Tối ngày 14/1/2017 các chàng trai tài năng của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã trở về sau cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với với Intel Galileo lần thứ II (năm 2016) do Bộ Khoa học công nghệ và Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tại Hà Nội.
Ngay từ khi bước xuống từ sân bay các bạn đã được chào đón hết sức nồng nhiệt với sự đại diện của Ban giám hiệu (BGH) cùng với sinh viên và giảng viên của nhà trường.
Đại diện BGH và Giảng viên, sinh viên chào đón đội thi trở về
Trong buổi gặp mặt chia sẻ tối ngày 14/01/2017. Đại diện BGH Trường đại học công nghệ Đồng Nai – TS. Đoàn Mạnh Quỳnh – Phó Hiệu trưởng tuyên dương các sinh viên và giảng viên đã đạt thành tích tốt trong cuộc thi, khuyến khích sinh viên phát huy thành tích và dặn dò sinh viên cố gắng học tập, nghiên cứu và tham gia nhiều hơn nữa. Đồng thời thay mặt BGH cam kết sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện để sinh viên được tham gia thi đấu, trải nghiệm ở các cuộc thi lớn.
Lãnh đạo Trường đại học công nghệ Đồng Nai gặp mặt tuyên dương các sinh viên đoạt giải
Sinh viên Nguyễn Phi Lân – Thành viên của nhóm chia sẻ “Đạt được giải thưởng nhóm phải rất chuyên tâm làm việc cả ngày lẫn đêm, qua cuộc thi nhóm đã học hỏi được rất nhiều, Nhóm rất hạnh phúc vì đã mang lại vinh quang cho trường, đồng thời gửi lời cảm ơn đến các thầy hướng dẫn, cám ơn BGH đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để nhóm đi thi và rất xúc động vì những tình cảm đó “
ThS. Lê Xuân Vịnh – Giảng viên Hướng dẫn cũng chia sẻ “Sinh viên làm việc rất chịu khó và nghiêm túc, đoàn kết và đưa ra nhiều sáng kiến tốt “Đồng thời ThS. Lê Xuân Vịnh cũng cám ơn BGH đã hết sức quan tâm, động viên kịp thời kể cả tinh thần và vật chất tạo điều kiện tốt nhất cho đội thi.
Tối 13/1, lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo lần thứ II, năm 2016 đã được diễn ra tại Đại học quốc gia Hà Nội
Vượt qua 110 ý tưởng sáng tạo đến từ 29 trường đại học, học viện cả nước, nhóm sinh viên Đại học Công nghệ Đồng Nai giành giải nhất chung cuộc
Ban giám khảo đã chọn ra tác phẩm Robot hỗ trợ người già và người khuyết tật do nhóm sinh viên từ Đại học Công nghệ Đồng Nai sáng chế để trao giải Nhất. Tác phẩm này hỗ trợ người già và người khuyết tật với con robot có thể trở thành chiếc xe lăn để di chuyển, hoặc có thể chuyển thành chiếc giường để người sử dụng có thể ngủ hoặc nằm. Ngoài ra, nhận thấy robot có thể nâng lên hoặc hạ xuống trong khoảng nhất định để người sử dụng có thể di chuyển từ robot sang giường nằm mà không cần sự giúp đỡ từ người khác.
