Ban Biên tập Nội san Khoa học xin trân trọng giới thiệu với Qúy Thầy/cô và tất cả các bạn sinh viên bài viết "Sinh viên DNTU với hành trình xây dựng mục tiêu cuộc đời" của TS.Bùi Quang Xuân để Qúy Thầy/cô và các em cùng chia sẻ, chiêm nghiệm với một nhà quản lý - một nhà giáo đã nhiều năm gắn bó với DNTU. Trân trọng Nguyễn Kim Hùng Hãy tưởng tượng cuộc đời như biển, còn bạn là một chiếc thuyền. Bạn sẽ đi đâu về đâu? Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống. Đừng để mặc dòng đời xô đẩy để rồi sống một cuộc đời lênh đênh vô định. Hãy tìm cho mình một bến đỗ để hướng đến một ước mơ để sống, một cuộc đời ý nghĩa để làm. Cuộc sống thiếu mục tiêu là một hành trình lang thang vô định, phó mặc cuộc đời cho sự may rủi và đưa đẩy ngẫu nhiên của thời cuộc. người sống thiếu mục tiêu sẽ không biết tập trung trí tuệ, sức lực vào đâu, nên dễ bỏ lỡ những cơ hội trong đời. Thế nhưng trong cuộc sống, phần đông chỉ có ước mơ mà thiếu hẳn mục tiêu rõ ràng, điều đó lý giải tại sao những thành công vượt trội chỉ thuộc về một số ít người trong xã hội. Chúng ta cùng nghe câu chuyện sau đây: “Có hai anh em nhà nọ quyết định đào một cái hố sau nhà. Trong khi hai anh em đang đào, có vài cậu bé hàng xóm đi qua và dừng lại xem. “Các cậu làm gì vậy?” Một cậu hàng xóm hỏi. “Bọn tớ định đào một cái hố xuyên qua trái đất!” Người em hồ hởi trả lời. Các cậu bé hàng xóm ôm bụng cười chế giễu và nói với hai anh em rằng việc đào một cái hố xuyên qua trái đất là điều không thể. Sau một lúc im lặng, người anh đưa cho các cậu bé hàng xóm xem một chiếc lọ đựng đầy giun dế và các loại côn trùng. Cậu nói với giọng bình thản và đầy tin tưởng: “Cho dù bọn tớ không đào được một cái hố xuyên qua trái đất, nhưng các cậu có thấy những thứ bọn tớ có được trong khi đào có tuyệt vời không.” Mục tiêu của hai cậu bé quá xa vời, nhưng chính nhờ có mục tiêu mà hai cậu đã đào cái hố một cách hăng say. Và đó cũng chính là ý nghĩa của một mục tiêu: Nó thôi thúc ta tiếp bước trên con đường đã chọn. Không phải mọi mục tiêu đều có thể đạt được. Không phải mọi công việc đều kết thúc thành công. Không phải mọi mối quan hệ đều bền vững. Không phải mọi hi vọng đều đến bến đến bờ. Không phải mọi tình yêu đều là mãi mãi. Không phải mọi giấc mơ đều thành hiện thực. Nhưng khi bạn chưa đạt được điều mình muốn, bạn có thể tự hào nói, “Đúng vậy, tôi chưa đạt được điều tôi muốn. Nhưng những gì tôi có được trong cuộc hành trình đi đến mục tiêu của mình, những gì tôi có được từ sự cố gắng của bản thân thật là tuyệt vời!” Có người nói: “Thành công là một hành trình, không phải là một điểm đến.” Và tôi tin rằng, không phải là cái đích ở cuối con đường, mà chính là niềm vui ta có được trong cuộc hành trình mới thực sự là điều quan trọng. Một thực trạng hiện nay là một bộ phận lớn giới trẻ vẫn đang sống vô chừng, không có định hướng. Họ luôn muốn vươn lên, muốn thành công, muốn giàu có nhưng họ lại không có mục tiêu rõ ràng nên ước mơ vẫn mãi là mơ ước. Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao nhiều người không đặt ra mục tiêu cho mình như: Thái độ bi quan, lo ngại cạm bẫy hơn là tin tưởng vào năng lực bản thân. Sợ thất bại. Sợ luôn phải sống theo hình ảnh thành công của mình. Thiếu tham vọng. Lo ngại nếu mình làm không được, người khác sẽ chê cười. Chần chừ, cứ suy nghĩ rằng "Một ngày nào đó mình sẽ đặt ra mục tiêu cụ thể". Thiếu động lực và cảm hứng. Không nhận ra tầm quan trọng của mục tiêu. Thiếu kiến thức trong việc thiết lập mục tiêu. Đại học là con đường ngắn nhất để thành công. Có thật đúng như vậy khi các bạn sinh viên hiện nay dù đang theo học ngành nghề nhưng vẫn còn băn khoăn về tương lai của mình?. Các bạn vẫn sẽ mãi sống trong ước mơ nếu không vạch ra những mục tiêu cho cuộc đời mình Vậy làm sao để thiết lập và xác định được mục tiêu cũng như duy trì động lực để biến ước mơ thành sự thật luôn là nỗi trăn trở của các bạn trẻ. Sinh viên DNTU tham gia chương trình phỏng vấn thử thành công thực Để đi đến thành công, mỗi người phải biết xây dựng những mục tiêu ý nghĩa trong công việc của mình . Mục tiêu vừa là động lực vừa là định hướng cho con đường bạn sẽ đi. Mục tiêu sẽ giúp chúng ta vượt qua dù trở ngại có lớn đến đâu. Trong những mục tiêu đề ra, bạn cần thành lập một nhóm những sinh viên tốt, có khả năng phù hợp với nhiệm vụ học tập cần thực hiện. Khi bạn theo đuổi một mục tiêu nào đó, mọi thứ sẽ thay đổi. Bạn là sinh viên, bạn sống và làm việc có mục đích, mọi