Trong khuôn khổ giao lưu sinh viên giữa các trường đại học thành viên thuộc tổ chức P2A, từ ngày 21 đến 24/11/2017 sinh viên trường Đại học Bina Nusantara (BINUS), Jakarta, Indonesia đã có chuyến giao lưu và tìm hiểu văn hóa Việt Nam tại trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai (DNTU).
TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng DNTU tặng quà lưu niệm đến đoàn BINUS
Trong chương trình hoạt động tại DNTU, sinh viên BINUS đã có cơ hội học tập, giao lưu, chia sẻ của ThS. Trịnh Quang Dũng - giảng viên Khoa Khoa học Cơ bản trong hội thảo với chủ đề “Những ảnh hưởng kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam sau khi thực dân Pháp đô hộ”. Hội thảo với mong muốn giúp các bạn sinh viên BINUS có cái nhìn cận cảnh hơn về phong tục, tập quán, văn hoá, xã hội của đất nước ta và ngành công nghiệp du lịch Việt Nam.
Sinh viên BINUS và DNTU trong buổi hội thảo giao lưu tìm hiểu văn hóa
Tại buổi hổi thảo, đại diện DNTU đã giới thiệu tổng quan về đời sống sinh viên và phong trào hoạt động ngoại khoá của DNTU. nhận thấy trong không khí giao lưu cởi mở và đầy tình hữu nghị, các bạn sinh viên cùng nhau chia sẻ về môi trường học tập, kinh nghiệm du lịch, và các vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hiện nay.
ThS. Trịnh Quang Dũng - chia sẻ với chủ đề “Những ảnh hưởng kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam sau khi thực dân Pháp đô hộ”
Ngày cuối cùng của chương trình giao lưu, các bạn sinh viên DNTU và BINUS đã cùng nhau tham gia tìm hiểu văn hóa Việt Nam thông qua các trò chơi truyền thống: Nhảy sạp, chuyển bóng bàn bằng muỗng, nhảy bao bố...
Sinh viên BINUS với tiết mục giao lưu tại chương trình
Sinh viên BINUS và DNTU tham gia các trò chơi truyền thống
Hào hứng tham gia chương trình, bạn sinh viên BINUS chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến thành phố Biên Hòa, và đoàn chúng tôi đã được các bạn sinh viên trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đón tiếp rất chu đáo. Buổi giao lưu hôm nay đã giúp tôi có thêm nhiều thông tin bổ ích về văn hoá, đất nước và con người Việt Nam. Tôi đã có thêm nhiều người bạn mới. Sự thân thiện, cởi mở và năng động của các bạn sinh viên DNTU đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc khó quên.”
Phát biểu cảm ơn của đại diện BINUS tại chương trình
Chương trình giao lưu giữa DNTU và BINUS đã góp phần thắt chặt mối quan hệ, hiểu thêm về văn hóa giữa hai nước Việt Nam – Indonesia.
Trong chuyến giao lưu này, sinh viên BINUS còn đi tham qua các địa điểm như Địa đạo Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh), Khu du lịch Bửu Long, Văn miếu Trấn Biên (TP.Biên Hòa).
Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) và Đại học Bina Nusantara, Indonesia (BINUS). Phía Đại học BINUS đã chính thức trao học bổng toàn phần cho sinh viên DNTU trong chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa ở xứ vạn đảo, Đại học BINUS, Indonesia. Hướng tới một mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN “Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng”. Sinh viên đến từ các nước như Việt Nam; Indonesia, Myanmar, Thái Lan và Philippines chụp hình tại sảnh của ĐH BINUS Từ ngày 23/11 tới 29/11/2019, căn cứ theo học bổng từ phía Đại học BINUS, 2 bạn sinh viên DNTU đã tới Indonesia để trao đổi và giao lưu văn hóa. Trong đó gồm có SV. Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Khoa Ngoại ngữ; SV. Lưu Thị Huyền – Khoa KHƯD – Sức khỏe. Sinh viên DNTU được giao lưu, trao đổi văn hoá với sinh viên Indonesia, Myanmar, Thái Lan và Philippines; tham gia các lớp học về văn hoá đa sắc tộc, ngôn ngữ Bahasa; tham quan phố cổ Jakarta; ngoài ra còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và kỹ năng làm việc nhóm. Trong chuyến ghé thăm lần này, các giảng viên và sinh viên của Đại học BINUS đã cùng nhau chia sẻ với sinh viên DNTU về những nét đặc sắc trong văn hóa của nước mình. Là một đất nước tuy nhiều nhóm sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo riêng biệt nhưng đối với người dân Indonesia, họ luôn mang trong mình khẩu hiệu quốc gia “Bhinneka tunggal ika”, có nghĩa là “Thống nhất trong đa dạng”, theo nghĩa đen “nhiều nhưng là một”. đây là một điểm quan trọng mà chúng ta nên học hỏi từ những con người nơi đây. Bên canh đó sinh viên DNTU còn tham gia các hoạt động cộng đồng, và tìm hiểu được nhiều hơn về những điều hay ở đất nước bạn từ ẩm thực, âm nhạc, chữ viết, những điệu nhảy,… Được ngắm nhìn thành phố Jakarta từ trên cao, được tìm hiểu lịch sử của đất nước, con người Indonesia thông qua các mô hình và thông tin rất chi tiết và sống động khiến mọi thứ trở nên đầy thú vị và thu hút. Ngoài ra các bạn còn được tham quan các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Indonesia để mở rộng tầm nhìn về các ngành nghề. Điểm đặc biệt của chương trình lần này là phần học giao tiếp, sinh viên DNTU được thực hành nói tiếng Indonesia và những cách thức giao tiếp đơn giản. Dường như ngôn ngữ là chiếc cầu nối diệu kỳ giúp cho sinh viên các quốc gia Đông Nam Á xích lại gần với nhau hơn bao giờ hết. Đại diện phía Đại học BINUS, Indonesia phát biểu tại buổi học Trong ngày chia sẻ về văn hóa các dân tộc, các bạn sinh viên được chia thành các nhóm nhỏ để thuyết trình về sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia. “Khi đứng trước bạn bè thế giới nói về văn hóa Việt Nam, chính lúc đó mình hiểu rằng lịch sử, văn hóa dân tộc là điều thật đáng tự hào, và cũng như những sinh viên từ các quốc gia khác, chúng mình cùng tìm ra những nét tương đồng, điểm hấp dẫn trong văn hóa các nước trong khu vực.” – sinh viên DNTU chia sẻ. Hai bạn sinh viên DNTU nhận chứng chỉ của chuyến giao lưu văn hóa lần này. Chương trình giao lưu văn hóa với Đại học BINUS khép lại, nhưng hành trình P2A (Passage to ASEAN) thì vẫn tiếp tục để đưa nhiều đoàn sinh viên khác đi đến các quốc gia trong khu vực ASEAN. Hành trình này thực sự ý nghĩa để giúp sinh viên DNTU nói riêng và sinh viên các nước bạn nói chung có điều kiện tích lũy thêm sự hiểu biết về văn hóa, đời sống sinh hoạt