Với dân số trên 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Ngoài những ngành kinh tế kỹ thuật chính (chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột; : rượu – bia - nước giải khát), lĩnh vực thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản nhưng các dòng sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được khai thác hiệu quả. nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nhân lực. Nước ta đang thực sự thiếu những người lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực thực phẩm. Đó là khó khăn của nền kinh tế nhưng cũng chính là cơ hội để các kỹ sư Công nghệ thực phẩm chớp lấy và thành công. Vì vậy, người học ngành Công nghệ thực phẩm cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn cho mình một mảnh đất vô cùng “màu mỡ” để khai thác và thể hiện bản thân. Đặc biệt là các tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, dân số đông như tỉnh Đồng Nai.
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.559.673 người. Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 dự kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD).
Trong 5 năm 2006 - 2010, đã phát triển thêm 11 khu công nghiệp, nâng tổng số khu công nghiệp được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 30 khu với diện tích 9.573 ha. Về phát triển các cụm công nghiệp, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 2.143 ha trong đó có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thiện hạ tầng, 6 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng số còn lại đang trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng và lập thủ tục đầu tư.
Trong tỉnh tập trung nhiều công ty hoạt động trong ngành thực phẩm: Công ty bánh kẹo Bibica, Kinh Đô; Công ty sữa Đồng Nai, Nestle; Công ty mía đường Biên Hòa; Công ty CP; Công ty nước giải khát Pesico, Bia Sài Gòn... Cùng với các nhà phân phối lớn như: Metro, Big C, Coopmart, Vinatex... tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho ngành công nghệ thực phẩm phát triển. Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ cao còn thiếu.
Nắm bắt được xu hướng phát triển này, Trường Đại học công nghệ Đồng Nai đã đầu tư đào tạo mạnh mẽ cho ngành công nghệ thực phẩm. Và xác định là ngành đào tạo mũi nhọn của trường: luôn cập nhập, đổi mới chương trình học gắn liền với thực tế, nhu cầu của xã hội; mua sắm trang thiết bị mới; tổ chức thăm quan cho sinh viên hàng tháng tại các công ty trong và ngoài địa bàn tỉnh Đồng Nai...
Đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình ngành Công nghệ thực phẩm gồm có 45 giảng viên, trong đó: 01 Phó Giáo Sư, 4 Tiến sĩ, 38 thạc sỹ, 02 kỹ sư, cử nhân. Với đội ngũ giảng viên vững chắc chuyên môn, nhiệt huyết trong công việc là người bạn đồng hành của sinh viên trong suốt quá trình học tại trường.
“Hóa học xanh” chính là xu hướng mà ngành công nghiệp hóa chất đang hướng đến trong thời điểm hiện nay và trong tương lai. Đây là một hướng đổi mới quan trọng để phát triển hóa học một cách bền vững. Nắm bắt được xu hướng đó, vào lúc 9h00 ngày 29/05/2020, Khoa Khoa học Ứng dụng và Sức khỏe (KHUD&SK) đã tổ chức Hội thảo mang tên “Hóa học xanh” với sự tham dự của Ban giám hiệu Nhà trường, Giảng viên Khoa KHUD&SK, các thành viên tham gia dự án cùng các bạn sinh viên Khoa KHUD&SK tại phòng họp 3 Tro choi đánh bài . mục đích mà Hội thảo đề ra không chỉ là trao đổi, nâng cao kiến thức chuyên môn cho Giảng viên và Sinh viên chuyên ngành Công nghệ hóa học và Công nghệ Kỹ thuật môi trường mà hội thảo cũng trình bày về các phương pháp và quá trình tạo ra những sản phẩm giảm thiểu việc sản xuất và sử dụng hóa chất độc hại, các kỹ thuật và công nghệ mới trong việc xử lý chất thải thân thiện với môi trường. TS. Trần Thanh Đại tuyên bố lí do, mục đích của Hội thảo Mở đầu cho Hội thảo, ThS. Lê Phan Quang Huy trình bày báo cáo về Hệ thống xử lý nước thải Aquaponics. Đây là hệ thống tự trồng rau thủy canh hữu cơ kết hợp nuôi cá theo chu kỳ tuần hoàn khép kín. Thầy cũng giải đáp thắc mắc cho các bạn sinh viên về ưu nhược điểm của mô hình này. Thầy cho biết thêm: “Trong khi ở nước ngoài mô hình này đã phát triển thành các trang trại lớn thì ở Việt Nam chỉ mới ở quy mô hộ gia đình. Hiện nay có nhiều công ty dịch vụ nhận lắp đặt hệ thống Aquaponics tại nhà cho các hộ gia đình có nhu cầu hay yêu thích mô hình này”. ThS. Lê Phan Quang Huy với bài báo cáo về hệ thống Aquaponics Hệ thống Aquaponics trên sân thượng (Hình minh họa) TS. Nguyễn Văn Trọng – Khách mời đến từ Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM với bài báo cáo “Tổng hợp vật liệu chọn lọc cho Rhodamine B bằng kỹ thuật in dấu phân tử, ứng dụng phân tích Rhodamine trong thực phẩm”. Tạo được vật liệu MIP có thể tái sử dụng nhiều lần thay thế cho vật liệu hiện nay góp phần nghiên cứu xanh bảo vệ môi trường; Đóng góp một phương pháp phân tích đối với Rhodamine B cũng chính là ý nghĩa mà bài báo cáo muốn mang đến cho người nghe. TS. Nguyễn Văn Trọng (Đại học Công nghiệp Tp.HCM) là khách mời đặc biệt tham dự Hội thảo Ngoài ra, bài báo cáo “CO2 siêu tới hạn, một ứng dụng viên tiềm năng cho hóa học xanh” do ThS. Trương Tấn Trung và “Nước và gel rửa tay sát khuẩn Covid DNTU Care” do Ths. Nguyễn Hải Đăng trình bày cũng khiến Ban giám khảo và sinh viên cảm thấy thích thú khi được cung cấp thêm những kiến thức chuyên môn liên quan đến “Hóa học xanh” và hiểu rõ về cách ứng dụng CO2 trong đời sống hằng ngày hay quy trình tạo ra gel rửa tay với thương hiệu “DNTU Care”. ThS. Trương Tấn Trung với bài báo cáo “CO2 siêu tới hạn, một ứng dụng viên tiềm năng cho hóa học xanh” ThS. Nguyễn Hải Đăng trình bày quá trình tạo ra Gel và Nước rửa tay DNTU Care Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp vào lúc 11h45 cùng ngày. Sau khi sự kiện kết thúc, Hôi thảo tin rằng các giải pháp đã được trình bày có thể giúp sinh viên vận dụng vào thực tiễn theo hướng thân thiện với mội trường một cách hiệu quả nhất. Một số hình ảnh khác trong Hội thảo “Hóa học xanh”: PHÒNG TRUYỀN THÔNG - ĐINH THỊ NGỌC BÍCH
Xem chi tiếtTiến tới Hội nghị an toàn thực phẩm và Hiệp hội An toàn (AFSA) Châu Á An toàn thực phẩm và an ninh lương thực từ 15 đến ngày 17 tháng 8 năm 2014 tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
Xem chi tiết(ĐN) - Sáng 18-4, tại tỉnh Bình Dương, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị phát triển giáo dục đào tạo (GD-ĐT) vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ngọc Thành Đến dự hội nghị có Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo Bộ GD-ĐT, đại diện các ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo 6 tỉnh, thành Đông Nam bộ gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh. Về phía tỉnh Đồng Nai có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, Ban giám đốc Sở GD-ĐT, lãnh đạo các phòng GD-ĐT và các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh. Tham luận tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã giới thiệu những thành tựu trong phát triển GD-ĐT của Đồng Nai. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng phát biểu tham luận tại hội nghị Cụ thể, tỉnh đã không ngừng đầu tư cho giáo dục/tổng chi của tỉnh từ 8,36% năm 2010 lên 37% năm 2020. Quy mô trường lớp, đội ngũ giáo viên và học sinh không ngừng tăng qua các năm, tỷ lệ trường học cao tầng đạt cao. Đồng Nai cũng là tỉnh thực hiện tốt chính sách thu hút xã hội hóa giáo dục ở các bậc học với tỷ lệ cao hơn nhiều lần mức bình quân chung cả nước. Tỉnh cũng chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống, xây dựng môi trường học tập lành mạnh và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng (ngoài cùng bên phải) và Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP.HCM Đặng Mạnh Trung trao đổi với lãnh đạo 3 trường đại học lớn của tỉnh Đồng Nai tham dự hội nghị phát triển giáo dục Đông Nam bộ tại Bình Dương Trong quá trình phát triển giáo dục, Đồng Nai cũng đối mặt với không ít khó khăn, đó là sự gia tăng dân số ở các đô thị, khu dân cư gần các khu công nghiệp, dẫn đến quá tải trường lớp; tình trạng giáo viên nghỉ việc và phải thực hiện tinh giản biên chế, trong khi số học sinh hàng năm đều tăng. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá rất cao vai trò đầu tàu của Vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, trong đó GD-ĐT đã có đóng góp rất lớn. Phó thủ tướng cũng đồng tình với những tham luận được trình bày tại hội nghị, thể hiện cách làm bài bản của mỗi địa phương. Đây là động lực quan trọng giúp các tỉnh Đông Nam bộ sẽ đạt được mục tiêu đề ra thời gian tới. Phó thủ tướng đề nghị, 6 tỉnh, thành Đông Nam bộ phải tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho GD-ĐT và trọng dụng nhân tài, coi giáo dục là động lực cho phát triển bền vững thay vì chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Công Nghĩa
Xem chi tiếtNgày 31/3/2023, Tro choi đánh bài (DNTU) và Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) và Trường Đại học Chung Yuan Christian, Taiwan (CYCU) đồng tổ chức hội thảo quốc tế trực tuyến “Sự bền vững và công nghệ mới nổi lần thứ nhất năm 2023 (CSET 2023)”. Hội thảo trực tuyến diễn ra ở 3 điểm cầu Đồng Nai, TP.HCM và Đài Loan, thu hút sự tham gia của các đại biểu đến từ các trường đại học lớn toàn quốc như: Đại học Quốc gia, Đại học bách khoa Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Văn Lang, Đại học Sài Gòn, Đại học Công nghệ Thông tin - ĐHQG TP.HCM. Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Phan Ngọc Sơn- Chủ tịch Hội đồng Tro choi đánh bài gửi lời chào đến các đơn vị đồng tổ chức Hội thảo, lãnh đạo các trường, các đại biểu và nhà khoa học đã quan tâm và tham dự Hội thảo. Thầy chia sẻ: "Muốn phát triển bền vững phải gắn phát triển công nghệ mới và bảo vệ môi trường, dựa trên các thành tựu phát triển tiên tiến nhất của nhân loại hướng đến sự bền vững đó là các công nghệ mới nổi ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, vật liệu mới, hệ thống thông tin liên lạc, mô hình tính toán, mô phỏng… đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Đây là cơ hội để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, chia sẻ các kết quả nghiên cứu cũng như có các đề xuất về công nghệ thông minh, bền vững trong tương lai" TS. Phan Ngọc Sơn- Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu khai mạc Hội thảo Trong khuôn khổ Hội thảo CSET 2023, 03 tham luận chính được trình bày gồm: 1. Công nghệ xanh và các giải pháp bền vững (Section 1: Green technology and sustainable solutions); 2. Truyền thông bền vững (Section 2: Sustainability Communications); 3. Công nghệ thông minh để phát triển bền vững (Section 3: Smart technology for Sustainability Development). Trong Phiên báo cáo toàn thể sáng 31/3/2023, đại biểu tham dự được nghe những báo cáo quan trọng của các Invited Speakers và tham gia thảo luận. Đại biểu được nghe 04 tham luận với các nội dung liên quan đến: Ứng dụng khí Ozone để xử lý nước thải (GS. Collin G. Joseph, Đại học Malaysia Sabah, Malaysia); Đồng (Cu) kết hợp với chitosan làm xúc tác xanh cho các phản ứng chuyển hóa hữu cơ (PGS.TS. Tantirungrotechai Jonggol – Trường Đại học Mahidol, Thái Lan); Hệ thống lọc nước sử dụng năng lượng mặt trời (PGS.TS. Pichiah Savanavan – Viện Khoa học Công nghệ Ấn Độ (ISM), Ấn Độ); Làm sạch dầu bằng chất phấp phụ dựa trên cellolose (PGS.TS. Thái Văn Nam - Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh). Các tham luận đã đưa ra nhiều góc nhìn các công nghệ xanh cho phát triển bền vững. Sau phiên toàn thể, các Đại biểu tiếp tục tham gia phiên tiểu ban với 08 tham luận điển hình được trình bày. Đặc biệt, Hội thảo rất vinh dự được đón tiếp GS. Ya-Fen Wang – Thứ trưởng Bộ bảo vệ Môi trường Đài Loan và Giáo sư có bài tham luận với chủ đề: Xử lý chất thải bằng hệ thống plasma (Waste treatment by plasma system). DNTU đề xướng Hội thảo không chỉ hướng tới một diễn đàn liên ngành hàng đầu để các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, học viên của các trường Đại học, Viện nghiên cứu chia sẻ và thảo luận về những công nghệ mới theo hướng bền vững, mà còn là sự kết nối giữa các chuyên gia, nhà nghiên cứu của các trường Đại học trong nước và quốc tế hợp tác chiến lược trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhằm phát hiện ra nhiều công nghệ mới bền vững phục vụ cho xã hội và cộng đồng để chúng ta cùng tồn tại một cách bền vững hơn trong tương lai Một số hình ảnh: PHÒNG TRUYỀN THÔNG-HỢP TÁC QUỐC TẾ
Xem chi tiếtSáng ngày 10/8/2022, Công ty TNHH Việt Nam Suzuki đã phối hợp cùng với Tro choi đánh bài đã tổ chức Toạ đàm & Triển lãm Công nghệ Ô tô Hiện tại và Tương lai. Chương trình sẽ bao gồm các nội dung: Giới thiệu về Công ty TNHH Việt Nam Suzuki Quy trình sản xuất xe Ô tô tại Công ty TNHH Việt Nam Suzuki Xu hướng mới của xe Ô tô trong tương lai Những chế độ, phúc lợi thu hút “nhân tài” của công ty Các hạng mục quan trọng trong vận hành nhà máy + An toàn và tuân thủ luật định + Chất lượng sản phẩm + Năng suất Nội dung chương trình thực tập sinh Tương tác giữa sinh viên chuyên ngành Công nghệ KT Ô tô và Công ty TNHH Việt Nam Suzuki Tham dự chương trình toạ đàm * về phía Công ty TNHH Việt Nam Suzuki có sự tham dự: - Mr. Yamaguchi Hitoshi: Trưởng Bộ phận Nhân sự và Tổng vụ - Mr. Phạm Minh Cường: Trưởng Bộ phận Kỹ thuật Sản xuất và Đăng kiểm (diễn giả) - Ms. Phạm Mai Đức Hạnh: Trưởng Bộ phận Cửa hàng trực tiếp - Mr. Võ Phú Hữu: Trưởng Cửa hàng Kinh doanh xe 2 bánh - Ms. Nguyễn Đỗ Hoàng Thy: Trợ lý Trưởng Phòng Phòng Nhân sự - Mr. Nguyễn Tấn Pháp: Trưởng nhóm Kinh doanh xe 4 bánh - Ms. Nguyễn Huỳnh Mai: Nhân viên Tuyển dụng - Ms. Nguyễn Thị Kim Phượng: Nhân viên Tuyển dụng * Về phía Tro choi đánh bài : - TS. Lưu Hồng Quân_ Trưởng khoa Công nghệ - TS. Lê Thanh Hiền – Phó Trưởng Khoa Công nghệ - NCS. Nguyễn Tuấn Hải - Phó Trưởng Khoa Công nghệ Quý Thầy cô Giảng viên chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô Hơn 700 sinh viên chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô tham dự để tìm hiểu thêm xu thế mới về kỹ thuật Ô tô… Mr. Yamaguchi Hitoshi: Trưởng Bộ phận Nhân sự và Tổng vụ NCS. Lưu Hồng Quân - Trưởng Khoa Công nghệ, Tro choi đánh bài Trong những năm vừa qua, các chương trình hợp tác cùng doanh nghiệp đồng hành để triển khai các chương trình toạ đàm, hội thảo, các chương trình tuyển dụng thực tập sinh…Đây là một trong những nội dung buổi toạ đàm hướng đến. Trong phần trình bày của Ông Phạm Minh Cường - Trưởng Bộ phận Kỹ thuật Sản xuất và Đăng kiểm đã có tham luận chuyên sâu vào từng lĩnh vực về sản xuất Ô tô, ông đã có hơn 20 năm kinh nghiệm nên việc truyền tải với nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng cao giúp sinh viên tiếp cận thực tế trong lịch vực kỹ thuật vài năm trở lại đây. Ông Phạm Minh Cường - Trưởng Bộ phận Kỹ thuật Sản xuất và Đăng kiểm Ông nhấn mạnh vào phần cuối của tham luận về xu hướng phát triển công nghệ ô tô trong tương lai: Xe điện hoá của Suzuki, Xe Hybrid sạc trong và sạc ngoài - sữ dụng nhiên liệu Hydro Việt Nam cam kết cắt giảm CO2 và net zero vào năm 2020 và cuộc cải cách của ngành công nghiệp Ô tô. Hiện nay trên thế giới, xu thế xe điện hoá đang phát triển mạnh trong tương lai nhằm giảm thiểu chất thải môi trường Bộ Giao thông vận tải dự thảo kế hoạch hành động: 2022 – 2030: Khuyến khích phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu sạch 2035 – 2040: Dừng cấp giấy chứng nhận cho phương tiện chạy động cơ đốt trong 2050: 100% phương tiện lưu thông không phát thải khí nhà kính Ông nêu rõ quan điểm của Nhà máy Suzuzy về những kỹ thuật tiến tiến và những hướng đi rõ ràng của Công ty phát triển các dòng xe điện hoá…qua đó thu hút nguồn nhân lực về ngành Ô tô rất nhiều. Trong phần Q & A (đặt câu hỏi và trả lời), các bạn sinh viên xoáy sâu vào phần kiến thức và làm thế nào để có thể trở thành thực tập sinh của Công ty TNHH Việt Nam Suzuki…Các giải đáp được bộ phận Marketing, Nhân sự, BP Sản xuất trả lời và làm hài lòng các bạn sinh viên. Qua đó, các bạn sinh viên có định hướng cho những năm để hướng đến thực tập sinh tại Suzuki. Phần cuối của Toạ đàm, toàn thể tất cả quý thầy cô và sinh viên Khoa Công nghệ đã được trải nghiệm thực tế, lái thử các dòng xe mới nhất của Suzuki, tìm hiểu các máy móc thế hệ mới của các dòng xe đang hiện hữu trên thị trường. Chương trình Toạ đàm & Triển lãm Công nghệ Ô tô “Hiện tại & tương lai” đã đem đến hiệu quả cho DNTU nói chung và chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô nói riêng nhiều kiến thức mời và đặc biệt hiểu rõ thị trương Ô tô hiện nay đang cần là gì. PHÒNG TRUYỂN THÔNG
Xem chi tiếtNgày 31 tháng 3 năm 2023, Tro choi đánh bài (DNTU), Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) và Trường Đại học Chung Yuan Christian, Taiwan (CYCU) đồng tổ chức hội thảo quốc tế trực tuyến “Sự bền vững và công nghệ mới nổi lần thứ nhất năm 2023 (CSET 2023)” Hội thảo quốc tế “Sự bền vững và công nghệ mới nổi lần thứ nhất năm 2023 (CSET 2023)” không chỉ là một diễn đàn liên ngành hàng đầu để các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, học viên của các trường Đại học, Viện nghiên cứu chia sẻ và thảo luận về những nghiên cứu, xu hướng về công nghệ mới nhất theo hướng bền vững, mà còn là sự kết nối giữa các chuyên gia, các trường Đại học trong nước và quốc tế hợp tác chiến lược trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Hội thảo CSET 2023 sẽ thảo luận về các hướng nghiên cứu xoay quanh 03 chủ đề lớn: 1. Công nghệ xanh và các giải pháp bền vững (Section 1: Green technology and sustainable solutions); 2. Truyền thông bền vững (Section 2: Sustainability Communications); 3. Công nghệ thông minh để phát triển bền vững (Section 3: Smart technology for Sustainability Development). Hội thảo CSET 2023 đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà khoa học trong và ngoài nước với nhiều công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc và ấn tượng. Sau quá trình bình duyệt nghiêm túc, 23 công trình đã được chọn để xuất bản trong Kỷ yếu có chỉ số ISBN. Những công trình này xuất sắc cả về chất lượng nghiên cứu lẫn cách tiếp cận sáng tạo trong các lĩnh vực tương ứng. Hội thảo sẽ diễn ra trong ngày 31/3/2023 với lịch trình như sau: Phiên toàn thể (sáng 31/3/2023), đại biểu tham dự Hội thảo sẽ nghe các báo cáo quan trọng của các Invited Speakers và tham gia thảo luận. Phiên từng tiểu ban (chiều 31/3/2023), các đại biểu tham dự Hội thảo sẽ nghe các báo cáo theo từng tiểu ban chuyên môn và tham gia thảo luận. Thông tin cụ thể của Hội thảo vui lòng truy cập theo link: //alabi.net/cset2023/ PHÒNG TRUYỀN THÔNG-HỢP TÁC QUỐC TẾ
Xem chi tiếtTrong những năm qua, Tro choi đánh bài không ngừng nỗ lực trong các dự án nghiên cứu khoa học, luôn có những chính sách hỗ trợ và đồng hành cùng giảng viên, sinh viên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo. Với mục đích kết nối và hợp tác với doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngày 14/4/2023, Tro choi đánh bài phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến, công ty TNHH TM&SX Dừa BENTRE tổ chức buổi tọa đàm chủ đề “Hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo” Tại buổi tọa đàm, TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu: “Buổi tọa đàm là cơ hội để Tro choi đánh bài tiếp cận và hợp tác với những doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như những sản phẩm mới, tiêu biểu với mong muốn trong tương lai Nhà trường có nhiều cơ hội được hợp tác cũng như nhận được sự hỗ trợ từ doanh nghiệp và các cơ quan quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo của Nhà trường.” TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu tại Tọa đàm Cũng trong buổi tọa đàm, đại diện Sở Khoa học & Công nghệ Tỉnh Bến tre, Ông PGS.TS. Lâm Văn Tân – Giám đốc Sở nhấn mạnh về cơ hội kết nối giữa Sở và Nhà trường và các doanh nghiệp khi tham gia khai thác các đề tài NCKH cấp tỉnh trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt là phát triển các sản phẩm của cây dừa cũng là sản phẩm chủ đạo của tỉnh Bến Tre. Ông PGS.TS. Lâm Văn Tân – Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Tỉnh Bến Tre Thông qua buổi tọa đàm, Nhà trường mong muốn được hợp tác nhiều hơn nữa với Sở Khoa học & Công nghệ Tỉnh Bến Tre, Công ty TNHH TM&SX Dừa BENTRE để thực hiện các đề tài NCKH xây dựng chuỗi sản phẩm, tạo hệ sinh thái đổi mới khởi nghiệp cho các sản phẩm từ cây dừa. Nhà trường sẵn sàng hợp tác, đào tạo cho các cán bộ của Sở và Doanh nghiệp, hỗ trợ tham gia các dự án đề tài các cấp, đồng hành cùng Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại tọa đàm Nhà trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, Công ty TNHH TM&SX Dừa BENTRE đã có những thỏa thuận trong việc tạo điều kiện cho sinh viên Nhà trường được thực tập tại doanh nghiệp cũng như Nhà trường sẽ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Một số hình ảnh: PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Xem chi tiếtNgôn ngữ Trung Quốc – trang bị những cơ hội mới cho tương lai chính bạn - hỗ trợ sinh viên trong vùng cách ly y tế được nhập học, được gia hạn học phí đóng sau
Xem chi tiếtVới mục đích chia sẻ những kết quả nghiên cứu khoa học, khám phá mới và các khái niệm mới trong công nghệ bền vững và mới nổi, Tro choi đánh bài phối hợp với Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Chung Yuan Christian (Taiwan) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất chủ đề “Sự bền vững và công nghệ mới nổi” (The 1st Conference on Sustainability & Emerging Technologies – CSET 2023). CSET 2023 quy tụ các chuyên gia, học giả và nhà phát triển để chia sẻ, thảo luận các chủ đề về: Công nghệ xanh và năng lượng tái tạo; Tiết kiệm năng lượng và vật liệu mới; Hệ thống thông tin liên lạc, kỹ thuật cơ kí, ô tô và hàng hải; Dữ liệu lớn, kỹ thuật số, IoT; Mô hình tính toán và mô phỏng. Hội thảo sẽ được tổ chức trực tiếp tại Tro choi đánh bài và kết hợp trực tuyến qua Microsoft Team. Thông tin chi tiết Hội thảo: Thời gian: Ngày 31/03/2023 Địa điểm: Đại học Công nghệ Đồng Nai, Số 206 Nguyễn Khuyến, KP.5, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Tham khảo thông tin hội thảo: //alabi.net/cset2023 NỘI DUNG HỘI THẢO (chia làm 3 section) Section 1: Green technology and sustainable solutions + Công nghệ xanh và năng lượng tái tạo; + Tiết kiệm năng lượng và lưu trữ; + Vật liệu mới; + Công nghệ xử lý nước thải, ô nhiễm không khí. Section 2: Sustainability communications + Hệ thống thông tin liên lạc; + Kỹ thuật cơ khí, ô tô và hàng hải; Section 3: Smart technology for sustainability development + Phân tích và thảo luận theo hướng dữ liệu và kỹ thuật số chuyển đổi; + Dữ liệu lớn và IoT; + Mô hình tính toán và mô phỏng. Mọi thông tin Quý Nhà Khoa học, Giáo sư, Tiến Sĩ quốc tế và trong nước truy cập vào trang Web: //alabi.net/cset2023 tìm hiểu về tham luận, hình thức tham gia. Trân trọng thông báo và kính mời.
Xem chi tiết