hoạt động, thái độ và quan niệm sống của bạn sẽ thay đổi: Chúng ta vạch ra những việc cần làm để đạt được mục tiêu ấy. Và mục đích sống là động lực khiến bạn muốn thực hiện những công việc này. Định liệu trước mọi việc, suy nghĩ của bạn sẽ mạch lạc hơn trong từng việc cụ thể Dù những trở ngại có đến, bạn cũng biết mình phải bước đi tiếp thế nào bởi mục tiêu đã đề ra sẽ định hướng cho bạn. Những thông điệp bạn gửi đến khách hàng của mình cũng rõ ràng hơn. Là một người luôn dẫn dắt công việc theo một mục đích nhất định, những điều chúng ta nói, làm và phản ứng sẽ nhất quán và khiến mọi người tin tưởng bạn. Con người cuốn hút người khác bằng sự đam mê và tính mục đích của mình. Sống có mục đích là một lựa chọn, một quyết định rất nhân bản. Chúng ta hiểu rõ rằng chỉ khi con người thực sự yêu điều họ làm, với nỗ lực của mình họ sẽ tạo ra sự khác biệt. Hãy biết nhận diện bản thân: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, bạn muốn hoạch định cho mình một mục tiêu cuộc đời trước tiên bạn phải biết được bạn thuộc “túyp” người nào? Tại sao bạn hay thường lo lắng, nóng nảy, thích làm nhiều thứ, thích lãnh đạo người khác. Tại sao vậy? lúc bình thường tự hứa với bản thân là hãy bình tĩnh nhưng khi gặp chuyện thì không giữ lời hứa của bản thân. Trong cuộc sống cũng như trong công việc chúng ta cần phân chia các mục tiêu thành: Mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu dài hạn. Phân chia để có thể quản lý và xây dựng định hướng rõ ràng hơn . Quy trình xây dựng mục tiêu chung cho cuộc đời: Xác định thực tế, khả năng và ước mơ đích thực. Triển vọng và lợi ích của mục tiêu. Những trở ngại ngăn cản hướng tới mục tiêu, những yếu tố thuộc về nội lực, ngoại cảnh. Bạn cũng cần có người động viên, người hỗ trợ và người đồng hành trên con đường kiếm tìm sự thành công, hạnh phúc. Bạn phải có kế hoạch cụ thể và thời gian hoàn thành. Vì vậy, chúng ta cần xác định một số các mục tiêu quan trọng: Mục tiêu gia đình Mục tiêu công ty Mục tiêu nghề nghiệp Mục tiêu bổn phận cá nhân Mục tiêu cá nhân ngắn hạn Mục tiêu cá nhân dài hạn Mục tiêu tài chính Mục tiêu cuộc sống Mục tiêu tri thức Tuy nhiên, các bạn sinh viên thường mắc những sai lầm khi thiết lập mục tiêu như: Thiết lập mục tiêu không có cơ sở, không có tính khả thi; Thiết lập mục tiêu quá thấp so với khả năng của chính mình nên không tạo động lực cho mình phấn đấu; Thiết lập mục tiêu quá cao so với khả năng của chính mình nên dẫn đến sự kỳ vọng quá mức và đuối sức, nản chí; Và thiết lập mục tiêu không rõ ràng, đại khái, chung chung nên không có giá trị hướng đích. Các bạn sinh viên DNTU có muốn đạt thành công trong cuộc đời không? Và đây là những việc cần thiết nhất: Xác định được cái đích mà bạn muốn đến. Hãy xây dựng hình ảnh của mình trong 10 - 20 năm trong tương lai. Xây dựng một kế hoạch l0 năm. Hãy đặt bút viết ra những nếu bạn mong muốn về công việc, cuộc sống gia đình và cuộc sống xã hội. Đừng phó mặc cuộc đời cho sự may rủi. Hãy ước muốn, hy vọng và đặt ra các mục đích sống để nuôi thêm sức mạnh. Đặt ra các mục tiêu và hoạt động để đạt các mục tiêu đó. Để đạt được mục tiêu, hãy tiến hành từng bước một. Mỗi bước đi phải chuẩn bị nhiều phương án dự phòng. Song phương án nào cũng phải giữ vững mục tiêu. Hãy đầu tư vào chính mình. Đầu tư cho học tập, cho việc nâng cao kiến thức những kỹ năng để phát huy sức sáng tạo và năng lực trí tuệ của bạn. Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần làm cho mình là chọn một mục tiêu quan trọng với bản thân. Các bạn sinh viên DNTU, các bạn cần cố gắng từng ngày, từng bước thực hiện những mục tiêu ngắn hạn sẽ củng cố niềm tin lòng tự tôn của bạn trên con đường hướng đến mục tiêu của chính mình. Và chính điều nầy sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của bạn. Sinh viên tham gia chương trình The Golden Key TS. Bùi Quang Xuân
