Được sự cho phép của ThS. Nguyễn Văn Huy – Trưởng Khoa Kỹ năng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, sáng ngày 29/11/2015, Khoa đã tổ chức buổi tham quan, trải nghiệm kỹ năng sống cho sinh viên kỹ năng mềm thông qua hoạt động thiện nguyện tại Mái ấm Phan Sinh –Tây Lạc, An Chu, Bắc Sơn, Trảng Bom, Đồng Nai với chủ đề “ Hành trình từ trái tim đến trái tim”. trung tâm tìm đây là một hoạt động thiết thực và được tổ chức thường xuyên nhằm giúp sinh viên có cơ hội trải nghiệm để từ đó biết chia sẻ, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh.
Dẫn đoàn đi có cô Lê Thị Duyên và thầy Bùi Nhật Huy Khoa Kỹ năng. Tham gia cùng đoàn còn có Câu lạc bộ (CLB) HP SKY – Một CLB trẻ nhưng năng động và thực sự tâm huyết với các hoạt động thiện nguyện. CLB đã đồng hành cùng các hoạt động của đoàn Khoa trong suốt thời gian qua.
Anh Chu Văn Nhâm – đại điện của Mái ấm tiếp đón đoàn.
Trung tâm hiện có 86 thành viên và chủ yếu bị bệnh tim, bại não, không tự chủ được hành vi. Trong đó: có 33 cụ già neo đơn, bệnh tật không nơi nương tựa và 53 người là trẻ em, trẻ nhóm lớn ... không có khả năng tự chăm sóc bản thân, mất nhận thức.
Đến với Mái ấm, các bạn sinh viên DNTU phần nào thấu cảm được cho hoàn cảnh của những mảnh đời còn nhiều bất hạnh nơi đây. Các bạn sinh viên đã không ngại khó khăn, cùng vào bếp làm cơm, cùng dọn dẹp vệ sinh cho Mái ấm:
Sau khi nấu ăn và dọn vệ sinh, các bạn cùng nhau đút cơm cho các bé. Thực sự khi chứng kiến cảnh ăn uống khó khăn, tôi đã nhìn thấy không ít giọt nước mắt xúc động của các bạn sinh viên. Có những trường hợp để cho bé ăn được một muỗng cháo là một sự vất vả vô cùng. Vì cứ mỗi lần ăn là bé lại nôn trớ. Còn có trường hợp trẻ đang ăn được vài muỗng cơm thì cơn co giật đến bất ngờ, tay chân co lại, miệng bị kéo sang một bên, bé bị té ngửa ra giữa sàn nhà. Thương lắm, xót lắm. Các cô chú tình nguyện viên ở đó bảo rằng tình trạng này thường xuyên xảy ra, người đút phải kiên nhẫn đợi khi bé hết co giật lại đỡ lên và cho ăn tiếp.
Bữa cơm trưa cũng kết thúc, tôi thấy các bạn sinh viên hầu như ai cũng lã chã mồ hôi nhưng miệng luôn mỉm cười. Điều làm tôi hạnh phúc và lại muốn được tiếp tục duy trì chương trình này là những nụ cười của các thành viên từ mái ấm, những thấu cảm của các bạn sinh viên.
Nhiều bạn trẻ ra về còn hứng khởi cầm tay cô nhắn nhủ: “Dịp khác cô đi đâu nhớ gọi tụi em nữa nha – tụi em sẽ đi tiếp”. Nghe câu nói của các bạn sinh viên, tôi thấy mình như được tiếp thêm động lực và thiết nghĩ: Xã hội này còn cần nhiều lắm những bàn tay chung sức, sẻ chia.....
Để kết thúc bài viết tôi xin mượn lời bài hát “ Đứa bé” của nhạc sĩ Minh Khang để nói lên thông điệp của tôi nói riêng và Khoa Kỹ năng nói chung muốn gửi đến tất cả mọi người. Đặc biệt những con người dưới mái trường DNTU.
" Hãy lau khô cuộc đời em
Bằng tình thương, lòng nhân ái của con người !
Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em
Bằng tất cả trái tim con người Việt Nam ! "
Bùi Nhật Huy - Khoa Kỹ năng
Vừa qua, Ngày 06 tháng 12 năm 2015 Khoa Kỹ năng Tro choi đánh bài đã tổ chức chương trình từ thiện với tên gọi “Hành trình san sẻ yêu thương”. Khoa Kỹ năng đã cùng sinh viên học kỹ năng mềm đến thăm “Mái ấm Trinh Vương” tại Ấp Bắc Hòa, Bắc Sơn, Trảng bom, Đồng Nai. Đây là 1 hoạt động hằng tháng của Khoa Kỹ năng nhằm giúp sinh viên trải nghiệm và biết cảm thông, chia sẽ với những mảnh đời bất hạnh. Dẫn đầu đoàn là Thầy Trưởng Khoa Kỹ Năng ThS. Nguyễn Văn Huy, bên cạnh đó, Đoàn còn có Thầy Bùi Nhật Huy, Cô Lê Thị Duyên cùng Câu Lạc Bộ HP SKY thuộc Khoa Kỹ năng và các sinh viên học Kỹ năng mềm Khóa 4. Mái Ấm Trinh Vương là 1 tổ chức cá nhân đã hoạt động rất nhiều năm nhưng vẫn chưa được nhà nước công nhận. Mái ấm hoạt động hoàn toàn tự nguyện dưới sự chăm sóc của cô Phan thị Thủy. trung tâm tuyển dụng cơ sở hiện có 30 thành viên. Chủ yếu là các em bị bố mẹ bỏ rơi, trẻ em cơ nhở. Ngoài ra còn có vài em khuyết tật tâm lý, không làm chủ được bản thân. Đến với mái ấm Trinh Vương, Khoa Kỹ năng đã tổ chức buổi cơm trưa từ thiện cho các em. Hình ảnh sinh viên tham gia nấu ăn Thầy Bùi Nhật Huy trực tiếp nấu bữa cơm cho các bé Bên cạnh đó, Sinh viên được tự tay phụ giúp nhân viên tại mái ấm làm các hoạt động như làm cỏ, trồng cây, dọn dẹp mái ấm… Hình ảnh hoạt động Sinh viên đã đem những mầm giống gieo trồng trong khuôn viên vườn. Nó cũng như là 1 lời nhắn nhủ của Khoa Kỹ năng và các bạn sinh viên rằng “Cuộc sống là những chuỗi niềm vui - nỗi buồn, hạnh phúc - khổ đau, may mắn - bất hạnh nối tiếp nhau. Hôm nay các em đã trải qua những khổ đau, bất hạnh thì tương lai các em sẽ được đón nhận những thứ tươi sáng hơn”. Bùi Nhật Huy - Khoa Kỹ năng
Xem chi tiếtSáng ngày 09/11/2016, tại phòng họp 3 - trung tâm Thông tin Thư viện đã diễn ra lễ ký kết hợp tác ba bên “DNTU - PUM - DOANH NGHIỆP” nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực hoàn thiện theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong tiến trình đổi mới của Đại học Công nghệ đồng Nai. Về dự lễ ký kết, Tro choi đánh bài (DNTU) có TS - Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng nhà trường; TS Trần Đức Thuận- P. Hiệu trưởng; TS Trần Thị Quỳnh Lê - Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế; ThS Nguyễn Hoàng Dũng - P. phòng Truyền thông; ThS Vũ Vi Minh Quân - P phòng Quan hệ Doanh nghiệp; Bà Mysung Cho, giáo viên tiếng Hàn; Bà Yen, Hsueh-Feng - Giáo viên tiếng Trung Quốc cùng đại diện 7 khoa trong nhà trường. Đại diện tổ chức PUM gồm có: Bà Anneke Bal - Atsma – chuyên gia- Giám đốc dự án- Ông Sijmen Visser - chuyên gia; Bà Hanneken Teekens - chuyên gia Đại diện doanh nghiệp: Ông Bùi Đăng Nam, Phạm Văn Vui; Nguyễn Duy Hưng; Nguyễn Huy Hoàng; Nguyễn Thanh Bình; Phạm Đức Thuận… cùng nhiều Ông (Bà) khác. Trong lời mở đầu, ThS Nguyễn Hoàng Dũng nêu rõ: vấn đề hợp tác giữa các trường Đại học và doanh nghiệp là xu thế phổ biến trên thế giới mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên. DNTU đã và đang hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp và nhiều trường Đại học khác thuộc nhiều lĩnh vực. PUM (Hà Lan) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận có nhiều chuyên gia giỏi đã và đang hợp tác, giúp đỡ nhiều trường Đại học trong lĩnh vực đào tạo và phát triển sản xuất ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó, lễ ký kết 3 bên hôm nay có ý nghĩa rất lớn đánh dấu sự hợp tác và phát triển nói trên. Trước khi tiến hành trao đổi, thảo luận và ký kết giữa ba bên, đoàn chuyên gia PUM và đại diện các doanh nghiệp đã cùng nhau xem một Video Clip về chặng đường mười năm phát triển của Tro choi đánh bài . Với tinh thần năng động, sáng tạo và lợi thế của một trường Đại học đa ngành nghề giữa vùng kinh tế và công nghiệp trọng điểm nên DNTU đang có một sức thu hút rất lớn. nhà trường đã và đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, đào tạo nhân tài, kết nối với doanh nghiệp và hợp tác với nhiều trường đại học lớn trên thế giới để nâng cao hiệu quả đào tạo, khẳng định vị thế và thương hiệu của trường. Đoàn chuyên gia PUM và đại diện các doanh nghiệp Sau phần giới thiệu về Đại học Công nghệ Đồng Nai, tổ chức PUM đã gửi thông điệp đến với các doanh nghiệp và DNTU thông qua các hình ảnh hoạt động của tổ chức này ở nhiều nước trên thế giới. Qua các hình ảnh, PUM đã chứng tỏ là một tổ chức có uy tín với hơn 3000 chuyên gia đang hỗ trợ cho các dự án và các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm kinh tế hiệu quả. Với mục tiêu chia sẻ kiến thức, tài trợ, hỗ trợ giáo dục, dạy nghề, Bà Ann … nêu rõ: Tổ chức PUM sẽ không hỗ trợ hoạt động cho các trường khi trường đó không có cam kết và kết nối từ các doanh nghiệp vì mục tiêu hỗ trợ của PUM là để sinh viên tốt nghiệp được trang bị kỹ năng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp; sinh viên tốt nghiệp sẽ tìm được việc làm nhanh hơn trên cơ sở các chương trình giáo dục được thích nghi với các tiêu chuẩn quốc tế. Nói cách khác, PUM muốn đảm bảo một cách hiệu quả sự hỗ trợ của mình phải hướng đến mục tiêu cụ thể là hình thành năng lực lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở tiếp thu kiến thức gắn liền với hình thành kỹ năng, với khả năng làm việc để đảm bảo chắc chắn sản phẩm đào tạo của nhà trường sẽ được sử dụng. Bản thân người được thụ hưởng quyền lợi về dự án trong trường học sẽ phải là người lao động của doanh nghiệp. Với tư cách Giám đốc dự án, bà Anne Ke bày tỏ sự vui mừng vì rất nhiều góp ý của bà đã được DNTU tiếp thu nghiêm túc, vận dụng hiệu quả và nhà trường đang tích cực thự hiện đề án đổi mới đặc biệt là thay đổi phương pháp giảng dạy theo CDIO. Bà chia sẻ một số nguyên tắc mà nhà trường cần phải lưu ý như: giáo dục nên trong bối cảnh thực tế của nghề; có một danh sách những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh cần phải thông thạo bằng cách tham gia với các bên liên quan; các chương trình giảng dạy và phương pháp sư phạm phải được thiết kế một cách thống nhất để đảm bảo các kết quả mong muốn, cần thực hiện đánh giá chương trình một cách có hệ thống có sự tham gia của các cựu sinh viên làm cơ sở để cải tiến liên tục. Bà Anneke (người bên trái) trao đổi ý kiến với đại diện các doanh nghiệp và CB-GV của DNTU trong lễ ký kết Phát biểu trong lễ ký kết, TS Trần Đức Thuận P Hiệu trưởng DNTU gửi lời chào tất cả các chuyên gia trong phái đoàn PUM và nhất là với bà Anneke. Sau 11 năm phát triển vì mục tiêu sinh viên có việc làm, Tro choi đánh bài đã không ngừng tìm tòi đổi mới trong đó tổ chức PUM đã hỗ trợ về phương pháp giảng dạy, nâng cao năng lực giảng viên. TS Thuận mong các doanh nghiệp tiếp tục hỗ trợ về việc làm để sinh viên DNTU có điều kiện phát triển. TS Trần Đức Thuận đang phát biểu ý kiến Đại diện doanh nghiệp - Giám đốc ẩm thực khách sạn Aurora, ông Bùi Đăng Nam trong lời phát biểu đã cám ơn Tro choi đánh bài cùng các chuyên gia trong tổ chức PUM đã tạo điều kiện để có sự kết nối giữa doanh nghiệp với nhà đào tạo, để cùng nhau tìm ra giải pháp trong vấn đề giải quyết nguồn nhân lực. Đối với Tro choi đánh bài , ông Nam cho rằng đơn vị của ông đã tiếp nhận nhiều sinh viên về làm việc cũng như kiến tập, thực tập và hoàn toàn yên tâm về chất lượng đào tạo của nhà trường. Ông cho rằng xu hướng đổi mới của nhà trường trong phương pháp đào tạo đã tạo ra nhiều giá trị và mong DNTU tiếp tục đổi mới để càng có thêm nhiều thành quả trên cơ sở của một trường Đại học đào tạo đa ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực. Ông mong muốn doanh nghiệp sớm có được những sinh viên giỏi trên lĩnh vực quản trị - nhà hàng, khách sạn để doanh nghiệp có cơ hội sử dụng. Ông Bùi Đăng Nam - Giám đốc ẩm thực khách sạn Aurora phát biểu trong lễ ký Phát biểu trước lễ ký. TS Phan Ngọc Sơn đã gửi lời cám ơn tổ chức PUM, cá nhân bà Anneke và các doanh nghiệp. Ông mong muốn từ lễ ký sẽ thúc đẩy phát triển cho cả ba bên. TS Phan Ngọc Sơn phát biểu trước lễ ký Một số hình ảnh trong lễ ký Sau lễ ký, đại diện các doanh nghiệp, DNTU và PUM họp phiên toàn thể đầu tiên Trong phần tuyên bố lý do phiên họp, bà Anneke giới thiệu ngắn gọn một số vấn đề để mong các doanh nghiệp hiểu rõ về PUM. Ngoài vấn đề hỗ trợ, tài trợ, bà đặc biệt quan tâm đến yêu cầu đào tạo sinh viên. Câu hỏi mà bà nêu lên là: Quý doanh nghiệp cần gì ở sinh viên tốt nghiệp? Và đã bao giờ quý vị nêu vấn đề này cho những người đào tạo chưa? Trước câu hỏi của bà, Ông Nguyễn Duy Hưng- Giám đốc doanh nghiệp Hưng Phát cho biết: điểm yếu của sinh viên ra trường là kiến thức thực tế cùng những suy nghĩ và nhận thức. Làm sao để thay đổi nhận thức và suy nghĩ của sinh viên, để các em thực tế hơn. Vì thế, ông mong muốn giữa DNTU và doanh nghiệp cần gần gũi hơn nữa để cùng nhau giải quyết vấn đề này. Chia sẻ suy nghĩ với ông Nguyễn Duy Hưng, bà Anneke cho hay: biết nhận thức và thái độ cùa SV trước thực tế là rất quan trong nên bà đã tham mưu cho DNTU để sinh viên đi thực tập, làm việc ngay từ năm thứ nhất. Trường đã có chủ trương đổi mới giảng dạy theo CDIO nên vấn đề khiếm khuyết mà doanh nghiệp vừa nêu sẽ được khắc phục. Bà Anneke cũng nêu lên vấn đề: các doanh nghiệp nghĩ như thế nào về việc cho giảng viên cùng đi thực tập bởi các giảng viên xưa nay cũng chỉ là những người giảng dạy kiến thức sách vở, cũng cần kiến thức thực tế? Trước vấn đề đó, ông Nguyễn Thanh Bình - Công ty cổ phần bao bì cho rằng: ông cũng rất muốn nhà trường đưa giảng viên về các doanh nghiệp để họ tận mắt thấy cái mà doanh nghiệp cần, để họ điều chỉnh nội dung và cách thức giảng dạy. doanh nghiệp hoàn toàn ủng hộ, không có trở ngại gì. Đại diện công ty cổ phần cỗ phần Đất Việt trong lời phát biểu đã rất mong có sự hợp tác với DNTU trong quá trình đào tạo, phối hợp để DN trực tiếp tham gia giảng dạy nhất là khâu quản trị và kỹ năng mềm. Đây là điểm còn thiếu và yếu mà công ty đang rất cần để khi tiếp nhận nhân sự không còn phải lo đào tạo lại. Tiếp thu đề xuất ý kiến của doanh nghiệp, TS Trần Đức Thuận cho biết: hiện nay chúng ta có nhiều hoạt động để cải thiện chất lượng giáo dục trong đó có vấn đề doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo nhất là phần kỹ năng mềm. Trên phương diện này, mong rằng trong thời gian tới tổ chức PUM sẽ đóng góp thêm nhiều ý kiến quý báu để cùng hoàn thiện. Là một người quản lý các dự an và nhân sự của các khu công nghiệp, ông Nguyễn Huy Hoàng bày tỏ: khi trực tiếp về các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài, tôi nhận thấy nhiều vấn đề rất lo lắng và đã trình bày với lãnh đạo tỉnh. Người lao động của chúng ta đang có nhiều khuyết điểm lớn mà đào tạo cần phải quan tâm. Chẳng hạn: chưa quan tâm đến an toàn, sức khỏe; sự trung thành, gắn bó không tốt, hay thay đổi công việc và quan điểm; cách hành xử, sự sạch sẽ; cách giải quyết xung đột, vướng mắc kém; tính tư lợi cá nhân quá lớn nên hiệu quả làm việc nhóm không cao; lên kế hoạch làm việc không chặt chẽ; ít dám nhận trách nhiệm mà hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, còn nặng tính tiểu xảo. PUM đề xuất giảng viên đi thực tập tại doanh nghiệp là điều rất đúng. Có nhiều vấn đề thực tế nhức nhối nên cá nhân ông ủng hộ kế hoạch này. Doanh nghiệp sẽ tác động trở lại với nhà trường như thế bào? Nhà trường cần mở rộng hợp tác ở những khía cạnh gì là hết sức cần thiết. ThS Lưu Hồng Quân – Trưởng khoa Điện - Điện từ - Cơ khí và Xây dựng cũng rất muốn các giảng viên được về doanh nghiệp thực tập hay cùng tham gia làm việc nhưng tỏ ra băn khoăn: liệu doanh nghiệp có cho phép giảng viên tham gia hay không? Nếu doanh nghiệp cho giảng viên đến cùng làm, cùng nghiên cứu, ngành có công nghệ chuyên sâu liệu doanh nghiệp có hài lòng? Đó là điều không phải đơn giản. Tổng hợp từ ý kiến của các doanh nghiệp và giảng viên, bà Anneke mong nhà trường có các giải pháp phù hợp để các sinh viên DNTU cũng như các giảng viên đều có cơ hội tiếp cận và làm việc cùng doanh nghiệp. Như thế sẽ mang lại sự hiểu biết và lợi ích cần thiết cho cả nhiều bên. Thay mặt Ban lãnh đạo Tro choi đánh bài , TS Trần Đức Thuận đã cám ơn sự quan tâm và chia sẻ của các doanh nghiệp, tổ chức PUM đồng thời bày tỏ sự tin tưởng về triển vọng của sự hợp tác mà lễ ký kết mang lại. Chương trình buổi làm việc khép lại trong niềm vui và tin tưởng. Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 31/12/2019 sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật Môi trường đã đến tham quan và học tập tại nhà máy nước Thiện Tân tại phường Tân Biên, Biên Hòa - Đồng Nai. Ngoài những giờ học trên lớp thì chúng em được trải nghiệm những điều mới mẻ và mở rộng tầm nhìn nhờ vào việc tham quan các nhà máy tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhà máy nước Thiện Tân có công suất lớn 200.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho khu dân cư và các khu công nghiệp như các phường trong Tp. Biên Hòa, KCN Amata và KCN Biên Hòa 2. Dự án cấp nước Thiện Tân có ý nghĩa đối với sự nghiệp phát triển của kinh tế xã hội ở Đồng Nai. Nhờ đó, nhiều KCN, khu dân cư được sử dụng nước sạch, đáp ứng nhu cầu của người dân và hoạt động sản xuất. Trong quá trình tham quan, cán bộ nhà máy hướng dẫn rất kĩ lưỡng về bảo hộ lao động và đeo thẻ tham quan. Sau khi nghe tổng quan thông tin về công ty, các bạn sinh viên được hướng dẫn và trải nghiệm từng quy trình, công đoạn của nhà máy. Sinh viên được quan sát các quy trình như sau: Nhà điều hành, nhà hoá chất, bể lọc nhanh, bể chưa bùn, bể thu hồi... các tại đây chúng em được hướng dẫn tận tình về quy trình sản xuất, cung cấp nước, các công nghệ hiện đại, cũng như giải đáp thắc mắc của sinh viên. Cả nhóm tham quan rất hào hứng, ai cũng có ý thức được rằng, đây không chỉ đơn thuần là một chuyến đi kiến tập thông thường, mà còn là một buổi học tập thực tế đầy bổ ích và thiết thực. Chuyến đi đã giúp cho sinh viên chúng em trang bị cho mình được nhiều kiến thức thực tế thú vị và phát huy được sự năng động, không ngừng học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới, sự chủ động và nắm bắt tình hình thực tế ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường. Bên cạnh đó sinh viên còn có dịp gặp gỡ những công nhân viên và quản lý đang làm việc tại nhà máy, để học hỏi những kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp của họ. Các bạn sinh viên ai cũng thích chuyến đi thực tế này, chuyến đi đã cho sinh viên chúng em tiếp cận được các quy trình sản xuất ra nước sạch là như thế nào. Cuối chương trình các bạn cùng nhau lưu lại những bức ảnh tại nhà máy nước. Với chuyến đi ý nghĩa này giúp cho sinh viên DNTU trau dồi thêm kiến thức thực tế tại các nhà máy, tích lũy thêm những kỹ năng cần thiết cho việc học của mình. Sau đây là một số hình ảnh: Võ Hồng Thủy Tiên – 18DMT1