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai không ngừng phát triển với mục tiêu là trường Đại học ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Hôm qua (13/01/2017) tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Tổ chức cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam cùng Intel Galileo đã trân trọng trao Giải Nhất cuộc thi cho các thí sinh của Tro choi đánh bài . Với thành tích này, Tro choi đánh bài đã vượt lên trên 16 đội của vòng Chung kết đến từ 30 trường đại học và học viện danh tiếng trong cả nước tham gia. Đề tài "Robot hỗ trợ người già và người khuyết tật" của nhóm tác giả Trần nguyên Phúc, Lê ngọc Hoàng (khoa Công nghệ Thông tin); Nguyễn phi Lân ( khoa Điện - Điện tử - Cơ khí & Xây dựng) dưới sự hướng dẫn của các cán bộ, giảng viên mà đứng đầu là các Thầy Lê xuân Vịnh, Trần thanh Việt ( khoa Công nghệ Thông tin); Lưu hồng Quân ( khoa Điện - Điện tử - Cơ khí & Xây dựng) đã mang lại niềm vui và vinh dự cho toàn trường ngay trong những ngày đầu năm mới. Điều đó đã chứng minh một cách sinh động tinh thần sáng tạo và khả năng to lớn của các CB-GV và SV Tro choi đánh bài . Nguyễn Hoàng Dũng - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNgày 22/01/2016, vòng chung kết Cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo, do trung tâm Phát triển công nghệ và Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội. Nhóm Sinh viên S-water thuộc Khoa Điện – Điện tử - Cơ khí và Xây dựng xuất sắc giành giải khuyến khích cuộc thi. Bo mạch Intel Galileo gen II mang tính ứng dụng công nghệ cao vào thực tế Cuộc thi được tổ chức nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học của sinh viên, đẩy mạnh việc thực hành, ứng dụng trong giảng dạy đại học, góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Được khởi động từ đầu tháng 8/2015, cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo năm 2015 với sự chỉ đạo, bảo trợ của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có 41 ý tưởng từ 31 trường đại học, học viện lọt vào vòng chung kết khu vực trong đó DNTU có 2 đại diện. Sau khi xuất sắc lọt qua vòng chung kết khu vực, 16 sản phẩm xuất sắc nhất từ 13 trường đại học, học viện đã được chọn tham gia vòng chung khảo. Một số sản phẩm nổi bật tại cuộc thi Phát biểu tại Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam đánh giá cao các sản phẩm của các bạn sinh viên đã trực tiếp giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bạn sinh viên đối với các vấn đề thực tế của đời sống xã hội xung quanh. Bí thư Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong cũng khẳng định, Trung ương Đoàn sẽ cố gắng hỗ trợ tối đa để các bạn sinh viên có thể ứng dụng các ý tưởng cũng như sản phẩm của mình vào cuộc sống. Trao bằng khen cho những sản phẩm xuất sắc Đề tài “Hệ thống Đài phun nước (MS26)” của S-water thuộc Khoa Điện – Điện tử - Cơ khí và Xây dựng xuất sắc giành giải khuyến khích cuộc thi. Đặc biệt, đề tài được Ban giám khảo đánh giá đây là đề tài có tính ứng dụng thực tế cao và có khả năng thương mại hóa cao. Sinh viên DNTU báo cáo đề tài tại cuộc thi Sinh viên DNTU (bìa phải) được vinh danh tại lễ trao giải Xin chúc mừng các chàng trai đến từ Khoa Điện – Điện tử - Cơ khí và Xây dựng liên tiếp chiến thắng ở các cuộc thi học thuật với các đề tài mang tính ứng dụng cao. sinh viên các khối ngành công nghệ của Trường Đại học Công nghệ đồng nai đang dần khẳng định được năng lực và thương hiệu của một trong những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu về khoa học công nghệ cho tỉnh Đồng Nai và khu vực Đông Nam bộ. Đội S-Water chụp hình lưu niệm cùng với đại diện công ty Intel Sản phẩm của sinh viên DNTU được giới thiệu tại cuộc thi Bùi Nguyên Tuấn Anh
Xem chi tiếtSáng ngày 07/10/2017, tại sân vận động TP.Biên Hòa đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm 2017. Như thông tin đã đưa. Đại hội TDTT thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm nay có sự góp mặt đông đảo của tất cả các vận động viên chuyên nghiệp từ các địa phương trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai tham gia thi đấu. Cùng với đó là sự góp mặt không kém phần quan trọng của hơn 300 bạn sinh viên của trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai tham gia vào công tác khai mạc buổi Lễ với vai trò diễu hành, chào cờ và đồng diễn. Một số hình ảnh đồng diễn tại lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao Tại buổi Lễ khai mạc sáng ngày 07/10/2017, có sự tham dự của tiến sĩ Phan Ngọc Sơn (Hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai). Thầy là một khách mời quan trọng của buổi Lễ cũng như là một trong những đại biểu danh dự của Tỉnh Đồng Nai trong các buổi hội họp cấp cao của tỉnh nhà. TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Tro choi đánh bài tại buổi lễ Với sự tập luyện rất nghiêm túc, bài bản của các bạn sinh viên DNTU và ban chấp hành Đoàn trường ngay từ những ngày giữa tháng 9 cho buổi Lễ. Phần khai mạc trong buổi sáng thứ 7 của Đại hội đã diễn ra rất chu đáo và trang trọng. Qua đây đã giúp cho hình ảnh của Trường Đại Học Công Nghê Đồng Nai lan tỏa tới mọi người, mọi địa phương để xã hội có thể thấy rằng, tại DNTU luôn có những con người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn rất chu toàn trong công tác xã hội và phát triển đất nước. Một số hình ảnh tại lễ khai mạc đại hội Thể dục Thể thao Các bạn sinh viên DNTU mang trong mình sự nhiệt huyết của tuồi trẻ và ý thức của bản thân đối với xã hội. Các bạn đã hiểu được rằng, mọi cống hiến và sự hi sinh cá nhân từ phía các bạn đang giúp một phần cho các công tác xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn. đây cũng là một trong những mục tiêu mà nhà Trường đang muốn hướng đến cho tất cả các sinh viên DNTU. Để sinh viên DNTU sẽ trở nên những sinh viên sáng tạo, cống hiến và có ích cho xã hội. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 05/12 vòng 2 cuộc thi nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo 2015 đã diễn ra trong không khí sôi nổi. Với gần 50 sản phẩm đại diện cho 31 Trường Đại học trên cả nước, các ý tưởng sẽ mang lại những sản phẩm thực tế, phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt. Thầy và trò DNTU đang kiểm tra lại hệ thống trước khi báo cáo Sinh viên DNTU làm mẫu trong một bài thi đến từ đội bạn Với tinh thần giao lưu học hỏi, Tro choi đánh bài với 2 đề tài "Hệ thống đài phun nước" và "điều khiển thiết bị điện trong trung tâm thực hành" đã được đánh giá rất cao trong buổi thi sáng nay. Sinh viên Đỗ Vũ Trường báo cáo đề tài trước hội đồng BGK của cuộc thi Với đề tài "Hệ thống đài phun nước" Ban giám khảo đã đánh giá rất cao về tinh thần làm việc theo nhóm của đội S-Water. Bên cạnh đó với ý tưởng ứng dụng bo mạch Galileo để lập trình tự động cho các đèn đổi màu, các đầu phun tự động điều chỉnh theo âm điệu của bài nhạc, sản phẩm của đội S-Water đã tạo ra được sự quan tâm rất lớn từ Ban giám Khảo. Đội S-Water demo sản phẩm và trả lời các yêu cầu của hội đồng BGK Ngay sau phần báo cáo của đội thi S-Water, phần thi của đội The Future với đề tài "Điều khiển thiết bị điện trong trung tâm thực hành" cũng đã thể hiện được những lợi thế của bo mạch Galileo. Sinh viên Chu Danh Lưu giới thiệu về nhu cầu thực tế của DNTU Với khả năng áp dụng rất cao vào thực tế, đề tài đã nhận được những góp ý từ BKG để sản phẩm được nâng cấp thêm các tính năng nhằm đáp ứng những yêu cầu khi triển khai thực tế. Đội The Future thể hiện các tính năng của sản phẩm BKG theo dõi quá trình điều khiển qua mạng của đội The Future Cuộc thi đã mang lại sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên, kích thích niềm đam mê trong nghiên cứu khoa học để áp dụng vào thực tế. Qua cuộc thi, sinh viên Tro choi đánh bài cũng đã thể hiện được khả năng sáng tạo, tự tin sánh vai, tranh tài cùng các Trường Đại học nổi tiếng trên cả nước. Sinh viên DNTU tự tin sau phần trình bày của mình Clip sản phẩm của đội S-Water
Xem chi tiếtSMIC là trung tâm sáng tạo duy nhất của Microsoft tại VN tại TP. Hồ Chí Minh. Ngoài hoạt động đào tạo kỹ thuật, công nghệ của Microsoft, SMIC còn là vườn ươm dự án, khởi nghiệp với việc cung cấp không gian, cơ sở vật chất, tư vấn việc sử dụng và áp dụng công nghệ của Microsoft cho các dự án ươm mầm với mức giá ưu đãi với ĐH Công nghệ Đồng Nai
Xem chi tiếtVới giải thưởng lên đến trên 20 triệu, được hỗ trợ mạch Galileo Gen 2 và 2 triệu động để làm dự án. Cuộc thi Nhà sáng tạo Việt Nam với Intel Galileo (Vietnam Maker Contest with Intel Galileo -VMIG) là cuộc thi sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam với quy mô toàn quốc theo xu hướng sáng tạo Maker chung của thế giới. Cuộc thi sử dụng bo mạch Intel® Galileo thế hệ 2 - bo mạch vi điều khiển đầu tiên được Intel nghiên cứu và phát triển dành riêng cho ngành giáo dục - nhằm hỗ trợ các nhà giáo dục, học sinh và những người đam mê sáng tạo biến các ý tưởng thành sản phẩm một cách dễ dàng. mục đích của Cuộc thi nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa học của sinh viên, đẩy mạnh việc thực hành, ứng dụng trong giảng dạy, giúp xây dựng nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao của Việt Nam. Tro choi đánh bài đã vinh dự có 2 đại diện vượt qua 31 Trường Đại học Cao đẳng với hơn 140 sản phẩm trong cả Nước, để tiếp tục bước vào vòng 2 của cuộc thi. Tại vòng tiếp theo Ban giám khảo sẽ chọn 15/40 sản phẩm xuất sắc nhất để tiếp tục vào vòng trong. Giới thiệu về dự án của 2 đại diện DNTU: + Tên ý tưởng: Hệ thống Đài phun nước- Nhóm thực hiện: Đỗ Vũ Trường, Nguyễn Văn Hoàng, Ngô Nguyễn Phương Uyên + Tên ý tưởng: Điều khiển thiết bị điện trong Trung tâm thực hành- Nhóm thực hiện: Trần Văn Nhật, Chu Lưu Danh Là đại diện duy nhất của Tỉnh Đồng Nai, hy vọng rằng các đại diện của DNTU sẽ tiếp tục vững bước chinh phục các vòng thi tiếp theo, mang vinh quang về cho Nhà trường cũng như Tỉnh nhà. kết quả được ban tổ chức công bố tại:
Xem chi tiếtBăt đầu từ năm 2023, cuộc thi sáng tạo Robot DNTU 2023 sẽ là cuộc thi thường niên dành cho sinh viên chuyên ngành của Khoa. Khởi động năm 2023 với chủ đề “Xe điều khiển không dây – wireless Control Car”. Cuộc thi có 6 đội tuyển để từ các chi đoàn, lớp tham dự. Sinh viên DNTU với tiêu chí năng động – tự tin – chuyên nghiệp – kiên thức, những “đứa con” Robot được ra đời với những trận tranh tài quyết liệt. Thể lệ thi đấu hấp dẫn… Thi đấu loại trực tiếp sẽ mang tính chất cam go, hấp dẫn cho cuộc thi. Trận đấu sẽ tiến hành với 2 đội chơi và sử dụng 1 con robot tự làm. Khu vực thi đấu là một hình chữ nhật được chia khu vực dành riêng cho mỗi đội. Mỗi khu vực sẽ có khu vực xuất phát, khu lấy gỗ, khu đặt gỗ…2 con Robot sẽ thi đấu cùng một lúc, khi có hiệu lệnh của trọng tài, hai Robot sẽ được các đội điều khiển tiến vào khu vực đặt khối quà nhỏ. Sau đó điều khiển xe để đẩy gỗ và di chuyển đặt gỗ vào ô Vàng. Tiếp tực thực hiện cho đến khi hết gỗ nhỏ. Sau đó, di chuyển đẩy gỗ lớn đặt và Ô Đỏ. Đội nào có thời gian hoàn thành nhanh nhất sẽ dành chiến thắng. Thể lệ thi đấu mang lại đính đối kháng cao, buộc sinh viên phải dành hết tấm huyết, kiến thức và sử dụng các kĩ năng vận hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên để hoàn thành “ngựa chiến” chiến đấu tời cùng tại cuộc thi sáng tạo Robot DNTU 2023. Phát triển năng lực người học… TS. Lưu Hồng Quân cho biết: “với vị trí lãnh đạo khoa Công nghệ, tôi nhấn mạnh việc học tập trang bị kiến thức là điều cần thiết, thông qua những cuộc thi để củng cố các kiến thức, phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Tôi rất ủng hộ việc tăng cường học qua các hoạt động, thực hành; chú trọng trải nghiệm và kết nối với thực tiễn. Bắt đầu từ năm 2023 và những năm tiếp theo, chắc chắn cuộc thi sẽ được tổ chức thường niên, hứa hẹn sẽ được mở rộng cho các đối tượng và có khả năng các bạn THPT sẽ tham gia dưới sự cố vấn của sinh viên và giảng viên Khoa công nghệ”. Tham gia vào các hoạt động sáng tạo robot sẽ giúp sinh viên nâng cao sự hứng thú, niềm đam mê về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kĩ thuật và công nghệ. Bối cảnh công nghiệp 4.0 đòi hỏi 1 nhân viên, chuyên phải phải hội tụ các kiến thức chuyên môn, thái độ, các bạn sẽ có những sự lựa chọn cho tương lai của mình. Kết quả cuộc thi: Tên đội Họ và tên Lớp Giải Team này mạnh Nguyễn Chí Tín 20DĐI1 Nhất Dương Viết Dũng 20DĐI1 Phạm Văn Hạnh 20DĐI1 Kings Phan Bùi Tiến Dũng 20DĐI1 Nhì Nguyễn Duy Đan 20DĐI1 Đào Văn Phi 20DĐI1 Phạm Minh Đức 20DĐI1 Phoenix Trần Gia Bảo 21DĐT2 Ba Hoàng Quốc Kỳ 22DTH1 Fixing Good Nguyễn Như Sang 21DTH3 Khuyến khích Huỳnh Lê Châu Tiến 20DĐI1 Phan Tấn Thành 20DĐI1 Trần Việt Anh 20DĐI1 FAKE ROBOT Trần Lê Phước 20DĐI1 Khuyến khích Hà Anh Tú 20DĐI1 Khưu Minh Trí 20DĐI1 Lê Huỳnh Anh Tuấn 20DĐI1 WaveWinner An Nguyễn Ngọc Sơn 22DOT1 Khuyến khích Thái Minh Quân 22DĐT1 Sinh viên Hoàng Quốc Kỳ - Phoenix Team chia sẻ: “Đây là một cuộc thi đúng nghĩa chúng em để vận dụng kiến thức, trước đó chúng em đã chuẩn bị 1 tháng để làm con robot và thử nghiệm nó, sửa các lỗi sai và làm thế nào để cho nó vận hành được một cách tốt nhất…Ngày dự thi, chúng em tập trung cao độ, và không cho phép team làm sai dù một giây phút nào….Chúng em cũng buồn khi không được giải thưởng cao nhất…Nhưng qua đây, chúng em thấy được lỗi của chúng em ở điểm nào…hẹn năm 2024, chúng em trở lại và chắc chắn giải nhất sẽ thuộc về đội em.” Câu lạc bộ Nghiên cứu Khoa học DNTU (SRC) hiện nay đang là một những câu lạc bộ hoạt động chuyên môn và là nơi chắp cánh và sản xuất rất nhiều những sản phẩm công nghệ cho Khoa Công nghệ nói riêng và DNTU nói chung. Một số hình ảnh của cuộc thi: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtRobot leo trụ 2021 ra đời – khẳng định hoạt động đào tạo ứng dụng thực tế của DNTU Xu thế hội nhập và phát triển, các trường Đại học thay đổi các chương trình đào tạo để phục vụ mục tiêu hướng đến đào tạo nhân lực có trình độ, chuyên môn kĩ thuật cao…Vì vậy để hướng đến việc phù hợp với thực tiễn và mang lại giá trị cho xã hội. Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các trường không chỉ có sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải có chiến lược đào tạo đón đầu theo xu thế phát triển. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số nhằm xây dựng thế giới siêu kết nối và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa. Có thể hiểu rằng, những công nghệ tiến tiến nhất hiện nay là trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ in 3D, xe tự lái, các robot vận hành thay con người… Hiện hữu rõ rệt và ứng dụng đời sống thực tế tốt nhất phải kể đến Robot. Robot đã chiếm một vị trí quan trọng khó có thể thay thế được, nó giúp con người làm việc với năng suất cao và trong các điều kiện khó khăn, nguy hiểm, ….. Lĩnh vực robot di động đang ngày càng chiếm được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và xã hội. Từ thực tế trên việc xây dựng các bộ điều khiển cho robot di động đã trở nên một yêu cầu thiết yếu. Tro choi đánh bài đã và luôn định hướng là trường đại học nghiên cứu và ứng dụng hàng đầu ở tỉnh Đồng Nai. Nhờ sự chỉ dạy tận tình cùng những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm của Quý thầy cô khoa Công nghệ, các bạn sinh viên CLB “Khoa học Công nghệ DNTU" đã cùng nhau bắt tay nghiên cứu, thực hiện, chế tạo nên những con robot mang tên " Robot leo trụ". Câu lạc bộ Khoa học Công nghệ DNTU ? Với phương châm đào tạo theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và hướng cho người học được thực hành, kết nối lý thuyết và thực hành. Khoa Công nghệ đã thành lập câu lạc bộ Khoa học và Công nghệ. CLB sẽ thúc đẩy trao đổi ý tưởng và xúc tiến thành lập các chủ đề nghiên cứu liên ngành, phổ biến, chia sẻ thông tin KH&CN, ý tưởng nghiên cứu. Đây là nơi dành cho sự đam mê, sáng tạo. Các sản phẩm công nghệ sẽ được các Giảng viên, sinh viên chế tạo và lập trình. Trước tiên, với sự quan tâm và chỉ đạo của ban lãnh đạo khoa, câu lạc bộ đã tổ chức cuộc thi “Robot leo trụ 2021”. Quá trình hình thành Robot leo trụ ? Để hình thành lên một robot hoàn thiện chúng ta trải qua ba giai đoạn: thiết kế, chế tạo và thử nghiệm. Ở giai đoạn thiết kế, các sinh viên phải sử dụng phần mềm thiết kế cơ khí, thiết kế 3D