Sáng 13/3/2018 tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, TS.Trần Đức Thuận, Phó hiệu trưởng nhà trường đã có buổi làm việc với chuyên gia PUM đến từ Hà Lan. Cùng dự buổi làm việc có các cán bộ của Phòng hợp tác Quốc tế nhà trường.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo nhà trường đã thảo luận với các chuyên gia PUM về những thỏa thuận đã triển khai do hai bên ký kết trước đây. Trong thời gian tới hai bên sẽ phối hợp tổ chức 2 hội thảo nhằm định hướng phát triển phát triển và đào tạo kỹ năng mền cho sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
Đại diện đoàn PUM làm việc tại DNTU trong tháng 03/2018
Cụ thể đó là hội thảo phương pháp giảng dạy và học tập được tổ chức vào ngày 20/3/2018 dành cho giảng viên và sinh viên xoay quanh hướng dẫn những phương pháp học tập tích cực, và cách tiếp cận hiệu quả giữa giảng viên và sinh viên. từ hoạt động này sẽ tạo động lực cho sinh viên học tập hiệu quả tốt hơn và trao đổi sinh viên về vấn đề học tập.
TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng Nhà trường trao đổi tại buổi làm việc
Hội thảo thứ hai sẽ tập trung vào vấn đề ứng dụng phương pháp CDIO tại DNTU với chủ đề: “Cơ hội và thách thức”. Hội thảo này sẽ diễn ra vào ngày 22/3/2018. Hội thảo này sẽ có sự tham gia từ phía các doanh nghiệp. Tại hội thảo Tổ chức PUM sẽ giới thiệu cho doanh nghiệp về phương pháp CDIO trong giảng dạy và học tập, về tầm quan trọng của sinh viên và sẽ giới thiệu các dự án giữa DNTU, DN và PUM.
Đại diện đoàn PUM thảo luận và trao đổi các vấn đề liên quan
Cũng trong buổi làm việc, chuyên gia của Tổ chức PUM đã làm việc với Khoa Ngoại ngữ để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức vấn đề khả năng ngoại ngữ sinh viên và Tiếng anh chuẩn đầu ra của sinh viên.
Bà Anneke Bal-Atama của Tổ chức PUM hy vọng rằng những đóng góp trong chuyến làm việc của bà sẽ mang lái nhiều lợi ích thiết thực cho DNTU. Đây là buổi gặp gỡ đầy ý nghĩa với những câu hỏi và sự tư vấn của các chuyên gia từ Tổ chức PUM Hà Lan đã mang lại nhiều bài học cho DNTU.
Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Sáng ngày 02/11/2016, tại phòng họp 1 Tro choi đánh bài đã diễn ra lễ đón và làm việc với các chuyên gia uy tín của PUM – HÀ LAN. Phòng hợp tác Quốc tế giữ vai trò chủ trì trong lễ đón và điều hành chương trình làm việc. Các chuyên gia PUM – Hà Lan gồm có: Bà Anneke Bal-Astma – Chuyên gia ngành Ngôn ngữ và Ông Titus Visers – Giám đốc điều phối khu vực phía Việt Nam. Đón và làm việc với đoàn, về phía Tro choi đánh bài có TS Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng; TS Trần Thị Quỳnh Lê – Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và một số CB - NV phòng truyền thông và Hợp tác Quốc tế. CB - NV Tro choi đánh bài đón tiếp và làm việc với làm việc với các chuyên gia PUM – Hà Lan tại phòng họp 1 Mở đầu buổi làm việc, TS Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng đã phát biểu bày tỏ niềm vui khi được đón và làm việc với Ông Titus Visers và Bà Anneke Bal-Astma. TS Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng rất cảm kích vì tổ chức PUM – HÀ LAN đã giúp nhà trường tìm ra giải pháp bền vững. Dựa vào giải pháp đó đến nay chúng tôi đã thay đổi nhiều, đã giúp giảng viên tăng cường các kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn, thay đổi thái độ của giảng viên và nhận thức của sinh viên. Ông Trần Đức Thuận có trình bày sơ về tình hình hiện tại, trong lớp học đã có sự tương tác tốt hơn giữa giảng viên và sinh viên. Sự thay đổi này là nhờ DNTU đã làm theo sự gợi ý của PUM đối với các hoạt động của DNTU. Cho sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp bên ngoài 2-3 tháng. Đặc biệt chúng tôi đã thay đổi thái độ giảng viên và mời chuyên gia tâm lý đến DNTU để huấn luyện cho giảng viên chúng tôi. nhận thấy tất cả các giảng viên được đào tạo các kỷ năng tích cực hơn và thay đổi nhận thức sinh viên làm sinh viên cảm thấy có cảm hứng trong buổi học. Tất cả các hoạt động thực hành trong và ngoài trường cũng tăng lên đáng kể. Các em cảm thấy học là niềm vui, không chán nản và chúng tôi đánh giá rất cao về chuyên gia PUM – Hà Lan. Trong phần trao đổi TS. Trần Đức Thuận nhấn mạnh vai trò đối với giảng viên, giảng viên thực hiện 3 vai trò cùng một lúc: 1 là giảng viên, 2 là nhà chuyên môn, 3 là nhà quản lý, chẳng hạn trong lớp dạy thì giảng viên này đóng vai 2 vai trò: là giảng viên truyền đạt những bài giảng cho sinh viên, là nhà quản lý quản lý các lớp học. TS Trần Đức Thuận – P Hiệu trưởng Tro choi đánh bài trao đổi ý kiến với đoàn Bà Anneke Bal-Astma đã rất vui khi đội ngủ giảng viên và sinh viên DNTU có những thay đổi tích cực và bà cũng rất quan tâm thăm hỏi đội ngủ giảng viên DNTU khi tiếp cận thay đổi phương pháp mới cũng như áp dụng CDIO vào giảng dạy. Cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy, không phải là phương pháp đọc nghe, không có sự tương tác giữa sinh viên. Bà Annekr đang trao đổi thảo luận Trong phần trao đổi thảo luận ông Titus có trao đổi rằng: Hiện nay các giảng viên còn sử dụng các phương pháp truyền thống và chưa tiếp nhận thay đổi các phương pháp mới cũng như việc áp dụng CDIO vào giảng dạy, để kết hợp CDIO thì sinh viên cần áp dụng và tương tác với sinh viên giám sát xem có đưa CDIO vào bài giảng không. Ông Titus đang trao đổi Kết thúc buổi làm việc, ông TS. Trần Đức Thuận có đề xuất đối với các chuyên gia về việc cho 1-2 giảng viên của DNTU được qua học hỏi kinh nghiệm và trải nghiệm văn hóa tại Hà Lan cùng tổ chức PUM, về phía DNTU sẽ tài trợ vé máy bay, còn PUM hỗ trợ chỗ ở và ăn uống. Ông Titus và bà Annek cũng trả lời: chúng tôi không có hứa trước nhưng chúng tôi sẽ trao đổi và trả lời sau, hiện tại chúng tôi cũng có liên kết với các dự án nhà hàng khách sạn với một số trường ở Hà Lan đang tổ chức ở Thái Lan, Nam Mỹ, Bali (Indonexia) nên có thể hỗ trợ DNTU. Hai bên đã chụp hình và trao quà lưu niệm. Trao quà và chụp hình lưu niệm Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 23/6/2018, trên 300 cán bộ, giảng viên Tro choi đánh bài đã lên đường đến tỉnh Đồng Tháp để tham gia làm nhiệm vụ tại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Nhiệm vụ của cán bộ giảng viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tham gia Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 là coi thi, giám sát, thanh tra từ ngày 24 đến 27/6 năm 2018. TS.Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường động viên tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên trước khi lên đường 7 chuyến xe đã vận chuyển, tháp tùng 300 cán bộ giảng viên của trường đi làm “nhiệm vụ quốc gia” từ 7 giờ ngày 23/6. Ngoài phần hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho điều kiện ăn, ở và công tác phí cho giảng viên, trường cũng quyết định dành một khoản tiền để bồi dưỡng các cán bộ, giảng viên của trường đi làm nhiệm vụ. Tất cả thành viên DNTU đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ Như năm trước, năm nay cán bộ, giảng viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai được giao nhiệm vụ phối hợp với tỉnh Đồng Tháp tổ chức thi THPT quốc gia, việc phối hợp tổ chức thi hiện đã vào nền nếp nên không còn bỡ ngỡ như những năm đầu. Tuy nhiên năm nay, Trường được phân công tại các huyện xa hơn, có trường giáp với nước bạn Campuchia. Các thí sinh kiểm tra thông tin cá nhân chiều ngày 21/6 tại điểm thi THPT Tân Hồng, Đồng Tháp Cán bộ coi thi làm việc cùng lãnh đạo hội đồng trước mỗi buổi thi Đến thời điểm này, tất cả đều bảo đảm tiến độ, thậm chí nhanh hơn tiến độ vì trường và Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã từng phối hợp tổ chức thi năm trước. Ngoài tập huấn cho cán bộ coi thi nghiêm túc thì trường cũng lưu ý đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường tạo tâm lý thoải mái nhất cho thí sinh. một trong những điều quan trọng nhất đó là cán bộ coi thi sẽ phải dặn dò thí sinh thật kỹ lưỡng để các em tránh trường hợp vi phạm quy chế thi. Công tác tập huấn coi thi cũng đã được trường triển khai và hoàn tất trước đó bốn ngày. Tập thể cán bộ, giảng viên DNTU chụp hình lưu niệm tại điểm thi Tân Hồng, Đồng Tháp Mặc dù phải thay đổi địa bàn coi thi với khá nhiều khó khăn về điều kiện sinh hoạt, đi lại nhưng các cán bộ của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai vẫn quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm mang lại một kỳ thi an toàn, nghiêm túc và tiết kiệm nhất cho thí sinh các tỉnh, thành. Tuyết Lan - Phòng Truyền Thông
Xem chi tiếtTrong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc áp dụng Phương pháp giảng dạy và học tập tích cực theo định hướng CDIO và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đang được các trường Đại học chú trọng áp dụng và phát triển. Nắm bắt được các xu thế này, Tro choi đánh bài không ngừng nâng cao, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên trau dồi những phương pháp giảng dạy, học tập mới. Chiều ngày 21/3/2018, tại Trung tâmTích hợp Tro choi đánh bài hân hạnh đón tiếp 2 chuyên gia từ tổ chức PUM Hà Lan đến tổ chức buổi Hội thảo “Phương pháp giảng dạy và học tập tích cực theo định hướng CDIO và đào tạo nguồn nhân lực” và cùng chia sẻ với các thầy/ cô về phương pháp giảng dạy hiệu quả theo chuẩn quốc tế. Với mục tiêu xây dựng chương trình đào tạo cụ thể hơn, hợp lý hơn, theo hướng ứng dụng nghề nghiệp. đây cũng là một trong những chương trình làm việc của các chuyên gia dự án PUM sau 2 tuần làm việc với Đại Công nghệ Đồng Nai. Tập thể giảng viên và sinh viên quan tâm đến phương pháp CDIO do chuyên gia PUM trình bày Phát biểu mở đầu buổi hội thảo TS Trần Đức Thuận – Phó hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình giảng dạy, Nhà trường luôn nghiên cứu, nỗ lực để xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành của trường phù hợp theo định hướng ứng dụng thực tiễn, có chất lượng và có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội, theo kịp với nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp. TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng phát biểu tại hội thảo Chuyên gia cao cấp PUM đã chia sẻ 1 câu truyện ngắn của sinh viên và hướng dẫn các website tương tác để giảng viên và sinh viên có thể bày tỏ quan điểm thảo luận trong những lớp học đông sinh viên trên trang web todaymeet.com. Tiếp theo chuyên gia bà Hanneke cũng chia sẻ kinh nghiệm cho giảng viên và sinh viên nhiệt tình tham gia chia sẻ ý kiến, phương pháp học tập với tinh thần tự chủ, sinh viên phải đóng vai trò tích cực trong việc học của mình, tự khám phá, tự tìm tòi, không đơn thuần là từ sách vở, chuyên gia chỉ các nguồn thông tin khác nhau mà sinh viên có thể học được. Sau đó, trình bày về các yếu tố cần thiết cho sinh viên khi đi thực tập, rất bổ ích. Đồng thời bà chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo của một số trường Đại học ở Hà Lan. Các chuyên gia PUM trả lời các vướng mắc cũng như trình bày các nội dung liên quan tại hội thảo Buổi hội thảo đã diễn ra trên tinh thần chia sẻ kinh nghiệm là chủ yếu. Tại hội thảo, các sinh viên khoa Ngoại Ngữ có cơ hội làm việc nhóm để thảo luận về các tình huống thú vị được chuyên gia nêu ra. Đồng thời, các thầy cô tham dự cũng không ngừng nêu ra những thắc mắc liên quan đến việc phát triển kĩ năng thuyết trình. Các ý kiến đóng góp và thắc mắc nêu ra đã được chuyên gia lắng nghe và giải đáp cặn kẽ. Buổi hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy tại Đại học Công nghệ Đồng Nai. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 18/3/2107, tại phòng họp số 3, chuyên gia cao cấp của tổ chức PUM (Hà Lan), bà Anneke Bal-Atsma đã có buổi làm việc với TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng, TS Trần Đức Thuận - Phó hiệu trưởng và các đồng chí Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc Tro choi đánh bài Bắt đầu buổi làm việc, bà Anneke mời mọi người cùng xem clip về câu chuyện ngụ ngôn “thầy bói xem voi”. Mục đích của chuyên gia nhằm truyển tải cho mọi người về thông điệp: thông thường, mỗi người tùy vào góc độ tiếp cận một vấn đề, sẽ có những quan điểm, cảm nhận riêng và luôn quyết liệt bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, trong thực tế, vì không thể bao quát được hết các góc cạnh của mọi vấn đề, nên cần có sự lắng nghe, cùng chia sẻ, thảo luận để có thể có được những nhận định, giải pháp tối ưu cho một vấn đề. Để từ đó có những hướng phát triển đúng đắn và phù hợp. Tiếp đó, bà Anneke giới thiệu phương pháp “Học để thay đổi - Hướng dẫn dành cho các nhà quản lí muốn thay đổi cơ cấu tổ chức” của hai tác giả Leon de Caluwe và Hans Vermaak. trung tâm day kem tai nha o tphcm nhận thấy những vị giáo sư này đã phát triển một bài kiểm tra để từ đó xác định bạn thuộc kiểu người nào. Mỗi kiểu người có màu sắc riêng biệt tương ứng. Phương pháp này bắt đầu bằng các bài đánh giá cá nhân: Học để đổi mới, chọn lựa các câu trả lời mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân nhất. Tất cả các câu hỏi dều được Việt hóa. Chuyên gia mời những người có mặt trong phòng họp cùng làm một bài trắc nghiệm về màu sắc. Bài "Kiểm tra màu sắc" này nhằm giúp cho mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về tư duy và hành động trong quá trình thay đổi. Các thử nghiệm cho thấy sở thích của chúng ta có liên quan đến năm mô hình tương ứng. Mô hình này được thể hiện bằng 5 màu xanh lá, xanh dương, đỏ, vàng, trắng. Nó cũng cho thấy mức độ mà những suy nghĩ và hành động của mỗi người tương thích với nhau. Bài kiểm tra này phù hợp với tất cả mọi người: xét về một hoặc nhiều khía cạnh, trong cuộc sống của chúng ta, tất cả chúng ta đều luôn phải thay đổi. Sau khi hoàn tất bài test, các nhóm người có các màu sắc khác nhau sẽ được phân loại thành từng nhóm và cùng thảo luận một vấn đề và phân tích vấn đề dựa trên nguyên tắc chiến lược sáng tạo hoặc sáng tạo theo phương pháp của hãng Disney. Trong buổi làm việc nhóm, bà Anneke gợi ra nhiều câu hỏi và những câu trả lời: Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra rằng chúng ta có những giảng viên giỏi nhất của trường đại học? Để có thể nhận biết được, cần dựa vào những yếu tố sau: Kỹ năng: Có kỹ kỹ năng mềm và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp; Thái độ: Yêu công việc, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong việc học và nghiên cứu; Kiến thức: Giỏi, có kiến thức chuyên môn sâu rộng; Môi trường làm việc tốt, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân; Mức lương khá để giảng viên có thể tập trung vào giảng dạy; Thiết bị hiện đại; Phương pháp dạy học tốt, có sự tương tác tốt với sinh viên; Có nhiều bài nghiên cứu khoa học tốt; Tầm nhìn và sứ mệnh của trường đại học, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phải cao;Có sự kết nối tốt giữa nhà trường và doanh nghiệp;… Để thực hiện phương pháp giảng dạy hiện đại thì cần những yếu tố nào? Để thực hiện phương pháp giảng dạy hiện đại thì cần ba yếu tố: 1. Con người: bao gồm Ban lãnh đạo, giảng viên, sinh viên, những người lãnh đạo. Ban lãnh đạo cần có tầm nhìn chiến lược. Sinh viên ham học hỏi. Giảng viên có năng lực, có sự cầu tiến và tư duy; 2.Chương trình đào tạo: chương trình đào tạo phù hợp, bắt kịp với xu thế hội nhập; 3. Cơ sở vật chất tốt, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu. Một trường đại học cần làm gì để thu hút công chúng nhiều hơn? Cần đưa các hoạt động ngoại khóa ra bên ngoài, học môn nào vận hành môn đó; Mời giáo viên các trường khác đến gặp gỡ và trao đổi;Tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ việc làm, mời các chuyên gia, diễn giả, ca sĩ đến giao lưu; Tham gia các hoạt động từ thiện, tổ chức các lớp kỹ năng mềm; Đầu tư vào chất lượng đào tạo, đánh giá xem năng lực của sinh viên có đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng hay không; Cộng tác với các cơ sở nước ngoài; Tặng học bổng cho các tấm gương nghèo ham học, vượt khó;… Làm thế nào chúng ta có thể thuyết phục các công ty về chất lượng sinh viên của chúng tôi? Trang bị cho sinh viên các kiến thức cần thiết, kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ, khả năng sử dụng vi tính, khả năng giao tiếp; Tăng cường liên hệ, kết nối và thắt chặt mối quan hệ với doanh nghiệp; Luôn luôn bắt kịp các xu thế tiến bộ, cải tiến của thế giới để sinh viên không bị tụt hậu. Nhà trường cần làm gì để thu hút sự quan tâm, yêu thích và chú ý của sinh viên? Chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; Thấu hiểu nguyện vọng và lắng nghe những ý kiến đóng góp của sinh viên; Có nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích, giúp sinh viên phát triển bản thân; Tạo nhiều cơ hội để sinh viên được học hỏi và tiếp xúc với doanh nghiệp; Giới thiệu nhiều cơ hội việc làm hơn đến với sinh viên;… Kết thúc buổi làm việc, TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng có ý kiến: Đổi mới tư duy là cần thiết và quan trọng đối với DNTU. Ông bày tỏ mong muốn các cán bộ tham gia buổi làm việc hôm nay sẽ là những nhà quản trị trong tương lai, do vậy phải luôn luôn đổi mới tư duy, bắt kịp xu thế của xã hội. Ngoài ra, DNTU còn phải trân trọng những đóng góp xây dựng của các chuyên gia PUM, tận dụng nguồn tài nguyên quý giá này để làm DNTU ngày một phát triển hơn TS Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng cũng bày tỏ quan điểm: DNTU là một gia đình, và cần phải thực hiện sự đổi mới. Từ khi đến với DNTU, các chuyên gia PUM đã từng bước giúp chúng ta đã có những thay đổi đáng kể. Chúng ta đã tăng không chỉ số lượng mà còn chất lượng của sinh viên lẫn giảng viên. Sứ mệnh của các chuyên gia PUM đến với DNTU là hỗ trợ thiết kế, xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo. Do vậy DNTU cần phải thay đổi những mặt yếu kém, phát huy những mặt mạnh để ngày một phát triển hơn Ngô Tuyết Lan (Phòng Truyền thông)
Xem chi tiếtĐược sự hỗ trợ của Tổ chức PUM – Hà Lan, sáng ngày 24/11 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã mời được chuyên gia đến từ tổ chức Pum – Hà Lan đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
Xem chi tiếtNgày 06/3/2017, chuyên gia PUM Hà Lan - ông Sijmen Visser - đã trở lại DNTU để nghe báo cáo từ các khoa và trao đổi về giải pháp khả thi nhất với từng khoa, nhằm cải tiến chương trình, giáo trình; trang bị thêm kỹ năng cho đội ngũ giảng viên và đặc biệt là việc kiến tập, thực tập tại các công ty, doanh nghiệp cho sinh viên của nhà trường. Đây là lần thứ 04 các chuyên gia của tổ chức PUM tới làm việc tại Tro choi đánh bài . Trong ngày đầu tiên, ông Sijmen Visser đã làm việc với các khoa: Điện, Điện tử, Cơ khí và Xây dựng, khoa Công nghệ Thông tin, khoa Khoa học Cơ bản. Tại khoa Điện, Điện tử, Cơ khí và Xây dựng, ông Sijmen Visser đánh giá cao về các hoạt động của Khoa trong thời gian qua. Khoa đã triển khai xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm. Ông Sijmen Visser cũng đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại của khoa như: Kết hợp đào tạo với doanh nghiệp nhằm giảm kinh phí đầu tư cũng như giải quyết được các nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp. Đưa SV đến doanh nghiệp nhiều hơn. Sau khi chuyên gia đặt câu hỏi và trao đổi một số vấn đề, chuyên gia PUM cam kết hỗ trợ việc tìm doanh nghiệp, còn giảng viên (GV) nên cùng SV đến doanh nghiệp học và nghiên cứu… Khoa Công nghệ Thông tin đã và đang cập nhật những môn học với nhiều công nghệ mới: Lập trình tiên tiến, HTML5 + CSS3 + Jquery + Ajax + AngularJS + ReactJS + NodeJS; Lập trình di động, điện toán đám mây, bảo mật mạng, MVC5, IoT(Internet of Thing); Rút ngắn và cắt giảm nhiều học phần cơ bản và không còn phù hợp với xu hướng CNTT của thế giới. Ngoài ra, Khoa cũng đang thực hiện các đề tài sau: IOT- Công nghệ kết nối vạn vật; Dự án về điều khiển thiết bị điện thông qua CNTT; Robot thông minh: Dự án nạp trí tuệ nhân tạo vào robot; quản lý vân tay SV khi đi thi; quản lý chấm công hoạt động xã hội trọn vòng đời SV; hỗ trợ tài chính kế toán: hệ thống tài chính kế toán ảo. Sau khi nghe phần báo cáo của khoa Công nghệ Thông tin, ông Sijmen Visser cam kết sẽ giới thiệu một chuyên gia về CNTT sang DNTU để hỗ trợ Khoa CNTT. Hỗ trợ nguồn tài liệu mới về CNTT. Hỗ trợ các gói học bổng toàn phần: 3 tháng hoặc 6 tháng để SV có cơ hội thực tập tại đất nước Hà Lan hoặc các nước tiên tiến. Ông Sijmen Visser đã chỉ ra giải pháp cho việc đảm bảo đủ GV cho khoa và chia sẻ kinh nghiệm thực tập, kiến tập với gợi ý nên cho SV tham gia vào kiến tập thực tập tại một số doanh nghiệp ở nước ngoài như Ấn độ… Thầy Trịnh Quang Dũng thay mặt khoa Khoa học Cơ bản báo cáo về các hoạt động của khoa trong thời gian qua. Chuyên gia PUM đã đánh giá cao về một số hoạt động như: khoa đã tăng cường trao đổi các phương pháp hiện đại, tích cực; ứng dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại một cách hiệu quả. trung tâm tìm việc trong quá trình trao đổi, ông Sijmen Visser đã có một số góp ý nên tiếp cận chương trình khung với các Khoa để phù hợp với từng Khoa; Cho SV năm thứ 2 tiếp cận đến các hoạt động ngoại khóa, với các công ty; Xây dựng đề cương các bộ môn Lý luận, Triết học theo hướng tích cực với người học. Trong không khí thân mật, cởi mở, những chia sẻ của chuyên gia Sijmen Visser đã mang đến cho giảng viên DNTU hướng đi và động lực tích cực để xây dựng một chương trình đào tạo ngày càng tiên tiến hiện đại. Ngô Tuyết Lan (Phòng Truyền thông)
Xem chi tiếtNgày 08/05/2017, ông LEO DEKKER - chuyên gia cao cấp của tổ chức PUM HÀ LAN, đã về Tro choi đánh bài (DNTU) để tiếp tục chương trình hỗ trợ cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, theo Dự án hợp tác đã được ký kết giữa PUM và DNTU từ tháng 11/2016. Ông LEO DEKKER - chuyên gia cao cấp của tổ chức PUM HÀ LAN (giữa) Ông LEO DEKKER đã có buổi gặp mặt với lãnh đạo 07 Khoa, lãnh đạo phòng Truyền thông, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và phòng Hợp tác Quốc tế của Tro choi đánh bài tại phòng họp 1. Ông LEO DEKKER trao đổi với các đơn vị về các vấn đề liên quan Căn cứ theo các nhiệm vụ trong Dự án PUM, ông LEO DEKKER sẽ có 02 tuần tại DNTU để triển khai nhiệm vụ số 07 của Dự án. Trong đó, nội dung chủ yếu là làm việc với Khoa Quản trị (ngành Nhà hàng Khách sạn Du lịch). Theo kế hoạch, trong tuần đầu tiên, ông sẽ gặp gỡ các đơn vị trong DNTU để nghe báo cáo, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và giải đáp những câu hỏi được đặt ra từ các khoa, phòng, ban. Tuần thứ hai, ông sẽ có các cuộc họp quan trọng với các đối tác ngành Nhà hàng Khách sạn Du lịch. các cuộc họp này sẽ có sự tham dự của Khoa Quản trị và Phòng Hợp tác Quốc tế, để làm cầu nối giúp DNTU mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác ngành NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN DU LỊCH. Ông LEO DEKKER chụp hình lưu niệm tại buổi làm việc Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền Thông
Xem chi tiếtSáng ngày 18/9/2017, TS.Trần Đức Thuận Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tiếp chuyên gia cao cấp, ông Arend Frans Knol của Tổ chức phi chính phủ PUM – Hà Lan tới làm việc với trường từ ngày 27 đến 29/9/2017. PUM – Hà Lan là một tổ chức thiện nguyện có hơn 3.200 chuyên gia, hoạt động trên 80 lĩnh vực. Hoạt động của tổ chức PUM nhằm giúp đỡ về kiến thức cho tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 70 quốc gia đang phát triển trên thế giới. Đại diện Ban lãnh đạo Nhà trường làm việc với chuyên gia PUM Trong lần công tác này tới Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai ông Arend Frans Knol sẽ làm việc với các trưởng khoa về những nội dung đã phối hợp triển khai với trường từ trước đây nhằm đánh giá hiệu quả hợp tác… trong buổi làm việc ông Arend Frans Knol đã thảo luận với lãnh đạo trường về kế hoạch thực hiện dự án của nhiệm vụ số 8 và đề xuất nghiên cứu thực hiện đề tài. Ông Arend Frans Knol bày tỏ vui mừng khi được tiếp tục tư vấn hỗ trợ DNTU Ông Arend Frans Knol kỳ vọng rằng PUM sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai để đưa trường phát triển đúng hướng với tầm nhìn, sứ mệnh và khẩu hiểu mà Ban giám hiệu trường đã đề ra. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 19/5 vừa qua, trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) đã vinh dự đón tiếp đại biểu PUM (Hà Lan) sang thăm và làm việc. Tiếp đón đoàn về phía nhà trường có TS. Nguyễn Hà Bằng – Phó Hiệu trưởng, chuyên trách Đối ngoại,
Xem chi tiết