Xem chi tiếtNhững thảm họa thiên tai trên thế giới như: bão lụt, động đất, sóng thần, hạn hán xâm nhập mặn...đang ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng. Góp phần quan trọng để gây nên những thảm họa đó là yếu tố con người.Con người không chỉ tàn phá tự nhiên, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái mà còn trực tiếp thải ra môi trường khói bụi, rác thải độc hại, phá vỡ tầng ô zon làm khí hậu trái đất nóng lên...Quả thật, nếu không có những biện pháp hữu hiệu, không ngăn chặn quyết liệt thì sẽ chẳng bao lâu nữa sự sống trên hành tinh xanh của chúng ta cũng bị xóa sổ. Nhằm góp một tiếng nói tích cực vào công tác bảo vệ môi trường nhân ngày môi trường thế giới (5/6/1972) ngày 4/6/2016 tại sân nhạc nước Tro choi đánh bài đã diễn ra lễ meeting hưởng ứng do Đoàn thanh niên sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cùng Đoàn Tro choi đánh bài , Đoàn phường Trảng Dài – TP Biên Hòa phối hợp tổ chức. Về dự lễ có Đ/c Nguyễn Nho Nguyên - Bí thư Đoàn Sở tài nguyên và môi trường, Đ/c Huỳnh Thị Trúc Giang - Bí thư Đoàn phường Trảng Dài. Tro choi đánh bài có TS. Đặng Kim Triết- Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; TS Trần Thanh Đại cùng Bí thư, P Bí thư Đoàn trường. Hàng trăm bạn trẻ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Đoàn phường Trảng Dài và Đại học Công nghệ Đồng Nai cùng tham dự lễ. Hình quang cảnh buổi lễ - đại biểu Mở đầu buổi lễ, đồng chí Nguyễn Nho Nguyên - Bí thư Đoàn Sở tài nguyên và môi trường lên đọc diễn văn khai mạc nêu rõ: Đồng Nai là một tỉnh trọng điểm về công nghiệp. Trước những biến đổi mạnh mẽ của tự nhiên và môi trường đang diễn ra trong khu vực và thế giới, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường ý thức rõ trách nhiệm to lớn trong công tác này mà Thanh niên là lực lượng xung kích, đi đầu. Để tạo sự lan tỏa gây hiệu ứng tốt trong cộng đồng về bảo vệ môi trường, Đoàn Thanh Niên Sở Tài nguyên Môi trường đã phối hợp cùng Đoàn Tro choi đánh bài , Đoàn phường Trảng Dài tổ chức lễ meeting hưởng ứng với chủ đề:”Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta” Đồng chí Nguyễn Nho Nguyên - Bí thư Đoàn Sở tài nguyên và môi trường đọc diễn văn khai mạc Trong bài diễn văn, Đồng chí Nguyễn Nho Nguyên - Bí thư Đoàn Sở tài nguyên và môi trường cũng đã nêu lên rất nhiều thực trạng về sự xâm lấn và hủy hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên đang diễn ra xung quanh chúng ta. Đó là tình trạng con người chặt phá rừng làm nương rẫy, săn bắn tiêu diệt động vật hoang dã, sản xuất chăn nuôi gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, khai thác cạn kiệt tài nguyên, xả rác thải vô tội vạ ra môi trường... khiến cho vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đồng chí kêu gọi Đoàn viên Thanh niên – những chủ nhân đầy sức sống của Đất Nước hãy tích cực hành động để góp phần ngăn chặn thảm họa cho Trái Đất, để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững. Thay mặt cho hàng chục ngàn Đoàn viên thanh niên của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tro choi đánh bài – Đoàn phường Trảng Dài, Đ/c Lê Lê Bình An - Lớp 13DTC1 -Khoa TC-KT lên phát biểu ý kiến bày tỏ quyết tâm to lớn của thế hệ thanh niên về công tác môi trường Đ/c Lê Bình An - Lớp 13DTC1 -Khoa TC-KT lên phát biểu ý kiến bày tỏ quyết tâm to lớn của thế hệ thanh niên về công tác môi trường Trong lời phát biểu đ/c Lê Bình An đã đi vào từng nội dung cụ thể để nhắc nhở mỗi người nghĩa vụ và trách nhiệm của chính mình: không chỉ dừng lại ở công việc tuyên truyền vận động mà phải bắt tay vào từng việc cụ thể. Trước hết là nói không với rác, nói không với thuốc lá, chung tay trồng cây xanh, không tiếp tay, tham gia vào những hành vi tàn phá, hủy hoại môi trường... Lời kêu gọi của đ/c đã được hàng trăm Đoàn viên thanh niên và sinh viên DNTU hưởng ứng nhiệt liệt. Thay mặt Sở Tài nguyên và Môi trường,Đ/c Nguyễn Nho Nguyên đã tặng Đoàn trường DNTU và Đoàn phường Trảng Dài một số thùng đựng rác nhằm góp phần cụ thể vào việc giữ vệ sinh môi trường ở hai đơn vị này, trồng cây lưu niệm tặng Tro choi đánh bài . Đồng chí Nguyễn Nho Nguyên - Bí thư Đoàn Sở tài nguyên và môi trường gửi tặng Đoàn Tro choi đánh bài và Đoàn phường Trảng Dài phương tiện góp phần bảo vệ môi trường Trước khi tỏa về từng con đường , khu phố để tham gia dọn vệ sinh, trồng cây xanh, tất cả ĐV-TN của 3 đơn vị đã cùng nhau hát vang những bài ca biểu lộ nhiệt tình và sức sống của tuổi trẻ. Một lần nữa, ngọn lửa của trí tuệ và cách mạng lại được khơi dậy nhờ những nỗ lực đáng quý của lãnh đạo các đơn vị Đoàn thanh niên Cộng sản HCM. Cám ơn tất cả các bạn đã vì một môi trường tốt đẹp hơn cho cuộc sống. mỗi người chúng ta hãy cùng nhau góp sức của mình vì một môi trường tốt đẹp. Và màu xanh mà tất cả chúng ta đang chứng kiến ở DNTU đã chứng tỏ điều này. Các bạn trẻ ba đơn vị tham dự meeting chụp hình lưu niệm trong buổi lễ Ban Nội san khoa học
Xem chi tiếtTrường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) mới đây đã tổ chức khai giảng năm học mới 2017-2018 và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên các khóa. Được trông chờ hơn cả chính là phần trao bằng tốt nghiệp cho hơn 600 tân cử nhân và tân kỹ sư. Đây là thành quả học tập rất miệt mài của các sinh viên, sự chăm lo của gia đình và đặc biệt tình cảm, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giảng viên DNTU. Sau lễ tốt nghiệp, các tân cử nhân, tân kỹ sư đã nói lời cảm ơn, lời tạm biệt với ngôi trường DNTU dấu yêu, tạm biệt thầy cô, bạn bè để tỏa đi khắp nơi tiếp tục hành trình của cuộc đời, chăm lo cho chính bản thân, gia đình và rộng lớn hơn là góp phần xây dựng đất nước bằng những kiến thức thực tiễn đã tiếp thu được từ DNTU. Có lẽ người xúc động nhất, hạnh phúc nhất trong phần trao bằng tốt nghiệp cho các tân cử nhân, tân kỹ sư chính là vị thuyền trưởng - TS.Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, người đã lèo lái con tàu DNTU chở theo các sinh viên trên hành trình 4 năm tới ngày tốt nghiệp đầy vinh quang. Đích thân TS.Phan Ngọc Sơn là người ra chào đón các tân cử nhân, tân kỹ sư bước vào các hàng ghế của lễ tốt nghiệp. Ngoài sức tưởng tượng của Ban giám hiệu nhà trường khi ngoài các tân cử nhân, các tân kỹ sư còn có rất đông các bậc phụ huynh, có gia đình đi từ 2 tới 3 người để chứng kiến ngày lễ trọng đại này. Khi các hàng ghế dành cho các tân cử nhân, tân kỹ sư và người thân nhanh chóng kín chỗ, thì hàng ghế trên cùng dành cho hội đồng sư phạm DNTU đã được nhường lại cho người thân của các tân cử nhân, tân kỹ sư ngồi dự lễ tốt nghiệp được trọn vẹn nhất. Nhưng dòng người vào hội trường dự lễ tốt nghiệp vẫn chưa dừng lại. Hàng ghế phụ thứ nhất, thứ 2… rồi tới hàng ghế thứ 7 sát tới sân khấu lễ tốt nghiệp được đích thân TS.Phan Ngọc Sơn chỉ đạo xếp thêm, đồng thời thầy ân cần mời các phụ huynh ngồi như một sự tri ân vì đã tin tưởng gửi gắm con em mình vào học tập tại DNTU. TS.Phan Ngọc Sơn tự tay xếp ghế mời phụ huynh ngồi dự lễ Không giống những buổi lễ tốt nghiệp bình thường, lãnh đạo thường đọc diễn văn bằng những trang giấy dài dòng được soạn sẵn, TS.Phan Ngọc Sơn đã phát biểu với các tân cử nhân, tân kỹ sư và các bậc phụ huynh bằng những lời xuất phát từ trái tim. đó là những lời chúc mừng các tân cử nhân, tân kỹ sư đã tới ngày tốt nghiệp, đó là những lời tri ân các gia đình đã gửi con em mình vào học tập rèn luyện tại DNTU, và đó còn là những lời căn dặn các tân cử nhân, tân kỹ sư dù đi đâu, làm gì cũng phải tự hào vì mình đã từng học tập tại DNTU. Là cựu sinh viên DNTU, phải làm việc thật tốt, sống thật trách nhiệm, và đặc biệt là sự học không phải chỉ ở DNTU là đã kết thúc mà phải tiếp tục và tiếp tục. Nắm tay thật chặt và những lời căn dặn của TS.Phan Ngọc Sơn với sinh viên ngày tốt nghiệp Khi những tốp tân cử nhân, tân kỹ sư lên sân khấu nhận bằng tốt nghiệp mang theo những cảm xúc vui mừng khó tả, cũng là lúc cảm nhận được những lời căn dặn thật sự xúc động của TS.Phan Ngọc Sơn trước lúc nhận tấm bằng tốt nghiệp cùng bó hoa tươi chúc mừng. Thời gian không nhiều nhưng TS.Phan Ngọc Sơn đều tranh thủ căn dặn các tân cử nhân, tân kỹ sư: “Chúc mừng em. Nhớ làm việc chăm chỉ nhé”, “Khi nào có thời gian nhớ về thăm tôi và thăm trường nhé”… Và có nhiều tân cử nhân, tân kỹ sư trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp đã vui mừng báo với TS.Phan Ngọc Sơn rằng, em đã có việc làm rồi thầy ạ”… TS.Phan Ngọc Sơn và nụ cười hạnh phúc trong ngày sinh viên tốt nghiệp Chia sẻ niềm vui của mình trong ngày lễ tốt nghiệp, TS.Phan Ngọc Sơn cho biết: “Tôi rất vui vì ngày càng có nhiều sinh viên, phụ huynh quan tâm tới DNTU. Cộng đồng doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới trường. Ngày khai giảng và tốt nghiệp đã có rất nhiều doanh nghiệp tới tặng học bổng cho các sinh viên, số tiền lên cả trục triệu đồng mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp họ muốn hợp tác với DNTU để được quyền tuyển dụng sớm sinh viên của trường”. “Chúng tôi tin rằng, với dư địa được DNTU đầu tư cho hiện đại hóa cơ sở vật chất, con người, chương trình đào tạo những năm qua, hiện bắt đầu phát huy hiệu quả thì DNTU sẽ còn tiến nhanh, tiến xa hơn nữa về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, từ đó sinh viên sẽ được hưởng những giá trị gia tăng vô cùng lớn từ thương hiệu “Sinh viên DNTU” - TS.Phan Ngọc Sơn chia sẻ. LTTT - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtTổng Công ty Hòa Bình ưu tiên tuyển dụng một Giám đốc quản trị sản xuất, một Giám đốc kế hoạch sản xuất (biết tiếng Anh và vi tính)
Xem chi tiếtĐối với các sinh viên mới đang rất háo hức bước vào một năm học mới với nhiều dự định và hoài bão cho tương lai. Vậy các bạn hãy cố gắng phấn đấu ngay từ những giờ học đầu tiên: tự giác, tự chủ và sáng tạo trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể, các bạn đừng bao giờ quên mình đang mang trên vai một sứ mệnh nặng nề, mỗi bước các bạn đi, mỗi việc các bạn làm đều góp phần tạo dựng nên hình ảnh của mái trường DNTU thân yêu, nơi nuôi dưỡng ước mơ của các bạn<strong>.</strong>
Xem chi tiếtSáng ngày 07/10/2017, tại sân vận động TP.Biên Hòa đã diễn ra Lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm 2017. Như thông tin đã đưa. Đại hội TDTT thành phố Biên Hòa lần thứ VIII năm nay có sự góp mặt đông đảo của tất cả các vận động viên chuyên nghiệp từ các địa phương trong địa bàn Tỉnh Đồng Nai tham gia thi đấu. Cùng với đó là sự góp mặt không kém phần quan trọng của hơn 300 bạn sinh viên của trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai tham gia vào công tác khai mạc buổi Lễ với vai trò diễu hành, chào cờ và đồng diễn. Một số hình ảnh đồng diễn tại lễ khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao Tại buổi Lễ khai mạc sáng ngày 07/10/2017, có sự tham dự của tiến sĩ Phan Ngọc Sơn (Hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai). Thầy là một khách mời quan trọng của buổi Lễ cũng như là một trong những đại biểu danh dự của Tỉnh Đồng Nai trong các buổi hội họp cấp cao của tỉnh nhà. TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Tro choi đánh bài tại buổi lễ Với sự tập luyện rất nghiêm túc, bài bản của các bạn sinh viên DNTU và ban chấp hành Đoàn trường ngay từ những ngày giữa tháng 9 cho buổi Lễ. Phần khai mạc trong buổi sáng thứ 7 của Đại hội đã diễn ra rất chu đáo và trang trọng. Qua đây đã giúp cho hình ảnh của Trường Đại Học Công Nghê Đồng Nai lan tỏa tới mọi người, mọi địa phương để xã hội có thể thấy rằng, tại DNTU luôn có những con người không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn rất chu toàn trong công tác xã hội và phát triển đất nước. Một số hình ảnh tại lễ khai mạc đại hội Thể dục Thể thao Các bạn sinh viên DNTU mang trong mình sự nhiệt huyết của tuồi trẻ và ý thức của bản thân đối với xã hội. Các bạn đã hiểu được rằng, mọi cống hiến và sự hi sinh cá nhân từ phía các bạn đang giúp một phần cho các công tác xã hội trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn. đây cũng là một trong những mục tiêu mà nhà Trường đang muốn hướng đến cho tất cả các sinh viên DNTU. Để sinh viên DNTU sẽ trở nên những sinh viên sáng tạo, cống hiến và có ích cho xã hội. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNhằm nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên DNTU, với mục tiêu “Học tập kết hợp với giải trí giúp sinh viên DNTU phát huy toàn bộ khả năng tư duy”, từ ngày 25 đến 28 tháng 5 năm 2016 Tro choi đánh bài tổ chức cho sinh viên Khoa Thực phẩm – Môi trường - Điều dưỡng đi tham quan thực tế tại các Công ty ở tỉnh Lâm Đồng. Thông qua chương trình Hành trình trải nghiệm này sinh viên tiếp cận thực tế môi trường làm việc các Doanh nghiệp về Môi trường và Thực phẩm. Kết hợp tham quan tìm hiểu các kiến thức chuyên môn vào công tác nuôi trồng sản xuất thực tế. Cung cấp cho sinh viên bức tranh tổng thể về thế mạnh của Doanh nghiệp và mô hình tổ chức hoạt động của Doanh nghiệp. Giúp sinh viên hiểu và chuẩn bị thái độ, kĩ năng để tham gia vào thị trường lao động. Sinh viên chụp hình lưu niệm tại KDL ĐamB’ri Ngày đầu tiên đoàn dừng chân Tại Khu du lịch sinh thái ĐamB’ri. Đoàn sẽ trải nghiệm cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên và cùng chơi các trò chơi đồng đội rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cùng nhau. Sinh viên cùng tham gia các trò chơi nhóm Sau khi khám phá tại Khu du lịch ĐamB’ri sinh viên được đi tham quan khu chế biến trà O Long Tâm Châu. Các giống trà O long Tâm Châu đang trồng đều được nhân giống tại vườn ươm của công ty bằng phương pháp nhân giống vô tính nhằm duy trì sự tinh khiết chất lượng của trà. Đồng thời chăm sóc cây trà theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management – ICM) đang được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Sinh viên trải nghiệm thực tế và chụp hình lưu niệm tại đồi trà Điểm nổi bật trong quá trình này là vườn trà được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng từ phân vi sinh với nguồn cơ chất đặc biệt là sữa tươi, trứng gà…việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật bằng các chế phẩm sinh học như Neem Oil, Citrus Oil hoặc vi sinh Bacillus Thuringiensis – BT, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất nông dược và phân bón vô cơ, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nông trường Tâm Châu cũng đã xây dựng một nhà máy rộng hơn 5.000m2 với các trang thiết bị, công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ… sản xuất theo một quy trình khép kín. Sang ngày thứ hai sinh viên được đi tham quan thực tế tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là một trong 35 lò phản ứng nghiên cứu thuộc 28 quốc gia trên thế giới được IAEA quản lý thông qua Dự án viện trợ và thoả thuận cung cấp nhiên liệu (IAEA Project and Supply Agreements)... Thiết bị máy móc đo bức xạ tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt Viện và hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở bức xạ khác, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành năng lượng nguyên tử; tham gia nghiên cứu đưa điện hạt nhân vào Việt Nam. Với tiềm lực hiện có về cơ sở vật chất và đội ngũ gần 200 CBCNV, Viện có khả năng tham gia đào tạo cán bộ khoa học công nghệ hạt nhân; Viện là một trong các cơ sở đào tạo NCS chuyên ngành vật lý lý thuyết, vật lý hạt nhân nguyên tử, hoá phân tích, hoá phóng xạ và hoá vô cơ Sinh viên thực hành đo bức xạ và chụp hình lưu niệm tại Viện Sáng ngày 26/5/2016 Sinh viên háo hức dậy sớm để tham quan hệ thống nhà kính nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng cho tiêu chuẩn về chất lượng, công năng và giá trị của sản phẩm trong việc sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Tính linh hoạt của nhà kính giúp cho người trồng trọt có thể dùng cho bất cứ môi trường trồng trọt nào, từ vài trăm mét vuông cho đến hàng chục héc-ta. Sinh viên tìm hiểu qui trình trồng hoa tại nhà kính Ngoài ra sinh viên tìm hiểu và tham quan Rừng hoa khô Đà Lạt. Khu du lịch rừng hoa khô Đà Lạt là điểm tham quan đa dạng, không chỉ là nơi nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường Đại Học – Cao Đẳng, mà tại đây còn có các showroom hoa tươi bảo quản nghệ thuật lớn nhất Việt Nam. Với hàng chục loại hoa và lá được sấy khô bảo quản theo công nghệ Nhật Bản giúp lưu giữ hoa từ 3 đến 5 năm. Sinh viên ngành Môi trường Tham quan Công ty Cấp nước Lâm Đồng. Trong chuyến tham quan, sinh viên có cơ hội được biết về lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy. Sự tiếp đón nồng nhiệt và chu đáo của lãnh đạo Nhà máy càng làm cho không khí chuyến tham quan thêm phần thân mật. Sinh viên tìm hiểu Qui trình xử lý nước tại Công ty Kết thúc chuyến tham quan sinh viên tham quan tìm hiểu quy trình xử lý và sản xuất sữa tại Công Ty Cp Sữa Đà Lạt (Dalat Milk). Công Ty Cp Sữa Đà Lạt khởi công xây dựng nhà máy sữa và trang trại chăn nuôi công nghệ cao trên diện tích 548 ha tại xã Tura, Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng. Dalat Milk giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của công ty Từ nơi này, sữa tươi thanh trùng, sữa chua uống, yogurt… mang hương vị thuần khiết như những buổi sớm cao nguyên được vận chuyển khắp miền nam vượt bao cung đường để sát cánh cùng những người sành ăn, luôn muốn thưởng thức những điều mới mẻ, tinh khiết và độc đáo. Dalat Milk mang trên vai mình truyền thống và kỳ vọng của thế hệ đi trước sẽ tiếp tục viết nên giấc mơ về một cao nguyên trắng, góp phần cho sự lớn mạnh về tầm vóc và trí tuệ của người Việt. Qui trình bảo quản và sản xuất tại Công ty Sau chuyến tham quan kiến tập này sinh viên sẽ làm bài báo cáo thu hoạch theo nhóm và nộp về cho giảng viên bộ môn làm báo cáo. Với phương pháp giảng dạy tiếp kết hợp giữa lý thuyết và thực tế sẽ góp phần hình thành động cơ học tập của sinh viên, đồng thời giúp giảng viên có thêm động lực trong công tác giảng dạy. Tin rằng với phương pháp giảng dạy mới này, chất lượng giảng dạy của Tro choi đánh bài sẽ từng bước được nâng cao không những đáp ứng nhu cầu các công ty trong tỉnh Đồng Nai mà còn các tỉnh lân cận. Vũ Vi Minh Quân
Xem chi tiết