để thiết kế và tính toán các cơ cấu cơ khí của robot. Sau đó, robot sẽ được chế tạo các cơ cấu cơ khí như cơ cấu kẹp, cơ cấu bám leo trụ, cơ cấu đá quà. Giai đoạn chạy thử nghiệm được thực hiện cuối cùng để đánh giá mức độ hiệu quả của các thiết kế. Nếu phát hiện ra lỗi thì thực hiện thiết kế lại và tiến hành cải tiến. Thể hiện ở hình bên dưới: Thông qua cuộc thi giúp cho sinh viên hiểu biết rõ hơn về các phần mềm thiết kế cơ khí như solidwork, autocad cũng như các kiến thức về điều khiển tự động, lập trình C, lập trình mã nguồn mở, hệ thống khí nén. Hơn nữa, qua chủ đề của cuộc thi là robot leo trụ, các sinh viên có thể phát triển thêm và ứng dụng vào thực tế như: robot hỗ trợ thi công lắp đặt các hệ thống điện trên cao, robot tỉa cành trên cao. Sau hơn 1 tháng tạo khuôn, vẽ 3D, lập trình thì các con Robot đã được hình thành và đưa vào hoạt động thực tiễn. Đối với hoạt động nghiên cứu sáng tạo khi được gọi là đam mê thì các sinh viên sẽ cống hiến hết mình để thấy rằng ngoài lý thuyết thì thực hành vận dụng vào thực tế cũng là điều kiện đủ để tập thể các thành viên Khoa Công nghệ hướng đến. Xin chúc cho CLB Khoa học Công nghệ DNTU thành công và tạo nhiều sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Một số hình ảnh hoạt động Robot leo trụ: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtTrước xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành “Công nghiệp không khói”, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành là một trong những ngành học được mệnh danh là “thỏi nam châm” đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ. Đoàn kiến tập tham quan tại Chùa Vĩnh Tràng – Một trong những công trình kiến trúc tâm linh tôn giáo nổi bật của miền Tây. Khi theo học ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành đòi hỏi sinh viên phải trải nghiệm thực tế để có sự tiếp cận, trau dồi kỹ năng đối với công việc sau này. Giáo dục Việt Nam luôn coi trọng hai yếu tố là “học” và “hành”, học phải đi đôi với hành. Nếu học mà không thực hành khác nào chỉ biết đến lý thuyết suông mà thiếu tính thực tế. Xuất phát từ quan điểm và chủ trương đó cùng với phương châm hoạt động của Tro choi đánh bài . Khoa Kinh tế - Quản trị và Bộ môn Du lịch đã tạo điều kiện cho sinh viên năm nhất, lớp 20DLH1 đi kiến tập Mỹ Tho – Bến Tre vào ngày 16/12/2020 vừa qua. Nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành học của mình, để các em có sự trải nghiệm thực tế, tiếp cận bước đầu với thực tiễn công việc sau này. Đoàn kiến tập với sự háo hức, nôn nóng của tất cả các thành viên. Các em có mặt đúng giờ và rất hào hứng với chương trình kiến tập của mình. Trưởng đoàn tham quan, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Diệp – Giảng viên bộ môn Du lịch chia sẻ: “Dù hành trình di chuyển cũng tương đối xa, đến điểm tham quan đầu tiên khi đã 9 giờ sáng, trời nắng gắt nhưng các em rất hào hứng tham gia tìm hiểu, chăm chú lắng nghe cũng như chủ động đặt câu hỏi cho giảng viên hướng dẫn và ghi chép lại cẩn thận” Điểm đến tiếp theo của đoàn là cù lao Thới Sơn hay còn gọi là Cồn Lân, tại đây các em sinh viên được tận mắt chứng kiến quy trình nuôi ong lấy mật, các sản phẩm từ ong như: mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa và được thưởng thức trà mật ong hoa nhãn tại vườn. Trà tắc mật ong hoa nhãn tại vườn (Ảnh từ facebook sinh viên) Đoàn kiến tập nghỉ chân dưới mái lá mát mẻ trong vườn nhãn và thưởng thức trà mật ong hoa nhãn (Ảnh từ facebook sinh viên) Tiếp theo đoàn di chuyển men theo đường mòn, qua những rặng cây trái trĩu trịt của mảnh đất miền Tây trù phú để đến với vườn trái cây Nam Bộ, nghe Đờn Ca Tài Tử - một dòng nhạc dân tộc của việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và thưởng thức trái cây nhà vườn căng mọng, mát lành theo mùa. Các nghệ sĩ đang biểu diễn Đờn Ca Tài Tử phục vụ đoàn kiến tập Các bạn sinh viên thưởng thức trái cây và nghe Đờn Ca Tài Tử Đoàn di chuyển bằng xuồng ba lá theo những con rạch nhỏ trên cù lao Các bạn sinh viên vô cùng hào hứng với quy trình làm kẹo dừa tại đây Hành trình tiếp theo, các em lên tàu, tham quan và ăn trưa tại Cồn Phụng. Bữa trưa với những món ăn đặc trưng của vùng sông nước: cá tai tượng chiên xù cuốn bún và rau sống, chấm mắm me. Xôi chiên phồng, chả giò Cồn Phụng, lẩu bông so đũa, điên điển…. Sinh viên rất hào hứng với những món ăn bắt mắt - những sản vật của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Với bữa sáng và bữa trưa là ẩm thực nổi tiếng của vùng đất mà các em được đặt chân đến, kiến thức được lồng ghép khéo léo qua việc món ăn được bài trí khá lạ mắt và công phu. Kích thích sự tò mò tìm hiểu nét văn hóa vùng miền qua cách thưởng thức ẩm thực địa phương. Sau bữa ăn trưa, các em được tự do tham quan khám phá tại khu du lịch “Bến Dừa”, được “tận mục sở thị” cá bú bình, được câu cá sấu hoa cà, được trải nghiệm dịch vụ cá massage… Sau đó, các em được nghe thuyết minh về Đạo Dừa Bến Tre. Bản đồ du lịch Cồn Phụng Sinh viên du lịch check-in tại con nhện khổng lồ, một tọa độ sống ảo khá hot ở Cồn Phụng Các bạn sinh viên du lịch không chỉ năng động, hài hước, mà còn rất gan dạ nhé! Các bạn sinh viên hào hứng check-in “nấc thang lên thiên đường”hay còn gọi là “cầu thang vô cực” Chia tay Cồn Phụng trong sự luyến tiếc, các em sinh viên lên tàu khởi hành ra về. Sau một ngày tham quan, những tưởng các em sẽ mệt mỏi và ai cũng muốn về với chiếc giường thân yêu của mình nhưng khi về tới Biên Hòa, mặc dù cả thành phố đã lên đèn sáng rực, những xóm đạo với hàng ngàn chiếc đèn lung linh của mùa Giáng Sinh đang đến gần. Nhưng hầu như trong mắt các em ánh lên chút tiếc nuối, chút da diết... còn dư âm lại của chuyến đi. Một trải nghiệm thú vị trong mùa đông đầu tiên của cuộc đời sinh viên. Hơn tất cả những gì các em mường tượng, giờ đây các em đã phần nào hiểu được như thế nào là điều hành tour, như nào là công việc của một hướng dẫn viên – người gánh trên vai trách nhiệm với cả đoàn… Có lẽ, vì là lần đầu tiên đi kiến tập thực tế, nên những gì các em thể hiện tuy chưa thực sự xuất sắc nhưng theo chia sẻ của bạn Nhất Phương sinh viên lớp 20DLH1 thì có lẽ em đã yêu nghề này mất rồi. “Sau này, khi được trở thành điều hành, hay là một hướng dẫn viên, em nhất định sẽ thật vui vẻ và hạnh phúc với chính lựa chọn nghề nghiệp của mình, vì chỉ khi hạnh phúc, chúng ta mới có thể mang niềm vui cho người khác... những vị khách dễ thương của em trong tương lai”. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết