Sau 20 năm phát triển, Tân Hiệp Phát đã vươn vai trở thành tập đoàn nước giải khát với những dòng sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, tiên phong trong việc thay đổi thói quen giải khát của người dân Việt Nam: thân thiện hơn với thức uống đóng chai có lợi cho sức khỏe, bằng những thương hiệu quen thuộc như: Trà xanh 0 độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh, Nước tăng lực Number1….
Vừa qua, Trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai (DNTU) đã tổ chức cho các bạn sinh viên đi tham quan thực tế nhà máy Tân Hiệp Phát tại tỉnh Bình Dương. Tham gia chuyến đi đã giúp các bạn trang bị cho mình được nhiều kiến thức thực tế thú vị và phát huy được sự năng động, cũng như khả năng tìm tòi học hỏi, sự chủ động và nắm bắt tình hình thực tế ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học.
Sinh viên khóa hào hứng tham quan nhà máy
Xe khởi hành từ lúc sáng sớm, các bạn sinh viên đã rất hào hứng và nôn nóng đến nhà máy Tân Hiệp Phát để được tận mắt chứng kiến một dây chuyền sản xuất và đóng gói hiện đại và chuyên nghiệp vào bậc nhất Việt Nam. nhận thấy ai cũng ý thức được rằng, đây không chỉ đơn thuần là một chuyến đi ngoại khóa thông thường, mà còn là một buổi học tập thực tế đầy bổ ích và thiết thực.
Sinh viên nghe giới thiệu về qui trình sản xuất sản phẩm tại Nhà máy
Đến nơi, các bạn được các anh trong nhà máy Tân Hiệp Phát hướng dẫn tham quan nhà máy và xem những qui trình sản xuất ra các sản phẩm đã mang thương hiệu Tân Hiệp Phát như Trà Thảo Mộc Dr. Thanh, Trà Xanh Không Độ.. Sau đó, các bạn sinh viên còn được mời thưởng thức sản phẩm các sản phẩm trên.
Sinh viên nghe giới thiệu về tầm nhìn sứ mệnh của Tân Hiệp Phát
Kết thúc chuyến tham quan thực tế nhà máy Tân Hiệp Phát, bạn nào cũng hài lòng với những kết quả đạt được trong buổi ngoại khóa bổ ích này. Chương trình tham quan thực tế của DNTU rất hữu ích và thiết thực, chuyến đi đã cung cấp nhiều điều bổ ích, giúp cũng cố những kiến thức đã học và bổ sung những kinh nghiệm thực tiển thông qua việc tham quan thực tế. Ngoài ra, các bạn sinh viên đã thấy được ứng dụng của công nghệ trong sản xuất, sự vận hành chuyên nghiệp của những kỹ sư trên dây chuyền sản xuất tự động hóa, phong cách làm việc hiện đại và được trải nghiệm những bài học lý thuyết vào môi trường làm việc thực tế tại nhà máy Tân Hiệp Phát.
Đoàn tham quan chụp hình lưu niệm tại nhà máy
Ngày 15/11/2021, các tân sinh viên ngành Đông Phương học (chuyên ngành Nhật Bản) và tân sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm đã tham gia hoạt động kiến tập trực tuyến tại các nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Yakult Việt Nam (thuộc Tập đoàn Yakult Honsa, Nhật Bản). Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động kiến tập của sinh viên đã được Phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tham gia hoạt động này, các bạn sinh viên đã được tham quan quy trình sản xuất và tổ chức quản lý của các Nhà máy nhà máy sản xuất của công ty TNHH Yakult Việt Nam; tìm hiểu về Công ty, về các sản phẩm của Công ty. Ngoài ra, sinh viên còn tham gia hoạt động giao lưu, trả lời câu hỏi nhận quà tặng và tiếp cận các thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp. Thành phần tham dự, về phía Tro choi đánh bài (DNTU), có: TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng Nhà trường ThS. Nguyễn Đình Thuật – Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN Cô Bùi Thị Linh – Chuyên viên phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN Đại diện Khoa Ngoại ngữ Đại diện Khoa Khoa học ứng dụng sức khỏe & Kế toán tài chính Quý Thầy Cô là giảng viên, cố vấn học tập thuộc khoa Ngoại ngữ và Khoa Khoa học ứng dụng sức khỏe & Kế toán tài chính Tân sinh viên ngành Đông phương học và Công nghệ thực phẩm – Tro choi đánh bài Về phía Công ty TNHH Yakult Việt Nam, có: Chị Trần Thị Hương Thảo – Đại diện Công Ty TNHH Yakult Việt Nam Chị Vũ Thị Thanh Phượng – Đại diện Công Ty TNHH Yakult Việt Nam Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Đại diện Công Ty TNHH Yakult Việt Nam Chị Phạm Thị Minh – Đại diện Công Ty TNHH Yakult Việt Nam TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng DNTU Từ trái qua, ThS. Nguyễn Đình Thuật - Trưởng Phòng QHDN&PTKN; Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Chị Phạm thị Minh - Đại diện Công Ty TNHH Yakult Việt Nam Chị Vũ Thị Thanh Phượng – Đại diện Công Ty TNHH Yakult Việt Nam Đầu tiên, TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng DNTU phát biểu mở đầu chương trình, thầy chia sẻ rằng những buổi kiến tập trong quá trình học đại học là 1 trong những hoạt động thực tế quan trọng, giúp ích rất nhiều trong việc định hình mục tiêu của bản thân, vì vậy các em hãy quan sát, lắng nghe và tự tin đặt câu hỏi cho khách mời. Thầy cũng gửi lời cảm ơn đến quý Công Ty TNHH Yakult Việt Nam đã phối hợp cùng nhà trường tạo điều kiện cho các em tân sinh viên có một buổi kiến tập thú vị và bổ ích. Ngay sau đó, là phần giới thiệu tổng quan Công Ty TNHH Yakult Việt Nam đến từ đại diện công ty - Chị Vũ Thị Thanh Phượng. Không chỉ được lắng nghe các kinh nghiệm được chia sẻ từ các khách mời, các bạn sinh viên còn được “tham quan” nhà máy sản xuất và được nhận giấy chứng “Đã tham gia chương trình Tham quan Nhà máy Yakult online”. Sinh viên tham gia đặt câu hỏi cho các khách mời Chương trình kiến tập được thực hiện bằng hình thức trực tuyến nhưng vẫn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ sinh viên, qua đó giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cách vận hành hoạt động nhà máy trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra. Bằng cách tổ chức hoạt động linh hoạt, sáng tạo, Nhà trường, Phòng QHDN & PTKN đã tạo điều kiện cho sinh viên được học tập, rèn luyện, tìm hiểu về nghề nghiệp một cách liên tục và hiệu quả ngay cả trong thời điểm dịch bệnh rất phức tạp. Chương trình kiến tập cho tân sinh viên là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quá trình đào tạo của DNTU, thông qua hoạt động kiến tập giúp Tân sinh viên nhận thức và hứng thú mới lạ khi bước vào môi trường trường Đại học, được học hỏi nắm vững hơn kiến thức, hiểu rõ và biết cách áp dụng kiến thức đó trong thực tế, từ đó chuẩn bị một hành trang "cơ bản" có thể ứng dụng được khi ra trường, khiến các em sẽ trở nên tự tin để hoàn thiện bản thân mỗi ngày và đúc kết kinh nghiệm thực tế cho bản thân. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtSáng ngày 31/12/2019 sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật Môi trường đã đến tham quan và học tập tại nhà máy nước Thiện Tân tại phường Tân Biên, Biên Hòa - Đồng Nai. Ngoài những giờ học trên lớp thì chúng em được trải nghiệm những điều mới mẻ và mở rộng tầm nhìn nhờ vào việc tham quan các nhà máy tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhà máy nước Thiện Tân có công suất lớn 200.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho khu dân cư và các khu công nghiệp như các phường trong Tp. Biên Hòa, KCN Amata và KCN Biên Hòa 2. Dự án cấp nước Thiện Tân có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển của kinh tế xã hội ở Đồng Nai. Nhờ đó, nhiều KCN, khu dân cư được sử dụng nước sạch, đáp ứng nhu cầu của người dân và hoạt động sản xuất. Trong quá trình tham quan, cán bộ nhà máy hướng dẫn rất kĩ lưỡng về bảo hộ lao động và đeo thẻ tham quan. Sau khi nghe tổng quan thông tin về công ty, các bạn sinh viên được hướng dẫn và trải nghiệm từng quy trình, công đoạn của nhà máy. Sinh viên được quan sát các quy trình như sau: Nhà điều hành, nhà hoá chất, bể lọc nhanh, bể chưa bùn, bể thu hồi... các tại đây chúng em được hướng dẫn tận tình về quy trình sản xuất, cung cấp nước, các công nghệ hiện đại, cũng như giải đáp thắc mắc của sinh viên. Cả nhóm tham quan rất hào hứng, ai cũng có ý thức được rằng, đây không chỉ đơn thuần là một chuyến đi kiến tập thông thường, mà còn là một buổi học tập thực tế đầy bổ ích và thiết thực. Chuyến đi đã giúp cho sinh viên chúng em trang bị cho mình được nhiều kiến thức thực tế thú vị và phát huy được sự năng động, không ngừng học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới, sự chủ động và nắm bắt tình hình thực tế ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường. Bên cạnh đó sinh viên còn có dịp gặp gỡ những công nhân viên và quản lý đang làm việc tại nhà máy, để học hỏi những kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp của họ. Các bạn sinh viên ai cũng thích chuyến đi thực tế này, chuyến đi đã cho sinh viên chúng em tiếp cận được các quy trình sản xuất ra nước sạch là như thế nào. Cuối chương trình các bạn cùng nhau lưu lại những bức ảnh tại nhà máy nước. Với chuyến đi ý nghĩa này giúp cho sinh viên DNTU trau dồi thêm kiến thức thực tế tại các nhà máy, tích lũy thêm những kỹ năng cần thiết cho việc học của mình. Sau đây là một số hình ảnh: Võ Hồng Thủy Tiên – 18DMT1
Xem chi tiếtSáng ngày 27 - 28/12 vừa qua, 100 sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm tham quan nhà máy mía đường Trị An, Huyện Vĩnh Cửu. Dẫn đoàn về phía nhà trường có thầy Quách An Bình, thầy Nguyễn Thành Công, cô Huỳnh Kim Phụng, thầy Phạm Văn Thịnh và các giảng viên Khoa TP, MT & đ ĐD.
Xem chi tiếtSáng ngày 28/12, 100 sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm đã có chuyến tham quan kiến tập nhà máy Ajinomoto tại Khu Công nghiệp Long Thành – Đồng Nai. Chuyến đi nhằm trang bị cho sinh viên những kĩ năng và kiến thức minh họa thực tế cũng như tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tại phòng họp, buổi trò chuyện diễn ra trong không khí hào hứng và sôi nổi. Đại diện công ty đã giới thiệu đến các bạn sinh viên đôi nét về tập đoàn cùng với những thương hiệu sản phẩm hàng đầu hiện nay như bột ngọt Ajinomoto, hạt nêm Aji Ngon, Sauce Mayonnaise Lisa, Café lon Birdy… Với cách nói chuyện sinh động, dí dỏm của MC, thật sự đã cuốn hút các bạn vào thế giới gia vị và thực phẩm Ajinomoto. Sinh viên được tìm hiểu về quy trình sản xuất trước khi tham quan Sau phần giới thiệu sơ về quy trình sản xuất đại diện công ty đã chia đoàn thành nhiều tốp nhỏ để tham quan dây chuyền sản xuất sản phẩm của công ty. để tham quan dây chuyền sản xuất các bạn phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động, trong suốt quá trình tham quan, đây cũng là những tiêu chuẩn rất khét khe mà mọi nhân viên trong công ty phải thực hiện. Sinh viên trang bị đồ bảo hộ trước khi tham quan Các bạn sinh viên đã được tham quan các phân xưởng sản xuất, tìm hiểu những quy trình sản xuất, công nghệ hiện đại tại nhà máy. Kết thúc phần tham quan các phân xưởng Các bạn sinh viên tham quan showroom các sản phẩm của Ajinomoto trên toàn thế giới Một chuyến đi với những thông tin mới, bổ ích, qua đó giúp các bạn sinh viên trang bị được rất nhiều kiến thức thực tế. Chắc chắn rằng sẽ có nhiều hơn nữa các chuyến đi thực tế giúp sinh viên có dịp tiếp xúc thực tế và tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp khi sinh viên ra trường.
Xem chi tiếtNhằm tạo điều kiện cho các em sinh viên tham quan tiếp cận với thực tế sản xuất, nắm bắt được những công nghệ mới, cũng như nhận biết được những yêu cầu của các vị trí công việc trong tương lai, ngày 08 tháng 4 năm 2016 Tro choi đánh bài tổ chức cho các sinh viên Ngành Công nghệ thực phẩm tham quan Nhà máy Bia Việt Nam (VBL). Chuyến tham quan là buổi học thực tế và được bổ sung kiến thức từ những người cấp quản lý về quy trình quản lý chất lượng sản phẩm mà các bạn đang học lý thuyết ở Nhà trường. Chị Nguyễn Thị Thùy Dung – Trưởng ban đối ngoại (PR) giới thiệu tổng quan nhà máy Mở đầu, đoàn được chị Nguyễn Thị Thùy Dung – Trưởng ban đối ngoại (PR) của nhà máy đón tiếp nồng nhiệt và hướng dẫn vào quầy bar để tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nhà máy với các dòng bia nổi tiếng: Tiger, Heniken …Tại đây mọi người được chiêm ngưỡng một không gian bày trí thật phong cách và chuyên nghiệp, làm nổi bật hòan tòan hình ảnh thương hiệu bia Heniken. Sinh viên tham quan qui trình sản xuất và Nhà kho của Nhà máy Tiếp đó đoàn được chia thành 2 nhóm lần lượt tiến hành tham quan máy dưới sự hướng dẫn của đại diện nhà máy. Nhìn thấy quá trình sản xuất, mọi người mới cảm nhận được một môi trường làm việc hết sức chuyên nghiệp và năng suất. nhận thấy tất cả các khâu từ nhập nguyên liệu, sản xuất, đóng chai đến xử lí nước thải đều rất gọn gàng và cũng rất hiện đại , đa phần đều là dây chuyền tự động. Đặc biệt là việc xử lý nước thải của nhà máy rất khoa học và góp phần bảo vệ môi trường. Cả đoàn đều rất thích thú khi nhìn thấy khuôn viên xinh đẹp, với những thảm cỏ xanh tươi trải dài. Càng bất ngờ hơn khi được biết đây lại là nơi xử lý nước thải, góp phần bảo vệ môi trường của nhà máy. Sinh viên tiếp tục tham quan hệ thống xử lý nước thải hiện đại Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) tự hào là một đơn vị doanh nghiệp khang trang và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, với những tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế và luôn đi đầu về đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiến nhất. Hiện nay, VBL thường xuyên tổ chức các buổi tham quan nhà máy cho các đoàn khách như sau: Doanh nghiệp trong và ngoài nước Tổ chức xã hội Trường Đại học trong và ngoài nước Cơ quan, chính quyền trung ương và địa phương Đối tác kinh doanh như: nhà phân phối, đại lý thứ cấp, các chủ quán, nhà hàng Nhân viên phục vụ trong quán Bar, Pub, nhà hàng và khách sạn cao cấp Mục tiêu của hoạt động tham quan nhà máy nhằm giúp cho khách hàng và các đối tác được trải nghiệm thực tế tại một nhà máy bia hàng đầu, sản xuất những sản phẩm đẳng cấp quốc tế như bia Heineken và Tiger. Chất lượng sản phẩm Heineken và Tiger được sản xuất tại VBL luôn đồng nhất với chất lượng chuẩn của Nhà Máy Heineken (Hà Lan), cũng như các nhà máy khác của Heineken trên thế giới Đối với các sinh viên, chuyến tham quan là buổi học thực tế và bổ sung kiến thức từ những người cấp quản lý về qui trình quản lý chất lượng sản phẩm, về công nghệ thực phẩm và những qui trình xử lý nước thải mà các bạn đã học lý thuyết ở trường. Đoàn tham quan chụp hình lưu niệm tại Nhà máy Vũ Vi Minh Quân
Xem chi tiếtSáng ngày 06/9 Phòng Quan hệ Doanh nghiệp và Đào tạo Kỹ năng phối hợp cùng Khoa Thực phẩm - Môi trường - Điều dưỡng đã tổ chức cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm tham quan nhà máy bia Heniken Nhà máy Bia Heniken có diện tích 12,7 hecta, với hơn 1.600 nhân viên Nhà máy Bia Heniken là một trong những nhà máy bia hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Sinh viên DNTU háo hức tham quan nhà máy Bia Heniken Heineken khởi đầu vào năm 1873 tại Hà Lan, với hơn 130 nhà máy sản xụất bia tại hơn 70 quốc gia, Heineken tự hào là tập đoàn bia hàng đầu thế giới, và là thương hiệu bia cao cấp quốc tế được yêu thích nhất tại Việt Nam. Đến với nhà máy Bia Heniken Việt Nam, sinh viên đã được tận mắt chứng kiến quy mô sản xuất, cũng như được giới thiệu về dây chuyền sản xuất hiện đại của thương hiệu bia này. Sinh viên được giới thiệu tổng quan trước khi tham quan quy trình sản xuất Sinh viên DNTU đã được đại diện Nhà máy hướng dẫn tham quan các quy trình sản xuất, tìm hiểu những yêu cầu gắt gao về công thức chế biến, quy trình kiểm tra chất lượng, cũng như đảm bảo tuyệt đối quy trình an toàn thực phẩm. Sinh viên được giới thiệu tham quan quy trình sản xuất tại nhà máy bia Heniken Tại đây các bạn sinh viên DNTU còn được trải nghiệm môi trường làm việc năng động, sáng tạo với không gian rất hiện đại dành cho cán bộ nhân viên nhà máy. với nhu cầu liên tục mở rộng trong sản xuất, nhà máy bia Heniken rất hoan nghênh các bạn sinh viên DNTU ứng tuyển vào những vị trí phù hợp sau khi tốt nghiệp. Sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc tại nhà máy bia Heniken Việt Nam Kết thúc chuyến tham quan, chắc hẳn tất cả các bạn sinh viên đã trang bị thêm cho mình rất nhiều kiến thức thực tế, đặc biệt là văn hóa và môi trường làm việc tại những công ty đa quốc gia. Đây sẽ là động lực để các bạn sinh viên luôn phấn đấu vươn lên trong học tập, có cơ hội làm việc tại các tập đoàn, công ty lớn, nhằm phát huy tính sáng tạo và xây dựng sự nghiệp vững chắc. Sinh viên chụp hình lưu niệm tại chuyến tham quan Bùi Nguyên Tuấn Anh
Xem chi tiếtSáng ngày 27.06.2013, 120 sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm và Môi trường, trường Đại học Công nghệ đã có chuyến tham quan công ty bột ngọt Việt Nam. Đi cùng đoàn sinh viên tham quan, về phía nhà trường có thầy Quách An Bình, Trần Văn Khánh, Nguyễn Hải Đăng Khoa Công nghệ Thực phẩm - Môi trường - Điều dưỡng.
Xem chi tiếtSáng ngày 24/3 và 25/3, 90 sinh viên Khoa TP, MT & ĐD tham quan nhà máy Đường Trị An. Dẫn đoàn tham quan có ThS. Quách An Bình, ThS. Hồ Thị Ngọc Nhung, giảng viên Khoa TP, MT & ĐD.
Xem chi tiếtTừ ngày 23 đến 25/5 Khách sạn JW Marriot, Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị dầu gạo quốc tế (ICRBO) lần thứ 5 do Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO) tổ chức. Hội nghị lần này có trên 200 đại diện đến từ 20 quốc gia trên thế giới. Chủ đề của hội nghị năm nay là: “Dầu gạo - Dầu ăn cao cấp tốt cho sức khỏe trên thế giới”. Tại hội nghị Hội nghị dầu gạo quốc tế (ICRBO) lần thứ 5 đã vinh danh 2 sinh viên của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai có công trình nghiên cứu về dầu gạo là Trịnh Minh Huyền và Nguyễn Thị Kim Nguyên. Sinh viên Huyền và Ngân vinh dự được nhận giải "Silver Prize" của cuộc thi "Research Contest" với phần thưởng 1000 USD. Trịnh Minh Huyền và Nguyễn Thị Kim Nguyên đại diện DNTU tham gia hội thảo Phó trưởng Phòng Truyền thông Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai Nguyễn Hoàng Dũng tham dự Hội nghị dầu gạo quốc tế (ICRBO) lần thứ 5, và cho biết: Vòng chung kết cuộc thi "Research Contest" chỉ có 10 đội, trong đó Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc mỗi quốc gia có 1 đội. Việt Nam có 7 đội, trong đó đội Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là trường ngoài công lập duy nhất của Việt Nam góp mặt tại chung kết cuộc thi này, và xuất sắc nhận giải thưởng. Sinh viên DNTU vinh dự được nhận giải tại hội nghị Dầu Gạo Quốc tế Trịnh Minh Huyền, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai cho biết: “Đế tài nghiên cứu của chúng tôi tham dự hội nghị là: "Tối ưu hóa hỗn hợp dung môi và nhiệt độ để chiết được dầu gạo tối đa với nồng độ cao Gamma-oryfamol cho công thức son môi”. trung tâm tìm việc sản phẩm khi được ứng dụng sẽ rất tốt cho sức khỏe của người dùng vì được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên, không có chất chì, dưỡng ẩm tốt cho môi. Chúng tôi rất vui mừng vì nhiều chuyên gia về dầu gạo trên thế giới dự hội nghị đã dành rất nhiều lời khen ngợi, bình chọn cho sản phẩm của chúng tôi, và đó là động lực để chúng tôi sớm phát triển sản phẩm này ra thị trường”. Sinh viên DNTU tự tin giới thiệu sản phẩm với các chuyên gia quốc tế Việc sinh viên Trịnh Minh Huyền và Nguyễn Thị Kim Nguyên đến từ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nhận giải "Silver Prize" của cuộc thi "Research Contest" là một vinh dự lớn, qua đó thể hiện được trình độ nghiên cứu khoa học của sinh viên, sẵn sàng thể hiện khả năng hội nhập với sinh viên quốc tế trong tình hình mới. Hiệp hội Dầu gạo Quốc tế (IARBO) là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ với 5 quốc gia thành viên: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Mục tiêu hoạt động của IARBO là kết nối các nhà sản xuất, viện nghiên cứu, trường đại học, người tiêu dùng nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ dầu gạo trên thế giới. Tại hội nghị, lần đầu tiên IARBO tổ chức cuộc thi nghiên cứu về dầu gạo với tổng giá trị giải thưởng lên tới 21.000 USD cho sinh viên các nước. Ngoài các báo cáo chuyên sâu, hội nghị còn có các gian hàng trưng bày sản phẩm giá trị gia tăng của gạo và cám gạo. Hội nghị mở ra cơ hội giao lưu và hợp tác với bạn bè trên toàn thế giới Năm nay sự kiện có sự góp mặt của đại diện các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dầu gạo lớn nhất thế giới như: Hiệp hội Chiết tách Dung môi Ấn Độ (SEA), Tập đoàn Medifood (Thái Lan), Tập đoàn Thực phẩm Tsuno, Tập đoàn Oryza (Nhật Bản), Tập đoàn Wilmar (tại Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc), Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc (Trung Quốc), Tổ chức Dược điển Mỹ (USP)… Hội nghị Dầu gạo Quốc tế lần thứ 5 đã mở ra cơ hội để Việt Nam phát huy tiềm năng của ngành công nghiệp dầu gạo. Tại sự kiện, các nhà nghiên cứu, chuyên gia, doanh nghiệp đã cập nhật những thành tựu nghiên cứu, sản xuất dầu gạo mới nhất, cũng như tháo gỡ bài toán tiếp thị dầu gạo ra toàn cầu. Phòng Truyền thông
Xem chi tiết