Xem chi tiết"Cuộc sống hướng mục tiêu là một hành trình lang thang vô định... Để đi đến thành công, mỗi người phải biết xây dựng những mục tiêu ý nghĩa trong công việc của mình". (TS.Bùi Quang Xuân) Ban Biên tập Nội san Khoa học xin trân trọng giới thiệu với Qúy Thầy/cô và tất cả các bạn sinh viên bài viết "Sinh viên DNTU với hành trình xây dựng mục tiêu cuộc đời" của TS.Bùi Quang Xuân để Qúy Thầy/cô và các em cùng chia sẻ, chiêm nghiệm với một nhà quản lý - một nhà giáo uy tín đã nhiều năm gắn bó với DNTU. Trân trọng Nguyễn Kim Hùng Hãy tưởng tượng cuộc đời như biển, còn bạn là một chiếc thuyền. Bạn sẽ đi đâu về đâu? Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống. Đừng để mặc dòng đời xô đẩy để rồi sống một cuộc đời lênh đênh vô định. Hãy tìm cho mình một bến đỗ để hướng đến một ước mơ để sống, một cuộc đời ý nghĩa để làm Cuộc sống thiếu mục tiêu là một hành trình lang thang vô định, phó mặc cuộc đời cho sự may rủi và đưa đẩy ngẫu nhiên của thời cuộc. Người sống thiếu mục tiêu sẽ không biết tập trung trí tuệ, sức lực vào đâu, nên dễ bỏ lỡ những cơ hội trong đời. Thế nhưng trong cuộc sống, phần đông chỉ có ước mơ mà thiếu hẳn mục tiêu rõ ràng, điều đó lý giải tại sao những thành công vượt trội chỉ thuộc về một số ít người trong xã hội. Chúng ta cùng nghe câu chuyện sau đây: “Có hai anh em nhà nọ quyết định đào một cái hố sau nhà. Trong khi hai anh em đang đào, có vài cậu bé hàng xóm đi qua và dừng lại xem. “Các cậu làm gì vậy?” Một cậu hàng xóm hỏi. “Bọn tớ định đào một cái hố xuyên qua trái đất!” Người em hồ hởi trả lời. Các cậu bé hàng xóm ôm bụng cười chế giễu và nói với hai anh em rằng việc đào một cái hố xuyên qua trái đất là điều không thể. Sau một lúc im lặng, người anh đưa cho các cậu bé hàng xóm xem một chiếc lọ đựng đầy giun dế và các loại côn trùng. Cậu nói với giọng bình thản và đầy tin tưởng: “Cho dù bọn tớ không đào được một cái hố xuyên qua trái đất, nhưng các cậu có thấy những thứ bọn tớ có được trong khi đào có tuyệt vời không.” Mục tiêu của hai cậu bé quá xa vời, nhưng chính nhờ có mục tiêu mà hai cậu đã đào cái hố một cách hăng say. Và đó cũng chính là ý nghĩa của một mục tiêu: Nó thôi thúc ta tiếp bước trên con đường đã chọn. Không phải mọi mục tiêu đều có thể đạt được. Không phải mọi công việc đều kết thúc thành công. Không phải mọi mối quan hệ đều bền vững. Không phải mọi hi vọng đều đến bến đến bờ. Không phải mọi tình yêu đều là mãi mãi. Không phải mọi giấc mơ đều thành hiện thực. Nhưng khi bạn chưa đạt được điều mình muốn, bạn có thể tự hào nói, “Đúng vậy, tôi chưa đạt được điều tôi muốn. Nhưng những gì tôi có được trong cuộc hành trình đi đến mục tiêu của mình, những gì tôi có được từ sự cố gắng của bản thân thật là tuyệt vời!” Có người nói: “Thành công là một hành trình, không phải là một điểm đến.” Và tôi tin rằng, không phải là cái đích ở cuối con đường, mà chính là niềm vui ta có được trong cuộc hành trình mới thực sự là điều quan trọng. Một thực trạng hiện nay là một bộ phận lớn giới trẻ vẫn đang sống vô chừng, không có định hướng. Họ luôn muốn vươn lên, muốn thành công, muốn giàu có nhưng họ lại không có mục tiêu rõ ràng nên ước mơ vẫn mãi là mơ ước. Có nhiều nguyên nhân lý giải tại sao nhiều người không đặt ra mục tiêu cho mình như: Thái độ bi quan, lo ngại cạm bẫy hơn là tin tưởng vào năng lực bản thân. Sợ thất bại. Sợ luôn phải sống theo hình ảnh thành công của mình. Thiếu tham vọng. Lo ngại nếu mình làm không được, người khác sẽ chê cười. Chần chừ, cứ suy nghĩ rằng "Một ngày nào đó mình sẽ đặt ra mục tiêu cụ thể". Thiếu động lực và cảm hứng. Không nhận ra tầm quan trọng của mục tiêu. Thiếu kiến thức trong việc thiết lập mục tiêu. Đại học là con đường ngắn nhất để thành công. Có thật đúng như vậy khi các bạn sinh viên hiện nay dù đang theo học ngành nghề nhưng vẫn còn băn khoăn về tương lai của mình?. Các bạn vẫn sẽ mãi sống trong ước mơ nếu không vạch ra những mục tiêu cho cuộc đời mình Vậy làm sao để thiết lập và xác định được mục tiêu cũng như duy trì động lực để biến ước mơ thành sự thật luôn là nỗi trăn trở của các bạn trẻ. Sinh viên DNTU tham gia chương trình phỏng vấn thử thành công thực Để đi đến thành công, mỗi người phải biết xây dựng những mục tiêu ý nghĩa trong công việc của mình . Mục tiêu vừa là động lực vừa là định hướng cho con đường bạn sẽ đi. Mục tiêu sẽ giúp chúng ta vượt qua dù trở ngại có lớn đến đâu. Trong những mục tiêu đề ra, bạn cần thành lập một nhóm những sinh viên tốt, có khả năng phù hợp với nhiệm vụ học tập cần thực hiện. trung tâm việc làm khi bạn theo đuổi một mục tiêu nào đó, mọi thứ sẽ thay đổi. Bạn là sinh viên, bạn sống và làm việc có mục đích, mọi hoạt động, thái độ và quan niệm sống của bạn sẽ thay đổi: Chúng ta vạch ra những việc cần làm để đạt được mục tiêu ấy. Và mục đích sống là động lực khiến bạn muốn thực hiện những công việc này. Định liệu trước mọi việc, suy nghĩ của bạn sẽ mạch lạc hơn trong từng việc cụ thể Dù những trở ngại có đến, bạn cũng biết mình phải bước đi tiếp thế nào bởi mục tiêu đã đề ra sẽ định hướng cho bạn. Những thông điệp bạn gửi đến khách hàng của mình cũng rõ ràng hơn. Là một người luôn dẫn dắt công việc theo một mục đích nhất định, những điều chúng ta nói, làm và phản ứng sẽ nhất quán và khiến mọi người tin tưởng bạn. Con người cuốn hút người khác bằng sự đam mê và tính mục đích của mình. Sống có mục đích là một lựa chọn, một quyết định rất nhân bản. Chúng ta hiểu rõ rằng chỉ khi con người thực sự yêu điều họ làm, với nỗ lực của mình họ sẽ tạo ra sự khác biệt. Hãy biết nhận diện bản thân: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, bạn muốn hoạch định cho mình một mục tiêu cuộc đời trước tiên bạn phải biết được bạn thuộc “túyp” người nào? Tại sao bạn hay thường lo lắng, nóng nảy, thích làm nhiều thứ, thích lãnh đạo người khác. Tại sao vậy? lúc bình thường tự hứa với bản thân là hãy bình tĩnh nhưng khi gặp chuyện thì không giữ lời hứa của bản thân. Trong cuộc sống cũng như trong công việc chúng ta cần phân chia các mục tiêu thành: Mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu dài hạn. Phân chia để có thể quản lý và xây dựng định hướng rõ ràng hơn . Quy trình xây dựng mục tiêu chung cho cuộc đời: Xác định thực tế, khả năng và ước mơ đích thực. Triển vọng và lợi ích của mục tiêu. Những trở ngại ngăn cản hướng tới mục tiêu, những yếu tố thuộc về nội lực, ngoại cảnh. Bạn cũng cần có người động viên, người hỗ trợ và người đồng hành trên con đường kiếm tìm sự thành công, hạnh phúc. Bạn phải có kế hoạch cụ thể và thời gian hoàn thành. Vì vậy, chúng ta cần xác định một số các mục tiêu quan trọng: Mục tiêu gia đình Mục tiêu công ty Mục tiêu nghề nghiệp Mục tiêu bổn phận cá nhân Mục tiêu cá nhân ngắn hạn Mục tiêu cá nhân dài hạn Mục tiêu tài chính Mục tiêu cuộc sống Mục tiêu tri thức Tuy nhiên, các bạn sinh viên thường mắc những sai lầm khi thiết lập mục tiêu như: Thiết lập mục tiêu không có cơ sở, không có tính khả thi; Thiết lập mục tiêu quá thấp so với khả năng của chính mình nên không tạo động lực cho mình phấn đấu; Thiết lập mục tiêu quá cao so với khả năng của chính mình nên dẫn đến sự kỳ vọng quá mức và đuối sức, nản chí; Và thiết lập mục tiêu không rõ ràng, đại khái, chung chung nên không có giá trị hướng đích. Các bạn sinh viên DNTU có muốn đạt thành công trong cuộc đời không? Và đây là những việc cần thiết nhất: Xác định được cái đích mà bạn muốn đến. Hãy xây dựng hình ảnh của mình trong 10 - 20 năm trong tương lai. Xây dựng một kế hoạch l0 năm. Hãy đặt bút viết ra những nếu bạn mong muốn về công việc, cuộc sống gia đình và cuộc sống xã hội. Đừng phó mặc cuộc đời cho sự may rủi. Hãy ước muốn, hy vọng và đặt ra các mục đích sống để nuôi thêm sức mạnh. Đặt ra các mục tiêu và hoạt động để đạt các mục tiêu đó. Để đạt được mục tiêu, hãy tiến hành từng bước một. Mỗi bước đi phải chuẩn bị nhiều phương án dự phòng. Song phương án nào cũng phải giữ vững mục tiêu. Hãy đầu tư vào chính mình. Đầu tư cho học tập, cho việc nâng cao kiến thức những kỹ năng để phát huy sức sáng tạo và năng lực trí tuệ của bạn. Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần làm cho mình là chọn một mục tiêu quan trọng với bản thân. Các bạn sinh viên DNTU, các bạn cần cố gắng từng ngày, từng bước thực hiện những mục tiêu ngắn hạn sẽ củng cố niềm tin lòng tự tôn của bạn trên con đường hướng đến mục tiêu của chính mình. Và chính điều nầy sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của bạn. Sinh viên tham gia chương trình The Golden Key TS. Bùi Quang Xuân
Xem chi tiếtBạn đã chọn ngành học vì mong muốn của cha mẹ, vì ngành đó đang “hot” hay do bạn bè lôi kéo?....Rồi một ngày, bạn trăn trở với những gì bạn đang học và tự hỏi: “Con đường nào dành cho tôi?” Theo thống kê, hàng năm ngành đào tạo bậc đại học toàn quốc có đến 15 - 20% tỉ lệ sinh viên cả nước bỏ học vì lí do….chọn sai ngành?. Con số này đã và đang có chiều hướng gia tăng trong tương lai. Nó cho thấy một vấn đề đang tồn tại là rất đáng lo ngại trong một bộ phận lớn các bạn học sinh và sinh viên còn mơ hồ về sở thích nghề nghiệp, thế mạnh của bản thân và tương lai của chính họ. Vậy nguyên nhân do đâu? Tiến thoái lưỡng nan Hiện nay, một quy trình chọn ngành được đa số học sinh Việt Nam áp dụng là: 1.Xác định ngành đó có đang “hot” hay không, khả năng kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp thế nào? 2.Chọn ngành nào để làm vui lòng cha mẹ và rạng rỡ họ hàng? 3.Sức học của mình đến đâu? Và cuối cùng mới là mình thực sự thích ngành học nào? Chính tình trạng này đã đẩy hơn 50% sinh viên Việt Nam bước vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi phát hiện ra ngành họ đang theo học không hề phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân. Thêm vào đó, ngành họ chọn có thể “hot” trong thời điểm này nhưng nhu cầu việc làm của xã hội có thể sẽ thay đổi sau 4 năm đại học. Việc chọn sai ngành học đã dẫn đến một thực tế đáng buồn: Thống kê cho thấy chỉ có 30% sinh viên ra trường có việc làm; 80% không có việc làm trong ba tháng; 50% thất nghiệp trong sáu tháng hoặc làm trái nghề; 30% thất nghiệp trong vòng một năm. Có nên học tiếp hay không? Bạn đừng quên rằng tuổi trẻ chỉ có một lần. Việc phí hoài khoảng thời gian tươi đẹp này trong một môi trường học tập hoặc một ngành học mà mình không thích, có nên hay không? Khi mà thế giới ngoài kia thay đổi từng giây từng phút, bạn phải vùi đầu vào những trang lý thuyết nặng nề. trung tâm tìm nhận thấy khi những người trẻ xung quanh bạn đã va chạm, khám phá sang một thế giới đầy tiềm năng và cơ hội, bạn vẫn đang tự trói mình trong một môi trường quen thuộc. Khi tuổi trẻ phải là nơi để bạn thử thách và tìm tòi chính bản thân mình, bạn lại chọn ngồi lại trong “chiếc vòng chưa an toàn” của bản thân. Vậy tại sao, bạn lại không thử một lần bước ra khỏi chiếc vòng tẻ nhạt ấy? Đến với một nơi phù hợp hơn cho bạn? Một nơi mà mỗi giây mỗi phút học tập là một trải nghiệm thực tế rõ ràng, một nơi mà bạn có thể được tắm mình trong sự quốc tế hóa và đa dạng hóa, một nơi mà bạn luôn vừa phải vừa “học” mà vừa “hành”? Và quan trọng hơn. Nơi đó bạn luôn được là chính bạn. Mạnh dạn thay đổi khi còn có thể, đừng cố trở thành một ai đó mà người khác mong muốn , hãy luôn là chính mình. Còn bạn ? Bạn có đang được là chính mình và làm điều mình thích hay không ? Đỗ Trần Nguyên Khôi - CTV Phòng Truyền thông
Xem chi tiết‘‘Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh…” – Trích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những lời nói hay và sâu sắc mà Bác dành nói về những người thầy giáo, cô giáo đứng trên bục giảng. Cô Phạm Thị Lĩnh – Thạc sĩ Kế toán - Giảng viên chuyên ngành Kế toán “Đối với cô, một trong những yếu tố quan trọng nhất trên con đường đại học đó chính có là thầy cô đồng hành cùng các bạn. Vậy là với kinh nghiệm hơn 9 năm trong lĩnh vực kế toán Doanh nghiệp, cô ao ước được đứng trên bục giảng như một người đi trước để truyền đạt lại kiến thức và kinh nghiệm cho sinh viên – “những người đi sau”. Và ngày hôm này cô đã thực hiện được điều đó – trở thành Giảng viên của Tro choi đánh bài ” – Cô kể lại. Lựa chọn “sứ mệnh” là người đồng hành cùng sinh viên Khi được hỏi về lựa chọn của mình, ThS. Phạm Thị Lĩnh chia sẻ: “Người thầy, người cô chính là những người truyền lửa cho sinh viên, một người thầy tốt không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải truyền được đam mê học tập, là nguồn cảm hứng cho sinh viên của mình. Vì thế trước mỗi năm học mới cô luôn xác định cho mình những mục tiêu là hiểu được sinh viên, giúp sinh viên đề ra mục tiêu cho bản thân và giúp đỡ sinh viên đạt được mục tiêu đó.”. Còn về chuyên ngành Kế toán, cô nhiệt huyết nói: Cô thấy rõ vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý kinh tế, tài chính ở các đơn vị, là một ngành có cơ hội việc làm rộng mở, cô quyết định trở thành giảng viên để dùng những kinh nghiệm thức tế của mình dẫn dắt các bạn sinh viên trau dồi tri thức, kỹ năng trở thành những kế toán viên giỏi trong tương lai. Cô luôn tận tình trong công tác giảng dạy, khích lệ sinh viên học tập, rèn luyện kỹ năng mềm, mạnh dạn tham gia các hoạt động ngoại khóa, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học cũng như làm đề tài tốt nghiệp. Cô thường xuyên trực tiếp dưa sinh viên tham quan kiến tập doanh nghiệp và cùng các em sinh viên sáng tạo, xây dựng nhiều hoạt động trong học tập. TỰ HÀO VÀ HẠNH PHÚC: Đối với cô, được chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân đến các bạn sinh viên làm hành trang bước vào cuộc sống cũng như công việc là niềm vui và hạnh phúc. Cô thấy rất tự hào khi các học trò của mình đạt được thành tựu. Cô Phạm Thị Lĩnh và một số hoạt động cùng thành tích đạt được Kỷ niệm với sinh viên thì nhiều vô kể, nhưng những kỷ niệm gần đây nhất chính là đồng hành cùng sinh viên DNTU tham dự vòng bán kết giải thưởng Euréka lĩnh vực Kinh tế - lần thứ 22 năm 2020, tại đây cô cùng các sinh viên của mình đã có dịp tương tác với tinh thần học hỏi, giao lưu kinh nghiệm. Hay mới đây là “chia tay” Tân cử nhân ngành Kế toán tốt nghiệp và “đón” Tân sinh viên ngành Kế toán, cô kể: “Thầy cô là những người lái đò, mỗi chuyến đò là những kỷ niệm, cảm xúc, tình cảm khác nhau. Được nhìn thấy từng lứa học trò của mình ngày một trưởng thành và thành công đó là điều hạnh phúc vô cùng lớn. Trong những năm qua, ngoài công việc giảng dạy, cô Phạm Thị Lĩnh luôn tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học tại trường; cô cho biết đến nay cô đã có kha khá bài viết được đăng trên Tạp chí khoa học và tại các Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Bên cạnh các hoạt động về chuyên môn, cô còn tham gia rất nhiều hoạt động đoàn – hội, cô được cán bộ, giảng viên, nhân viên, đoàn viên, sinh viên trong nhà trường tín nhiệm bầu nắm giữ các nhiệm vụ quan trọng, chủ chốt trong Công Đoàn, Đoàn trường, Đoàn khoa. Hiện cô đang giữ chức vụ Bí thư Đoàn khoa – BTV Đoàn trường, Trưởng ban Thanh tra Nhân dân trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, UV BCH Công đoàn Tro choi đánh bài , được sinh viên yêu quý và nhận xét là luôn hết mình trong mọi việc từ các chương trình như Xuân yêu thương, Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, các hoạt động thiện nguyện… Những thành tích mà cô có được không chỉ khẳng định năng lực trong công tác chuyên môn nghiệp vụ mà còn thể hiện được sức trẻ và sự tận tâm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở cô luôn toát lên sự thân thiện với sinh viên và đồng nghiệp. Qua khoảng thời gian gắn bó tại DNTU, cô cảm nhận được sự thân thiện luôn nỗ lực trong học tập và làm việc của sinh viên, nhiệt tình tham gia công tác xã hội hoạt động của trường, đoàn khoa, sống hòa đồng giúp đỡ bạn bè khi khó khăn của các bạn. Cô muốn chia sẻ điều gì về ngành học Kế toán đến với các bạn sinh viên Kế toán là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở: Với vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý kinh tế, tài chính ở các đơn vị. Theo đó, tất cả các đơn vị đều phải làm công việc Kế toán. Điều này có nghĩa là bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nào, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, đều cần đến ít nhất một nhân viên kế toán. Môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp: Nghề kế toán viên đòi hỏi bạn phải nắm bắt các điều luật, quy định mới,… để thực hiện công việc của mình. Hiện nay, ngoài việc thực hiện thành thục công việc Kế toán, bạn còn phải có những ý kiến tham mưu cho người lãnh đạo để đơn vị hoạt động ngày càng hiệu quả, do đó công việc này đòi hỏi bạn luôn năng động, tiếp thu đê hoàn thành công việc. Trong thời đại công nghệ hiện nay, sinh viên có thể tự tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn và thầy cô như một người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho người học. Khi có được khối kiến thức nền tảng từ các thầy cô, các bạn cần chủ động học tập để xây dựng, phát triến thành kiến thức cho mình,… và cô rất vui khi là một người hướng dẫn mà các em tin tưởng để đồng hành. Vì vậy, nếu các bạn có niềm yêu thích với những con số thì đừng ngần ngại về với “đội của cô” nha ^^ Lời khuyên cho các bạn sinh viên Cô chỉ muốn nói với các bạn: “Khi đứng ở điểm khởi đầu của một cuộ hành trỉnh, ít ai có thể chắc chắn hoàn toàn về con đường mình lựa chọn. Tuy nhiên, dù bất cứ ngành học nào, công việc nào các bạn chọn hãy đặt trái tim, tinh thần của bạn vào từ những việc nhỏ nhất. Chính điều đó sẽ giữ cho bước chân của các bạn thêm vững vàng kiên trì theo đuổi đam mê. Đó chính là bí mật của sự thành công”. Cùng với đó, khoảng thời gian sinh viên là khoảng thời gian đẹp nhất và tốt nhất để các bạn có thể trải nghiệm hết mình. Các bạn hãy hoạt động thật năng nỗ trên hết mọi phương diện, cố gắng tích lũy thật nhiều kiến thức và kỹ năng. Và sống thật trọn vẹn với tuổi trẻ này. Hỏi nhanh đáp nhanh cùng D-Magazine: Trong gia đình ai là người cho cô dộng lực nhiều nhất? Mẹ của cô. Mẹ là nơi bình yên nhất và mẹ cũng vô cùng cứng cỏi, không có việc gì là không thể. Ý nghĩa gia đình trong cô? Gia đình là “nhà”, là nơi ấm áp, là nơi mà dù có đi xa đến đâu cũng là nơi đề về! Đó là tất cả niềm tin và hi vọng Khi có thời gian rảnh cô thường làm gì? Đọc sách, chụp ảnh Câu nói truyền cảm hứng? “Hôm nay, tôi chọn là phiên bản tốt nhất của chính mình.” Năng lượng tích cực cô muốn truyền tài cho mọi người là gì? Chỉ cần bạn cố gắng sẽ luôn những công việc phù hợp và tạo cơ hội tối đa để phát huy khả năng của bản thân. Cảm ơn cô đã dành thời gian chia sẻ cùng D-magazine. Chúc cô luôn tươi trẻ để mãi nhiệt huyết với niềm đam mê truyền thụ kiến thức cho các bạn sinh viên DNTU! Thực hiện: D-Magazine PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtThủ lĩnh sinh viên năm 2023 – cuộc thi tìm kiếm sinh viên xuất sắc trong quan điểm của các bạn qua các câu hỏi của Ban tổ chức; Thủ lĩnh sinh viên năm 2023 do Đoàn Khoa Kinh tế Quản trị phối hợp với CLB Du lịch – Sự kiện (TEC) tổ chức, sân chơi mới phát hiện những nhân tố tích cực để tiếp tục bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ nhân sự và hoàn chỉnh hồ sơ khen thưởng Đoàn – Hội các cấp. Mặt khác, tăng cường quảng bá hình ảnh sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để sinh viên thể hiện tài năng, phẩm chất của mình. BTC và thí sinh của cuộc thi "Thủ lĩnh sinh viên" Vòng loại được tổ chức từ ngày 09/6 đến ngày 12/6/2023, BTC thực hiện 20 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các chủ đề: Kiến thức chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị Khách sạn; Thông tin tổng quan về Đoàn – Hội; Một số vấn đề văn hóa - xã hội khác,…Tổng thí sinh tham dự cho vòng loại là 248 sinh viên tham gia. Ban giám khảo chấm điểm và xác định Top 30 sinh viên tiếp tục tham gia vòng chung kết Hội thi vào sáng ngày 19/6/2023. Ban Giám khảo làm việc "cật lực" để chấm thi Vòng chung kết, lượt thi “Thủ lĩnh tỏa sáng” diễn ra với 4 vòng thi: Thiết lập đội; Hiểu ý đồng đội; Đoàn kết; Thợ lặn tìm kho báu. Các thành viên mỗi đội phải vượt qua lần lượt 4 trò chơi để có kết quả chung cuộc tìm ra 3 đội về Nhất, Nhì và Ba. Đồng thời, xuyên suốt quá trình các đội sẽ tìm ra 1 đại diện để tham gia lượt thi cá nhân “Bản lĩnh thủ lĩnh” với phần thi hùng biện với các chủ đề: Vấn đề trầm cảm ở sinh viên, vấn nạn sống thử trong sinh viên, Bạo lực học đường, Vai trò của Đoàn – Hội đối với sinh viên, Văn hóa DNTU với sinh viên, Học vượt hay làm thêm?. Thí sinh Thanh phong chia sẻ, quyết định tham gia sân chơi Thủ lĩnh sinh viên, bởi em trắc nghiệm lại các kiến thức, những kĩ năng và mong muốn cho mình có cơ hội được thử sức với sân chơi lần này để biết giới hạn của em như thế nào. Thông qua các phần thi vừa làm việc nhóm vừa thể hiện tinh thần đồng đội, vừa thể hiện bản lĩnh cá nhân để khẳng định sức trẻ, sống tốt, tinh thần thanh niên để rèn luyện cống hiến hết mình cho gia đình và xã hội. Kết quả chung cuộc, Giải cá nhân thuộc về: Giải nhất: Lâm Thanh Phong, lớp 21DQT2; Giải nhì: Huỳnh Vũ Linh, lớp 21DLH1; Giải ba: Hồ Tá Duy Đan, lớp 21DQT7; Giải khuyến khích: Vũ Thị Thu Thảo, lớp 21DQT2; Phạm Nguyễn Hà Vy, lớp 22DQT2; và Nguyễn Thanh Thiên, lớp 21DQT1. các thí sinh nhận giấy chứng nhận của BTC cuộc thi Kết quả chung cuộc, Giải tập thể thuộc về: Giải nhất: Đội “Học được chơi được”; Giải nhì: Đội "Quyết Thắng"; Giải ba: Đội "Thủ lĩnh". Hình ảnh tham gia các hoạt động teamwork CLB Du lịch - Sự kiện (TEC) hỗ trợ cuộc thi. Cùng theo dõi Page Khoa Kinh tế Quản trị //www.facebook.com/khoaquantridntu để theo dõi các chương trình tiếp theo của Khoa nhé !
Xem chi tiếtMột chi tiết nhỏ bị lỗi trong quá trình vận động cũng có thể ngay lập tức làm cho cả bộ máy ngừng hoạt động. Nhận thức rõ điều đó nên trong Đề án đổi mới, Tro choi đánh bài đã xây dựng các mô hình chi tiết trong hoạt động của từng Phòng, Ban... sao cho hòa hợp với hoạt động dạy học trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, là đối tượng phục vụ. Vấn đề không mới nhưng để thực hiện được trong thực tế không phải là điều dễ dàng Người học cũng như khách hàng, họ là đối tượng phục vụ và phải được phục vụ tốt. Xuất phát từ quan điểm đó nên phòng Quan hệ doanh nghiệp đã trực tiếp mời ông Hồ Đắc Thanh Huy – Tiếp viên phó đoàn tiếp viên hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), người đại diện cho nghề “Làm dâu trăm họ” – về tập huấn kỹ năng nghiệp vụ trong giao tiếp, làm việc với sinh viên cho Cán bộ - Nhân viên các Phòng, Ban của DNTU trong ngày 6/8/2016 vừa qua. đây là chương trình được dành cho các nhân sự thường xuyên giải quyết công việc tiếp xúc với sinh viên, trang bị cho họ những kỹ năng nghiệp vụ trong phong cách giao tiếp, xử lý tình huống, kỹ năng làm việc với tác phong chuyên nghiệp Ông Hồ Đắc Thanh Huy đang trình bày vấn đề trước CB - NV của DNTU Do tính chất tập huấn nên phần lớn thời gian của buổi làm việc, ông Hồ Đắc Thanh Huy đã cố gắng tối đa để truyền tải mọi khả năng trong việc phát huy hiệu quả giao tiếp. Từ thái độ, ánh mắt, cử chỉ đến ngôn ngữ, điệu bộ... tất cả được phô diễn hài hòa cho thấy tính chất tinh tế, mềm mại, uyển chuyển của nghề tiếp viên hàng không. Những câu đùa vui hóm hỉnh được đặt trong những tình huống hợp lý khiến ai nấy cũng bật cười thoải mái. Đặt bản thân mình vào đối tượng tiếp xúc trong hoàn cảnh ấy ta nhận ra lập tức vai trò của kỹ năng giao tiếp như thế nào. Bài học thực hành về phong cách và kỹ năng giao tiếp Đặt mình vào hoàn cảnh sinh viên. Trong phần xử lý các tình huống (thắc mắc, khiếu nại...) của sinh viên, cả người hướng dẫn và người dự tập huấn đều tham gia đóng vai. Tiến sỹ Phạm Đình Sắc – Trưởng phòng Đào tạo – tham gia giải quyết những sự việc “trong tưởng tượng” như nhầm lẫn về điểm số, kết quả học tập thi cử, đánh giá kết quả thực tập, rèn luyện... Trong mỗi tình huống, người hướng dẫn không chỉ yêu cầu sự chính xác về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn nhận xét cụ thể về từng cử chỉ, thái độ hay ngôn ngữ giao tiếp để người dự tập huấn rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Bên cạnh những thắc mắc, khiếu nại (tưởng tượng) nhiều Thầy/Cô và Cán bộ - Nhân viên còn tham gia tư vấn, chia sẻ với sinh viên và phụ huynh về nhiều vấn đề tế nhị khác. Tất cả đều được giải quyết nhẹ nhàng, ổn thỏa. Điều đó cho thấy kiến thức và khả năng nghiệp vụ tốt của CB - NV trong các Phòng, Ban của DNTU. Dư âm để lại. Sau buổi tập huấn, Ông Hồ Đắc Thanh Huy đã lưu lại trên sân khấu để nhận bó hoa tươi thắm từ DNTU và lưu lại hình ảnh kỷ niệm với nhà trường. Sau những phút giây trải lòng, mỗi người đều cảm thấy gần gũi, thân thiện hơn. Và quan trọng nhất là nhận ra mình ở vị trí người phục vụ. Dầu khách hàng là sinh viên hay phụ huynh, đồng nghiệp và trong bất kỳ tình huống nào thì bản thân mình vẫn luôn phải giữ thái độ ôn hòa, nhã nhặn của người phục vụ. Điều quan trọng là cần phải có thái độ chân thật vì chỉ có sự chân thật thì mới mang lại hiệu quả giao tiếp tốt nhất trong mọi tình huống Hồ Đắc Thanh Huy chụp hình lưu niệm cùng CB - NV Tro choi đánh bài Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtĐêm nhạc hội DNTU Students by Night 2019 của Tro choi đánh bài chào đón tân sinh viên đã diễn ra thành công và tốt đẹp trong bầu không khí phấn khởi vì độ hoành tráng và chuyên nghiệp từ chất lượng các tiết mục biểu diễn đến ekip làm việc, âm thanh ánh sáng... Chương trình đã thu hút đông đảo người đến tham gia với con số lên đến gần 2.000 người và thu hút hơn 500 lượt theo dõi trực tiếp trên fanpage trường. Hình ảnh đêm nhạc hội DNTU Students by Night 2019 Để có được sự thành công đó, tất cả là nhờ sự ủng hộ của Ban lãnh đạo Nhà trường, sự phối hợp ăn ý của các đơn vị hỗ trợ và của ekip Phòng Truyền thông, nhất là phần trình diễn hết cống hiến hết mình của sinh viên, ban nhạc, ca sĩ trong đêm đại nhạc hội này. Đặc biệt phải kể đến là những đóng góp quan trọng và to lớn của các Nhà tài trợ. trung tâm dạy kèm tại biên hòa chính sự quan tâm về vật chất và tinh thần của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã giúp cho chương trình được tiếp thêm nguồn kinh phí, sản phẩm góp phần xây dựng một đêm nhạc hoành tráng cho tất cả sinh viên , giảng viên và quần chúng được thưởng thức “Students by Night” một cách trọn vẹn nhất. Thay mặt cho Ban lãnh đạo Tro choi đánh bài , Phòng Truyền thông xin tri ân và trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ông Trần Ánh Dương – PGĐ Phòng bán hàng Biên Hòa 1, Trung tâm Kinh doanh VNPT Đồng Nai, Ông Trần Văn Lợi – GĐ Điều hành Trung tâm Anh ngữ Kiwi, Chị Diệu Linh – Chủ cửa quán Tomato Coffee & Beer . Trân trọng cảm ơn Công ty Cổ phần Máy tính Biên Hòa đã dành tặng 1 Đồng hồ Thông minh Xiaomi Miband 4, 2 sạc dự phòng Pisen Meatball 10000Mah cho chương trình Bốc thăm trúng thưởng. Bà Lê Trần Tâm Thi - Trưởng phòng Truyền thông đại diện Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn Các nhà Tài trợ Nhà trường hy vọng và tin tưởng rằng, trong thời gian sắp tới sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nhà trường cam kết đồng hành thực hiện nhiều chương trình chất lượng ngoài việc phụ vụ cho sinh viên còn là phụ vụ cho cộng đồng trong khu vực và kết nối doanh nghiệp đến với sinh viên và cộng đồng nhiều hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! Phòng Truyền thông
Xem chi tiết