cộng đồng và con người của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, còn giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các bạn sinh viên các nước trong tương lai. Hi vọng rằng, DNTU và ĐH BINUS sẽ có nhiều cơ hội phát triển những chương trình hợp tác, trao đổi văn hoá – giáo dục tương tự trong tương lai, nhằm thắt chặt sự hiểu biết và tinh thần hữu nghị giữa cộng đồng sinh viên của hai bên trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Tin: Trần Hoàng Lâm – CTV Truyền Thông - Một số hình ảnh của chuyến đi lần này:
Xem chi tiếtTừ ngày 11/12 đến 15/12/2017, sinh viên Tro choi đánh bài đã thực hiện hành trình khám phá đất nước Indonesia xinh đẹp. Cùng với các bạn sinh viên Quốc tế đến từ Thái Lan, Việt Nam... trong hành trình khám phá, sinh viên DNTU luôn tự tin và năng động hòa nhập vào môi trường giao lưu quốc tế. The Passage to ASEAN (P2A), chương trình mang đến những chuyến hành trình đầy ắp hương vị văn hóa từ khắp các nước Đông Nam Á cho các sinh viên đại học trong khu vực. Chủ đề của chuyến hành trình lần này là "Hợp nhất trong Đa dạng" (Unity in Diversity), sinh viên DNTU trải nghiệm và cảm nhận nền văn hóa phong phú và đa dạng của đất nước Indonesia. Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội hòa nhập vào một môi trường quốc tế hóa khi tham gia vào các hoạt động, trao đổi kinh nghiệm học tập và sinh hoạt với các bạn bè từ khắp các nước Đông Nam Á. Sinh viên DNTU cùng các bạn sinh viên Quốc tế tại Đại học BINUS - Indonesia Trong hành trình này, sinh viên không chỉ có cơ hội tham gia vào các hội thảo văn hóa, lịch sử mà còn được trải nghiệm thực tế với các vũ điệu truyền thống của đảo Java, thưởng thức các món ăn đặc sắc từ khắp các đảo trong Indonesia và thử các trang phục truyền thống đậm màu sắc văn hóa truyền thống trên khắp đất nước Indonesia. Ảnh: Sinh viên DNTU cùng sinh viên Quốc tế dùng thử thức ăn truyền thống Indonesia Song song với các hoạt động đó, sinh viên DNTU còn giới thiệu đến bạn bè quốc tế lịch sử, văn hóa và hình ảnh về đất nước Việt Nam xinh đẹp, mến khách. trung tâm tuyển thông tin và hình ảnh của Tro choi đánh bài được giới thiệu và thu hút nhiều quan tâm nhiệt tình từ bạn bè quốc tế Sinh viên DNTU mặc thử trang phục truyền thống indonesia Sinh viên DNTU cùng sinh viên Quốc tế tham gia lớp múa truyền thống Indonesia Sinh viên DNTU học hát tiếng Indonesia Sau chuyến hành trình khám phá mới mẻ này, sinh viên DNTU được trải nghiệm văn hóa đa dạng và trao dồi ngôn ngữ tiếng anh, mở ra nhiều cơ hội học tập mới. Đồng thời giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam nói chung và DNTU nói riêng, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtTừ ngày 27/05 – 30/05 Tro choi đánh bài (CNĐN) đã chào đón bạn Andre Septianto - một sinh viên đặc biệt đến từ Chương trình nghiên cứu kỹ thuật hóa học năm học 2018-2019 tại Đại học Sidoarjo Nahdlatul Ulama (UNUSIDA). Cùng với sự hỗ trợ đầy đủ của nhà trường sinh viên này đã có một trải nghiệm tuyệt vời trong "Chương trình tham quan giao lưu văn hóa" tại Đại học CNĐN. Buổi chào đón sinh viên đến từ Indonesia Andre Septianto tại trường CNĐN cùng các bạn sinh viên DNTU Bốn ngày trôi qua thật nhanh cùng với các bạn sinh viên DNTU năng nổ và nhiệt tình đã để lại cho Andre Septianto những trải nghiệm mới mẽ cùng những kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian bạn giao lưu với nền văn hóa và con người Việt Nam. Ngày đầu tiên khi đến đây, bạn cùng các sinh viên DNTU tham quan và thưởng thức những món ăn xung quanh trường CNĐN. trung tâm tìm được biết những ngày sau đó bạn tiếp tục với những chuyến đi xa hơn và thú vị hơn ở Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên và tham quan 2 công ty Nishin Seifun và Saitex. Ngày cuối cùng Andre Septianto được học tiếng Việt và nhận giấy chứng nhận và quà lưu niệm từ “buddies” DNTU. Andre Septianto tham quan Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên cùng Phòng Quan hệ Doanh nghiệp DNTU Andre Septianto nhận Giấy chứng nhận và quà từ Trường ĐHCNĐN Andre Septianto rất vui và hào hứng chia sẻ trên trang cá nhân của bạn ấy: “Tôi muốn nói lời cảm ơn đến tất cả những người bạn đồng hành cùng tôi ở Việt Nam. Các bạn dắt tôi đi ăn các món ăn halal, uống cà phê, trà sữa và dắt tối đi chợ đêm. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì được biết các bạn. Các bạn thật thân thiện và vui vẻ, các bạn luôn luôn giúp đỡ tôi. Tôi xin lỗi nếu có làm phiền các bạn. Đây thật sự là một trải nghiệm đáng giá của tôi. Và có lẽ tôi sẽ nhớ các bạn rất nhiều. Cảm ơn các bạn đã cho tôi thật nhiều kỉ niệm ngoài sức tưởng tượng trong bốn ngày vừa qua”. Trước khi rời khỏi Việt Nam để về với Indonesia, bạn sinh viên này đã để lại những phản hồi tích cực về chương trình mình đã tham gia tại DNTU. Những cảm nhận của Andre Septianto về trải nghiệm của mình trong những ngày tại Việt Nam Andre Septianto đánh giá về chương trình Tham quan giao lưu văn hóa Qua đó, có thể thấy rằng Trường Đại học CNĐN không chỉ là một ngôi trường năng động, hiện đại mà còn là một ngôi trường có những sinh viên vô cùng thân thiện và hiếu khách. DNTU luôn sẵn sàng chào đón tất cả các sinh viên từ nước bạn đến thăm và học tập một cách chân thành và nồng hậu nhất. Ngọc Bích – CTV Truyền thông
Xem chi tiếtVới mục tiêu phát triển toàn diện, xây dựng môi trường học tập hiện đại và vươn mình ra thế giới, Tro choi đánh bài đặt mục tiêu trong năm học 2019 – 2020 đẩy mạnh hợp tác việc hợp tác với các nước trong khu vực, đẩy mạnh phát triển các chương trình trao đổi và giao lưu văn hóa tại Nhà trường. Từ ngày 27/03/2019 đến ngày 29/03/2019 đoàn làm việc Tro choi đánh bài (DNTU) gồm TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường, ThS. Huỳnh Như Yến Nhi – Phó Trưởng Khoa Ngoại Ngữ, ThS. Nguyễn Hoàng Dũng - Phó Trưởng phòng Truyền thông đã có chuyến công tác và làm vệc tại trường Đại học Islam Malang (INDONESIA) Trong chuyến công tác đoàn đã tham dự lễ kỷ niệm thành lập 38 năm Trường Đại học Hồi giáo Malang (UNISMA), đoàn công tác của DNTU rất trân trọng với sự chào đón nồng nhiệt từ các cấp lãnh đạo từ Nhà trường, cùng với đó sự tham gia từ hơn 20 trường Đại học khách mời đến từ nhiều quốc gia như: Nga, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…và các trường Đại học trong Indonesia. buổi lễ diễn ra rất trang trọng và đặt biệt. Tiếp đó, Tro choi đánh bài được tham gia buổi Hội thảo với chủ đề “Quản trị Đại học trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0”. TS. Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng DNTU đã có bài nhận định sâu sắc khi khẳng định việc ứng dụng của Nhà trường trong bối cảnh 4.0 là đào tạo theo hướng Online và việc “đưa thế giới vào trong DNTU và đưa DNTU ra ngoài thế giới” nhằm nâng tầm của Nhà trường lên. Bài thuyết trình của Hiệu trưởng DNTU đã tạo nhiều cảm hứng cho những người tham gia hội thảo – trong đó có việc giới thiệu chương trình giao lưu văn hóa kết hợp với việc học tập tại DNTU và doanh nghiệp là đối tác của nhà Trường trong vòng 30 ngày. Chương trình này dường như không mới lạ nhưng điều đáng quan tâm đó là việc DNTU đưa doanh nghiệp vào đồng hành thực hiện chương trình này. – Đây là nét mới lạ mà TS. Phan Ngọc Sơn mang đến hội thảo. Trường UNISMA trân trọng những tình cảm mà DNTU dành cho Nhà trường, đại diện của UNISMA chia sẻ: “Chúng tôi trân trọng và cảm ơn rất nhiều các trường Đại học trên toàn thế giới đã đến tham dự lễ kỷ niệm 38 năm thành lập trường của chúng tôi. Trong đó chúng tôi xin trân trọng cảm ơn đại diện duy nhất của Việt Nam là Tro choi đánh bài đã đến tham dự”. Ngày làm việc tiếp theo trong chuyến công tác của đoàn khá là thú vị khi DNTU nhận được sự quan tâm của Khoa Kỹ thuật & Công nghệ của UNISMA đã mời TS. Phan Ngọc Sơn đến gặp gỡ hơn 200 sinh viên của Khoa. Buổi làm việc trực tiếp của đoàn DNTU được Khoa bố trí rất trang trọng với sự có mặt của toàn bộ lãnh đạo của Khoa, giảng viên và sinh viên. Trong buổi chia sẻ, TS. Phan Ngọc Sơn đã mở đầu bằng 1 câu hỏi mở: “Các bạn muốn tôi làm gì cho các bạn hôm nay ?”. Sinh viên Indonesia rất thích thú với câu hỏi này và đa số mong muốn thầy chia sẻ về vấn đề làm thế nào có động lực để học tập, làm thế nào để “yêu” ngành nghề mình đã chọn. Hơn 2 giờ đồng hồ, DNTU đã tạo không khí hào hứng, mọi người tương tác vô cùng hiệu quả khi liên tiếp các câu hỏi được đặt ra cho Hiệu trưởng Tro choi đánh bài . Cuối buổi chia sẻ, UNISMA tổ chức cho các đoàn tham quan Thành phố BaTu xinh đẹp, thưởng thức các đặc sản của Indonesia và xem nhiều tiết mục tái hiện đậm chất truyền thống của đất nước xinh đẹp này. Sau chuyến công tác DNTU đã chia sẽ và học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ các trường bạn, tình đoàn kết giữa DNTU và trường UNISMA thêm gắn bó. Cùng xem một số hình ảnh của đoàn công tác DNTU tại UNISMA (INDONESIA): Hoàng Dũng - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtTừ ngày 22/11 – 26/11/2022, TS. Lê Thanh Lành – Phó Trưởng Khoa Công Nghệ, Tro choi đánh bài đã tham dự Hội nghị Quốc tế “The 1st International Conference Of Electronic And Electrical Engineering (Ic3e)” tại Đại học Negeri Padang (UNP), Indonesia. Hội nghị “The 1st International Conference Of Electronic And Electrical Engineering (Ic3e)” là hội nghị được tổ chức với sự tham gia của 04 trường đại học và 01 doanh nghiệp. Tại hội nghị, TS Lê Thanh Lành – Đại diện cho Tro choi đánh bài (DNTU) trình bày: Kết quả nghiên cứu với chủ đề: tối ưu hiệu quả phản xạ ánh sáng và cải thiện diện tích bề mặt làm việc cho phản xạ ánh sáng Giao lưu với sinh viên các chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và Công nghệ thông tin Tham gia hội đồng đánh giá các nghiên cứu và báo cáo thuộc tiểu ban 03 Tham quan các phòng thí nghiệm, thực nghiệm tại trường UNP TS. Lê Thanh Lành – Phó Trưởng Khoa Công Nghệ, Tro choi đánh bài phát biểu tại Hội nghị Chụp hình lưu niệm với Lãnh đạo nhà trường và Lãnh đạo Khoa Đại học Negeri Padang Gặp gỡ và trình bày với sinh viên Indonesia về chủ đề nâng cao hiệu quả trong học tập và nghiên cứu Chứng nhận tham gia Hội nghị Tham dự hội nghị là cơ hội để giảng viên Nhà trường trao đổi, học hỏi và cập nhật các công nghệ tiên tiến, các kiến thức mới trong lĩnh vực điện – điện tử và các lĩnh vực liên quan, đồng thời cũng là cơ hội giao lưu học hỏi với các chuyên gia, nhà khoa học cán bộ quản lý ở các Trường Đại học trên thế giới. Qua đó, giúp nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường khả năng giao lưu hợp tác trong môi trường quốc tế để trao đổi các vấn đề học thuật, đồng thời giới thiệu và quảng bá hình ảnh của nhà trường trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Một số hình ảnh tại Hội nghị: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtChiều ngày 05/11, các đại diện Tro choi đánh bài (DNTU) đã đón tiếp và có buổi làm việc với đại diện Trường Đại học Mercua Buana, Indonesia (MBU) tại phòng họp 1 Tro choi đánh bài . Đại diện cho DNTU có TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng, TS. Đặng Kim Triết – Viện trưởng Viện NCKH và Ứng dụng, TS. Vũ Thịnh Trường –Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, ThS. Nguyễn Minh Thiện – PT. Khoa Ngoại ngữ, ThS. Trương Trọng Nhân – Giảng viên Khoa Ngoại ngữ. Đến thăm và tham quan DNTU, về phía MBU có sự tham dự của Giáo sư Ngadino Surip – Hiệu trưởng và TS. Adi Nurmahdi – Giám đốc Văn phòng Hợp tác Quốc tế và Nghiên cứu Khoa học. đến với chuyến thăm DNTU lần này, đại diện hai bên trường giới thiệu đến trường bạn về những thế mạnh cũng như là hướng đi của trường mình và bày tỏ tình hữu nghị, sự mong muốn hợp tác tốt đẹp giữa hai bên. Trong tương lai gần, Tro choi đánh bài và Trường Đại học Mercua Buana, Indonesia sẽ có những chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên đến nước bạn để học tập, làm việc, trao đổi văn hóa và nâng tầm kiến thức cho giảng viên, sinh viên hai bên. Cuối buổi, đại diện hai trường cùng ký vào Biên bản Ghi nhớ và Biên bản Thỏa thuận, bắt tay nhau và trao tặng cho nhau những món quà lưu niệm như sự đánh dấu của việc hợp tác đã được bắt đầu. Sau buổi ký kết, các Đại diện của hai trường đều hy vọng và tin tưởng rằng mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ có những bước phát triển tốt đẹp, bền vững trong tương lai. Sau đây là một số hình ảnh: Ngọc Bích – CTV Truyền thông
Xem chi tiếtVới mong muốn tăng cường quan hệ và phát triển sự giao thoa văn hóa và học thuật trong các lĩnh vực giáo dục, đồng ý hợp tác và cùng nhau hướng tới quốc tế hóa giáo dục đại học. Vừa qua, Tro choi đánh bài (DNTU) và Đại học BINUS đã tiến hành ký kết bản ghi nhớ MOU và Student Exchange Argeement nhằm thúc đẩy nhận thức toàn cầu của sinh viên. Một số hoạt động giữa DNTU và BINUS các năm qua: Năm 2017, sinh viên trường Đại học Bina Nusantara (BINUS), Jakarta, Indonesia đã có chuyến giao lưu và tìm hiểu văn hóa Việt Nam tại trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai (DNTU). TS. Phan Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Trường tặng quà lưu niệm đến đoàn BINUS Năm 2019, 2 bạn sinh viên DNTU cũng đã tới Indonesia để trao đổi và giao lưu văn hóa tại trường Đại học BINUS. Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Khoa Ngoại ngữ và Sinh viên Lưu Thị Huyền – Khoa KHƯD – Sức khỏe. Cách đây khoảng 2 tháng, sinh viên Tro choi đánh bài - Bạn Nguyễn Ngọc Thanh Quyên – đã tham gia chương trình ngắn hạn ‘International Community Development Program’ (Tên tiếng Việt: ‘Chương trình phát triển cộng đồng quốc tế’) tại Trường Đại học BINUS, Indonesia Nguyễn Ngọc Thanh Quyên – sinh viên Tro choi đánh bài Qua nhiều lần hợp tác, Tro choi đánh bài (DNTU) và Đại học BINUS đã tiến hành ký kết bản ghi nhớ MOU để cùng nhau nâng cao các hoạt động giáo dục, học thuật và nghiên cứu của nhau, cụ thể gồm: Trao đổi sinh viên; Trao đổi giảng viên; Nghiên cứu và hợp tác xuất bản. Bên cạnh đó hai bên cũng ký kết thỏa thuận Trao đổi Sinh viên "Student Exchange Argeement". Chương trình trao đổi sinh viên hướng đến mục tiêu đóng góp vào tình hữu nghị và sự hiểu biết quốc tế. Hai trường sẽ trao đổi sinh viên đại học của trong một thời gian nhất định của chương trình học. Trao đổi học tập và văn hóa là chìa khóa cho sinh viên để thúc đẩy việc học của họ ngoài lớp học. Nỗ lực của Tro choi đánh bài là hướng dẫn sinh viên trau dồi tìm kiếm kiến thức và học hỏi bằng cách trải nghiệm và tương tác với các nền văn hóa và con người khác nhau. DNTU hợp tác với nhiều trường đại học trên thế giới và cũng đang tiếp tục khởi xướng các chương trình hợp tác trên tất cả các ngành với mục đích cung cấp nhiều cơ hội hơn cho sinh viên để mở rộng triển vọng của họ trên thế giới. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết02 năm với dịch bệnh Covid-19, việc được “xuất ngoại” để học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hoá, học thuật, hợp tác quốc tế trở thành “con số 0” khi tất cả mọi hoạt động xuất nhập cảnh dừng lại… Mặc dù khó khăn là thế, nhưng Phòng Hợp tác quốc tế, Tro choi đánh bài đã xây dựng các phương án “giữ chặt” các kết nối, các chương trình được chuyển hoàn toàn sang hình thức online (từ các khóa học, đến chương trình hội thảo, giao lưu quốc tế,…) cùng các chiến lược thực hiện trên các bản MOU với đối tác nước ngoài. Các hoạt động kết nối quốc tế "online" trong thời gian dịch bệnh của Nhà trường với các đối tác nước ngoài Năm 2022, dịch bệnh được kiểm soát, các đường bay được mở lại, các chương trình đối ngoại quốc tế của Nhà trường tiếp tục được triển khai với việc tập trung kết nối hướng dẫn sinh viên tham gia các chương trình giao lưu văn hoá tại nước ngoài. Ngày 21/08/2022, Phòng HTQT đã triển khai thành công cho sinh viên Nguyễn Ngọc Thanh Quyên tham gia chương trình ngắn hạn ‘International Community Development Program’ (Tên tiếng Việt: ‘Chương trình phát triển cộng đồng quốc tế’) tại Trường Đại học BINUS, Indonesia. Mục đích giữa 2 bên (Tro choi đánh bài & Đại học BINUS, Indonesia) hỗ trợ giao lưu, trao đổi văn hoá giữa sinh viên 2 bên nhà trường và sinh viên quốc tế thuộc khu vực ASEAN; tham gia Workshop về chủ đề Design-Thinking (Tư duy thiết kế), phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm và phát triển cộng đồng…;tham quan và tham gia trải nghiệm văn hoá truyền thông tại Thành phố Malang, Đông Java, Indonesia. Sinh viên Nguyễn Ngọc Thanh Quyên chia sẻ: “Em rất vui mừng khi hồ sơ của em đã được DNTU và BINUS chấp nhận, và em cũng đã sẵn sàng cho chuyến đi lần này…Với tinh thần năng động, tự tin, nhiều kiến thức chuyên môn của sinh viên DNTU; trọng trách của em sẽ nặng hơn khi không chỉ là tinh thần cá nhân em mà còn tình thần của sinh viên DNTU, sinh viên Việt Nam…em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy cô Lãnh đạo nhà trường, quý thầy cô HTQT đã hỗ trợ và tạo điều kiện rất nhiều để em có chuyến đi này.” “Qua đây em cũng xin nhắn gửi đến các bạn sinh viên hãy cố gắng trao dồi khả năng chuyên môn, các kỹ năng và đặt biệt chuẩn bị cho mình PASSPORT để khi nhà trường thông báo có những chương trình giao lưu quốc tế…thì các bạn sinh viên sẵn sàng nộp ngày – cơ hội tham gia sẽ tăng cao.” Bạn Nguyễn Ngọc Thanh Quyên sẽ tham gia từ 20/08 – 28/08 tại Đại học BINUS, Indonesia. DNTU chúc em nhiều niềm vui, nhiều thành công… Một số hình ảnh của bạn trong chuyến đi: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtBạn Nguyễn Ngọc Thanh Quyên – sinh viên Tro choi đánh bài tham gia chương trình ngắn hạn ‘International Community Development Program’ (Tên tiếng Việt: ‘Chương trình phát triển cộng đồng quốc tế’) tại Trường Đại học BINUS, Indonesia từ ngày 20/08 – 28/08/2022 Chuỗi chương trình với sự tham gia của các sinh viên Đại học Binus (Indonesia) và các sinh viên quốc tế từ Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Somalia, Zimbabwe, Ấn Độ và Campuchia. Các sinh viên từ các trường Đại học khác nhau được giao lưu, trao đổi văn hoá, tham gia Workshop về chủ đề Design-Thinking (Tư duy thiết kế), phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm và phát triển cộng đồng…; tham quan và tham gia trải nghiệm văn hoá truyền thông tại Thành phố Malang, Đông Java, Indonesia. Làng Gubug Klakah, Quận Poncokusuma, Malang Regency - một làng du lịch dưới chân núi Bromo, hiện đang phát triển tiềm năng du lịch với các cơ sở homestay do người dân làm chủ. Để tìm hiểu những trở ngại mà người dân phải trải qua, học sinh quan sát các cuộc phỏng vấn với người dân địa phương về những trở ngại gặp phải trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống và du lịch. Tiến sĩ Diah Wihardini, Giám đốc Toàn cầu Binus, giải thích: “Thông qua hoạt động này, sinh viên từ các dân tộc, quốc gia và hoàn cảnh khác nhau có cơ hội học hỏi để hiểu nhau, thông cảm và làm việc cùng nhau để đạt được một mục tiêu”. Năm 2022). Theo ông, đây là cơ hội hiếm có và duy nhất mà Binus thực hiện trong bối cảnh các hoạt động quốc tế hóa của mình. Trong tương lai, các hoạt động của Chương trình Hè như thế này sẽ trở thành những hoạt động thường lệ giúp làm phong phú thêm trải nghiệm quốc tế của học sinh. Trong khi đó, Tiến sĩ Robertus Tang Herman SE MM, Giám đốc Binus cơ sở Malang nói thêm rằng mục tiêu chính của chương trình này là nâng cao năng lực của học sinh. Ông nói: “Các em không chỉ tham gia các buổi workshop về tư duy thiết kế mà còn được áp dụng ngay. Ngoài ra, vì chương trình chạy theo nhóm nên các em có thể trau dồi kỹ năng làm việc nhóm cũng như giao lưu văn hóa. Một lợi ích khác của chương trình này là các giải pháp do sinh viên thực hiện có thể hữu ích trong việc phát triển làng Gubugklakah” Trong chương trình này, sinh viên tập trung và được tổ chức một hội thảo về tư duy thiết kế. Bằng cách sử dụng tư duy thiết kế, sinh viên cố gắng cung cấp các giải pháp thay thế cho những trở ngại mà họ tìm thấy trong cộng đồng điểm đến. Để tìm hiểu những trở ngại mà người dân trong làng gặp phải trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống và du lịch, các sinh viên đã tiến hành phỏng vấn người dân vào ngày 23 đến 25 tháng 8. Bằng cách áp dụng kiến thức về tư duy thiết kế mà họ đã có được trước đó, sinh viên cũng cung cấp các giải pháp thay thế cho những trở ngại mà họ gặp phải từ dân làng bằng cách chế tạo nó dưới dạng một nguyên mẫu được trưng bày tại Triển lãm nhỏ Chương trình Phát triển Cộng đồng Quốc tế 2022 được tổ chức vào thứ sáu (25/8) Một số hình ảnh trong chuyến hành trình đầy cảm xúc của Thanh Quyên: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết