Nhiều tháng vừa qua là những chuỗi ngày thử thách không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới. Tất cả mọi hoạt động đều ảnh hưởng và “trì trệ” vô thời hạn, riêng ngành giáo dục, học sinh và sinh viên toàn quốc đã tạm thời nghỉ học từ sau tết Nguyên Đán 2020. Và cho đến nay, hầu hết các trường học trên cả nước đều chưa thể hoạt động trở lại.
Nhiều phương án đồng loạt đưa ra nhằm khắc phục việc trì hoãn lịch học và cũng đảm bảo tiến độ học tập ra trường cho học sinh, sinh viên. Trong đó có hình thức học trực tuyến bắt đầu được chú ý và đưa vào sử dụng rộng rãi hơn. việc học online trên thế giới không phải là điều mới lạ nhưng với một đất nước chưa quen với việc dạy học trực tuyến mà vẫn còn cách dạy và học truyền thống như Việt Nam thì việc chuyển đổi sang các nền tảng online trở nên mới mẻ và không ít khó khăn đối với học sinh, phụ huynh mà ngay cả đội ngũ thầy cô giáo cũng vậy.
Giảng viên DNTU trong một buổi học trực tuyến
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) cũng không nằm ngoài việc giảng dạy dạy trực tuyến này, dù hình thức dạy online đã được áp dụng từ lâu nhưng trong bối cảnh hiện tại vẫn khó khăn chồng chất, vừa phải đảm bảo tiến độ chương trình học cho sinh viên, vừa phải đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch bệnh. Kèm theo đó là hàng loạt các công tác chuẩn bị để có thể đảm bảo hoạt động xuyên suốt của Nhà trường. Sinh viên ngoài việc không được đến trường thì việc học trực tuyến cũng tạo nên áp lực không nhỏ, bởi vì khi sinh viên tiếp cận những điều mới trong phương pháp giảng dạy như hình thức học tập online, nói chung cái gì mới cũng mang sự “bỡ ngỡ” trong việc tương tác học.
“Dù là đào tạo từ xa nhưng nếu có cái nhìn tích cực chúng ta lại cảm thấy khoảng cách giữa thầy và trò sẽ bị xóa bỏ qua hình thức học này"
Gạt qua những khó khăn trước mắt mà cách dạy và học mới mang lại, cũng như những khó khăn do dịch bệnh mang lại, hầu hết cán bộ, giảng viên DNTU đều cho thấy tinh thần thoải mái, lạc quan và năng lượng tích cực khi tiếp xúc với những phương pháp giảng dạy này. Cuộc sống luôn không ngừng thay đổi, đòi hỏi người làm nghề giáo cũng phải không ngừng tiếp thu những xu hướng mới để việc dạy và học trong môi trường giáo dục Việt Nam ngày càng đa dạng, thu hẹp dần khoảng cách với nền giáo dục quốc tế.
Việc chuyển đổi sang hình thức học tập từ truyền thống sang trực tuyến dần giúp hạn chế sự thụ động của sinh viên khi thường thấy ở lớp. Rõ ràng, sinh viên DNTU dần thoát ra khỏi vùng an toàn, tăng tính tự giác để tìm kiếm tài liệu học ở những môn mà bản thân vẫn chưa hiểu rõ, chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện tính tập trung hơn. Thầy cô và sinh viên cũng sẽ tương tác với nhau nhiều hơn do số lượng câu hỏi đặt ra sẽ nhiều hơn khi học tập tại lớp. Và học trực tuyến không phải là khô khan khi chúng ta nhìn vào những điểm mạnh mà nó mang lại, cái cách chúng ta sử dụng công nghệ để phục vụ cho học tập dần trở nên được coi trọng hơn.
Một trò chơi hot trend khi học trực tuyến của sinh viên thế giới
“Tại sao chúng ta lại không nhìn vào những điểm tích cực mà cố gắng hơn để cùng thích nghi?”
Dịch bệnh xảy đến bất ngờ và kéo theo nhiều tổn thất cả kinh tế lẫn đời sống, nhưng lại mở ra những cơ hội chưa từng có cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Xu hướng này chính là nền tảng kết nối trong tương lai, do đó nếu tận dụng và phát triển chắc chắn một ngày không xa, việc đào tạo sẽ trở nên dễ dàng hơn, đây cũng chính là mong muốn mà DNTU muốn mang đến cho sinh viên của mình. Không còn lệ thuộc bởi không gian, thời gian, người học sẽ chủ động học được nhiều môn hơn, đa ngành hơn, linh hoạt thời gian hơn và cơ hội học tập với thế giới bên ngoài bằng công nghệ số không còn là một điều xa vời. Vậy tại sao chúng ta lại không nhìn thấy những điểm tích cực này mà cố gắng để cùng thích nghi?
Tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên DNTU làm gì để qua ải?
Dù biết rằng triển khai học tập trực tuyến toàn phần chỉ là giải pháp tạm thời nhưng không vì thế mà Nhà trường cho phép những sản phẩm không chất lượng phục vụ sinh viên. Nhà trường không ngừng nỗ lực, đổi mới trang thiết bị vật chất kịp thời phục vụ tốt nhất những yêu cầu mà việc học online cần có. Ngoài ra Nhà trường còn tổ chức đánh giá các bài giảng online thông qua Hội đồng thẩm định nhằm đem đến những bài giảng chất lượng, sử dụng lâu dài chứ không phải mang tính “tức thời”
Mặc dù những ngày đầu việc học trực tuyến toàn phần đã đem đến những kết quả không như mong đợi, tạo ra nhiều ý kiến trái chiều nhưng dưới sự cố gắng không ngừng của tập thể DNTU thì mọi việc dần đi vào quỹ đạo. Nhà trường liên tục cập nhật những phần mềm mới phục vụ cơ sở hạ tầng cho việc học online, giảng viên hoàn thiện các bài giảng, sử dụng thành thạo các nền tảng công nghệ. Kết quả là thầy cô và sinh viên DNTU ngày càng năng động hơn, chủ động hơn trong việc học tập trực tuyến.
Mọi công tác hỗ trợ sinh viên trong mùa dịch cũng được đẩy lên hàng đầu vì Nhà trường biết rằng không chỉ có Nhà trường khó khăn mà chính sinh viên của DNTU cũng đang loay hoay chống chọi với những đổi thay bất ngờ, đột ngột này.
Giảng viên và sinh viên DNTU trong buổi thi online kỹ năng mềm
Thế giới vẫn luôn xoay chuyển, mọi việc bất ngờ đều có thể xảy ra, nhưng nếu chúng ta có cái nhìn lạc quan, thích nghi tốt với hoàn cảnh thì việc sống sót và qua ải sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Và nếu chúng ta vẫn mãi không thay đổi thì việc bị đào thải bởi những người giỏi thích nghi, năng động, tự tin là kết quả tất yếu sẽ xảy ra.
HỒ NGỌC LÊ VY
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Qua khảo sát, Trường ĐHCNĐN được biết có nhiều bạn sinh viên trong phường Trải Dài (khu vực phong tỏa) đang gặp khó khăn về vấn đề lương thực. Trong các ngày 01 và 03 /08/2021, Đoàn thanh niên – Hội sinh viên của Tro choi đánh bài đã “ra quân” đợt 2,3 - phân phát 60 phần quà gửi đến các bạn sinh viên của trường đang gặp khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. “Chúng tôi hy vọng những sẻ chia này cùng với hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức khác sẽ giúp các em đảm bảo sức khoẻ, an toàn vượt qua đợt dịch căng thẳng" – Thầy Nguyễn ĐÌnh Thái – Bí thư Đoàn Tro choi đánh bài chia sẻ Thay mặt cho toàn thể sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến quý nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và Công an phường Trảng Dài đã cùng đồng hành, chia sẻ với Nhà trường. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết‘‘Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh…” – Trích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những lời nói hay và sâu sắc mà Bác dành nói về những người thầy giáo, cô giáo đứng trên bục giảng. Cô Phạm Thị Lĩnh – Thạc sĩ Kế toán - Giảng viên chuyên ngành Kế toán “Đối với cô, một trong những yếu tố quan trọng nhất trên con đường đại học đó chính có là thầy cô đồng hành cùng các bạn. Vậy là với kinh nghiệm hơn 9 năm trong lĩnh vực kế toán Doanh nghiệp, cô ao ước được đứng trên bục giảng như một người đi trước để truyền đạt lại kiến thức và kinh nghiệm cho sinh viên – “những người đi sau”. Và ngày hôm này cô đã thực hiện được điều đó – trở thành Giảng viên của Tro choi đánh bài ” – Cô kể lại. Lựa chọn “sứ mệnh” là người đồng hành cùng sinh viên Khi được hỏi về lựa chọn của mình, ThS. Phạm Thị Lĩnh chia sẻ: “Người thầy, người cô chính là những người truyền lửa cho sinh viên, một người thầy tốt không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải truyền được đam mê học tập, là nguồn cảm hứng cho sinh viên của mình. Vì thế trước mỗi năm học mới cô luôn xác định cho mình những mục tiêu là hiểu được sinh viên, giúp sinh viên đề ra mục tiêu cho bản thân và giúp đỡ sinh viên đạt được mục tiêu đó.”. Còn về chuyên ngành Kế toán, cô nhiệt huyết nói: Cô thấy rõ vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý kinh tế, tài chính ở các đơn vị, là một ngành có cơ hội việc làm rộng mở, cô quyết định trở thành giảng viên để dùng những kinh nghiệm thức tế của mình dẫn dắt các bạn sinh viên trau dồi tri thức, kỹ năng trở thành những kế toán viên giỏi trong tương lai. Cô luôn tận tình trong công tác giảng dạy, khích lệ sinh viên học tập, rèn luyện kỹ năng mềm, mạnh dạn tham gia các hoạt động ngoại khóa, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học cũng như làm đề tài tốt nghiệp. Cô thường xuyên trực tiếp dưa sinh viên tham quan kiến tập doanh nghiệp và cùng các em sinh viên sáng tạo, xây dựng nhiều hoạt động trong học tập. TỰ HÀO VÀ HẠNH PHÚC: Đối với cô, được chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân đến các bạn sinh viên làm hành trang bước vào cuộc sống cũng như công việc là niềm vui và hạnh phúc. Cô thấy rất tự hào khi các học trò của mình đạt được thành tựu. Cô Phạm Thị Lĩnh và một số hoạt động cùng thành tích đạt được Kỷ niệm với sinh viên thì nhiều vô kể, nhưng những kỷ niệm gần đây nhất chính là đồng hành cùng sinh viên DNTU tham dự vòng bán kết giải thưởng Euréka lĩnh vực Kinh tế - lần thứ 22 năm 2020, tại đây cô cùng các sinh viên của mình đã có dịp tương tác với tinh thần học hỏi, giao lưu kinh nghiệm. Hay mới đây là “chia tay” Tân cử nhân ngành Kế toán tốt nghiệp và “đón” Tân sinh viên ngành Kế toán, cô kể: “Thầy cô là những người lái đò, mỗi chuyến đò là những kỷ niệm, cảm xúc, tình cảm khác nhau. Được nhìn thấy từng lứa học trò của mình ngày một trưởng thành và thành công đó là điều hạnh phúc vô cùng lớn. Trong những năm qua, ngoài công việc giảng dạy, cô Phạm Thị Lĩnh luôn tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học tại trường; cô cho biết đến nay cô đã có kha khá bài viết được đăng trên Tạp chí khoa học và tại các Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Bên cạnh các hoạt động về chuyên môn, cô còn tham gia rất nhiều hoạt động đoàn – hội, cô được cán bộ, giảng viên, nhân viên, đoàn viên, sinh viên trong nhà trường tín nhiệm bầu nắm giữ các nhiệm vụ quan trọng, chủ chốt trong Công Đoàn, Đoàn trường, Đoàn khoa. Hiện cô đang giữ chức vụ Bí thư Đoàn khoa – BTV Đoàn trường, Trưởng ban Thanh tra Nhân dân trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, UV BCH Công đoàn Tro choi đánh bài , được sinh viên yêu quý và nhận xét là luôn hết mình trong mọi việc từ các chương trình như Xuân yêu thương, Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, các hoạt động thiện nguyện… Những thành tích mà cô có được không chỉ khẳng định năng lực trong công tác chuyên môn nghiệp vụ mà còn thể hiện được sức trẻ và sự tận tâm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở cô luôn toát lên sự thân thiện với sinh viên và đồng nghiệp. Qua khoảng thời gian gắn bó tại DNTU, cô cảm nhận được sự thân thiện luôn nỗ lực trong học tập và làm việc của sinh viên, nhiệt tình tham gia công tác xã hội hoạt động của trường, đoàn khoa, sống hòa đồng giúp đỡ bạn bè khi khó khăn của các bạn. Cô muốn chia sẻ điều gì về ngành học Kế toán đến với các bạn sinh viên Kế toán là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở: Với vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý kinh tế, tài chính ở các đơn vị. Theo đó, tất cả các đơn vị đều phải làm công việc Kế toán. Điều này có nghĩa là bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nào, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, đều cần đến ít nhất một nhân viên kế toán. Môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp: Nghề kế toán viên đòi hỏi bạn phải nắm bắt các điều luật, quy định mới,… để thực hiện công việc của mình. Hiện nay, ngoài việc thực hiện thành thục công việc Kế toán, bạn còn phải có những ý kiến tham mưu cho người lãnh đạo để đơn vị hoạt động ngày càng hiệu quả, do đó công việc này đòi hỏi bạn luôn năng động, tiếp thu đê hoàn thành công việc. Trong thời đại công nghệ hiện nay, sinh viên có thể tự tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn và thầy cô như một người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho người học. Khi có được khối kiến thức nền tảng từ các thầy cô, các bạn cần chủ động học tập để xây dựng, phát triến thành kiến thức cho mình,… và cô rất vui khi là một người hướng dẫn mà các em tin tưởng để đồng hành. Vì vậy, nếu các bạn có niềm yêu thích với những con số thì đừng ngần ngại về với “đội của cô” nha ^^ Lời khuyên cho các bạn sinh viên Cô chỉ muốn nói với các bạn: “Khi đứng ở điểm khởi đầu của một cuộ hành trỉnh, ít ai có thể chắc chắn hoàn toàn về con đường mình lựa chọn. Tuy nhiên, dù bất cứ ngành học nào, công việc nào các bạn chọn hãy đặt trái tim, tinh thần của bạn vào từ những việc nhỏ nhất. Chính điều đó sẽ giữ cho bước chân của các bạn thêm vững vàng kiên trì theo đuổi đam mê. Đó chính là bí mật của sự thành công”. Cùng với đó, khoảng thời gian sinh viên là khoảng thời gian đẹp nhất và tốt nhất để các bạn có thể trải nghiệm hết mình. Các bạn hãy hoạt động thật năng nỗ trên hết mọi phương diện, cố gắng tích lũy thật nhiều kiến thức và kỹ năng. Và sống thật trọn vẹn với tuổi trẻ này. Hỏi nhanh đáp nhanh cùng D-Magazine: Trong gia đình ai là người cho cô dộng lực nhiều nhất? Mẹ của cô. Mẹ là nơi bình yên nhất và mẹ cũng vô cùng cứng cỏi, không có việc gì là không thể. Ý nghĩa gia đình trong cô? Gia đình là “nhà”, là nơi ấm áp, là nơi mà dù có đi xa đến đâu cũng là nơi đề về! Đó là tất cả niềm tin và hi vọng Khi có thời gian rảnh cô thường làm gì? Đọc sách, chụp ảnh Câu nói truyền cảm hứng? “Hôm nay, tôi chọn là phiên bản tốt nhất của chính mình.” Năng lượng tích cực cô muốn truyền tài cho mọi người là gì? Chỉ cần bạn cố gắng sẽ luôn những công việc phù hợp và tạo cơ hội tối đa để phát huy khả năng của bản thân. Cảm ơn cô đã dành thời gian chia sẻ cùng D-magazine. Chúc cô luôn tươi trẻ để mãi nhiệt huyết với niềm đam mê truyền thụ kiến thức cho các bạn sinh viên DNTU! Thực hiện: D-Magazine PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtNhững ngày gần đây, TS. Phan Ngọc Sơn – Chủ tịch HĐT đã có những buổi thăm và động viên đến các tình nguyện viên tham gia tuyến đầu chống dịch, trực tiếp phát nhu yếu phẩm hỗ trợ sinh viên,… và lần này thầy cũng tận tay trao tặng 30 phần quà cho cán bộ công nhân viên Nhà trường.
Xem chi tiếtVới mong muốn kết nối nhu cầu nguồn nhân lực giữa nhà trường với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và sinh viên, đồng thời tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp FDI về các yêu cầu, điều kiện tuyển dụng cũng như phổ biến các quy định trong thực tập, củng cố những kĩ năng cần thiết cho sinh viên trước kì thực tập tại các doanh nghiệp FDI, ngày 26/06/2021, Tro choi đánh bài và Phòng Quan Hệ Doanh nghiệp & PTKN đã tổ chức Tọa đàm “Kinh nghiệm thực tập các Doanh nghiệp FDI trong thời Covid-19”. Tham dự tọa đàm tại điểm Tro choi đánh bài có ThS. Vũ Vi Minh Quân – Phó Trưởng phòng QHDN & PTKN, ThS. Nguyễn Hoàng Dũng – Phó trường Phòng Truyền thông (Host). Về điểm cầu Doanh nghiệp FDI có Ông Nguyên Doãn Quốc Phong – Trưởng phòng Nhân sự Công ty TBS Logistics; Bà Phạm Thị Kiều Hương - Trưởng phòng Nhân sự Công ty TNHH Saitex International Đồng Nai, Bà Lại Thị Minh Thúy – Quản lý phòng Nhân sự Công ty TNHH Saitex International Đồng Nai. Cùng các bạn sinh viên DNTU Sau phần chào hỏi giữa các bên, Đại diện phòng QHDN & PTKN - ThS. Vũ Vi Minh Quân giới thiệu tổng quan về chương trình thực tập chất lượng của Nhà trường Giới thiệu về nhu cầu tiếp nhận thực tập cũng như tuyển dụng lao động của công ty, Bà Lại Thị Minh Thúy – Quản lý phòng Nhân sự Công ty TNHH Saitex International Đồng Nai cho biết Công ty TNHH Saitex International Đồng Nai được thành lập vào năm 2002 với 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sản xuất các sản phẩm Jeans xuất khẩu cho thị trường Mỹ và Châu Âu. Với quy mô 5 xưởng sản xuất đặt tại KCN Amata và hơn 4000 công nhân viên thì luôn có cơ hội việc làm hàng năm cho các bạn sinh viên ra trường. Tiếp theo, Ông Nguyên Doãn Quốc Phong – Trưởng phòng Nhân sự Công ty TBS Logistics (cựu sinh viên DNTU) chia sẻ về những kinh nghiệm làm việc từ chính bản thân: “Khoảng thời gian khi thực tập tại doanh nghiệp là để học tập rèn luyện các kỹ năng một cách thực tế nhất giúp người học nhanh chóng hình thành được những kỹ năng cần thiết phù hợp với yêu cầu của Doanh nghiệp, cũng như rèn luyện tác phong công nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy khi tham gia quá trình thực tập, các bạn sinh viên cần có tư tưởng mình đang là một nhân viên thực thụ, điều đó sẽ giúp các bạn chủ động được hơn rất nhiều với công việc. Có nhiều cơ hội để tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Thực tế có nhiều sinh viên được doanh nghiệp nhận vào làm việc ngày sau khi kết thúc thời gian thực tập nếu có đủ kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần.” Sau phần trình bày và chia sẻ của các Khách mời, là phần trò chuyện trực tiếp giữa sinh viên và các khách mời. Các sinh viên đang chuẩn bị thực tập đặt câu hỏi liên quan đến quá trình thực tập và công việc tương lai của các bạn như: Những tiêu chí cơ bản mà các Doanh nghiệp yêu cầu khi apply vào các vị trí là gì vậy ạ? (bạn Nguyễn Thành Phú); Để được ký kết hợp đồng thời vụ hoặc lâu dài với các Doanh nghiệp FDI thì các sẽ có những yêu cầu nào về chuyên môn đối với bản thân sinh viên tụi em không ạ? (bạn Trần Quốc Hưng); Em học quản trị kinh doanh ạ. Em mong muốn được vào phòng xuất nhập khẩu ạ. Vậy em cần có những tiêu chí như nào để được apply vô ạ? (bạn Thủy Tiên),…. Các bạn sinh viên trường đã được các khách mời tư vấn lựa chọn vị trí thực tập mong muốn, được hướng dẫn tận tình về các yêu cầu của Doanh nghiệp và các câu hỏi khi phỏng vấn... Chắc chắn rằng với những kiến thức và kinh nghiệm nhận được sau buổi tọa đàm, các bạn sinh viên đặc biệt là các sinh viên năm cuối sẽ có thêm kiến thức thực tế để đáp ứng yêu cầu của Doanh nghiệp khi thực tập và sau khi ra trường. Do tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp nên các khách mời và các bạn sinh viên chỉ có thể gặp gỡ nhau thông qua màn hình. Tuy vậy, các bạn sinh viên và khách mời đã trao đổi rất nhiệt tình. Kết thúc hội thảo Tro choi đánh bài và Phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN đã bày tỏ lời các khách mời đã dành thời gian quý báu để tham gia chương trình và mong muốn sẽ cùng có thêm những buổi tọa đàm cùng Doanh nghiệp trong tương lai.. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtVào ngày 09/08/2021, phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN đã tổ chức toạ đàm “Dự báo xu hướng dịch chuyển lao động thời kỳ hậu Covid 19” với mục đích nắm bắt, tìm hiểu nhu cầu nhân lực hiện nay, dự báo được sự chuyển dịch lao động sau thời kỳ Covid 19 tại các doanh nghiệp, lắng nghe doanh nghiệp chia sẻ các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực. Toạ đàm thực hiện với hình thức trực tuyến và các khách mời doanh nghiệp tham dự gồm: - Công ty TNHH Dongjin Việt Nam. - Công ty CP Gạch men Phương Nam. - Công ty TNHH Thực phẩm G.C - Công ty TNHH Sailun Việt Nam. - Công ty KNA Sourcing Apparel - Công ty TPS Software. Và đại điện của DNTU là phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN. ThS. Nguyễn Đình Thuật – Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp & PTKN chia sẻ: “Thay mặt cho những thành viên làm công tác quan hệ, kết nối với doanh nghiệp, chúng tôi rất là vinh dự khi được đón tiếp sự tham dự từ các đại điện của doanh nghiệp…Trong lúc bối cảnh dịch bệnh đang rất phức tạp, DNTU cũng đang tìm kiếm những điều kiện thật tốt về nhân lực, nhu cầu lao động, cũng như nắm bắt được được hiện nay các doanh nghiệp có thay đổi trong việc tuyển dụng nhân sự phù hợp với bối cảnh hiện nay và hậu covid 19 hay không ?. Đại diện cho bộ phận cũng mong muốn được lắng nghe những sự góp ý, chia sẻ trong đào tạo để quá trình đào tạo và tuyển chọn các sinh viên sẽ hiểu rõ hơn nhu cầu và giúp sinh viên DNTU “tiệm cận” nhanh với cách làm việc của doanh nghiệp.” Đại diện doanh nghiệp tham dự Toạ đàm trực tuyến chia sẻ: “Chắc đây không phải là buổi làm việc đầu tiên giữa bộ phận QHDN của nhà trường và các doanh nghiệp, chúng ta đã trở thành những đối tác với nhau với hướng về những quyền lợi dành cho sinh viên và doanh nghiệp, và tất nhiên những nhu cầu giữa 2 bên đều mang tính nhân văn…Chúng tôi luôn đồng hành để hỗ trợ từ những năm cuối của sinh viên và cho đến việc trở thành một nhân viên chính thức tại doanh nghiệp…Buổi hôm nay, sẽ rất bổ ích khi mà bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra và sau khi kiểm soát được dịch bệnh, các doanh nghiệp phải thích ứng để hoạt động, như vậy việc chúng tôi sẽ phải thay đổi các phương thức phù hợp và tất nhiên nguồn nhân lực có tri thức chính là trường Đại học…nói chung, chúng tôi sẽ cùng đồng hành cùng nhà trường trong việc đào tạo để các sinh viên có những nguồn kiến thức thực tế để vận dụng vào công việc tương lai của chính các em.” Buổi toạ đàm trực tuyến diễn ra rốt đẹp và 2 bên đã có được những giải pháp để tiến đến lộ trình phát triển. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtDo tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, Ban tổ chức Hội thảo quốc tế “Quản trị Đại học trong thời đại công nghệ phát triển” quyết định dời ngày tổ chức đến thời gian thích hợp. Thời gian diễn ra Hội thảo sẽ được thông báo cụ thể trong thời gian tới. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtChiều ngày 20/9/2017 , TS. Lưu Hồng Quân, Trưởng khoa Điện - Điện tử - Cơ khí và xây dựng, Tro choi đánh bài đã làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica và Công ty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản. Trong chương trình làm việc, TS. Lưu Hồng Quân đã giới thiệu tổng quan quy mô và các chương trình đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực, trao đổi sinh viên của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã và đang thực hiện. Tổ chức Jica Nhật Bản và Cty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản làm việc tại DNTU Trong đó đặc biệt nhấn mạnh về chương trình đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp. Nhà trường mong muốn trong thời gian tới có sự hợp tác, gắn bó mật thiết, cùng phát triển với JICA và và Công ty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản. Lãnh đạo Khoa Điện, Điện tử, CK-XD trao đổi tại buổi làm việc Tổ chức Jica Nhật Bản và Cty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản trao đổi tại buổi làm việc Đại diện phía Nhật Bản cho biết, sẽ xem xét tài trợ máy móc kỹ thuật hàn phục vụ đào tạo sau khi có buổi làm việc với Trường, đồng thời tiến hành hợp tác bồi dưỡng đào tạo cho giảng viên, sinh viên. trong thời gian tới Tro choi đánh bài sẽ tiếp tục làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica và Công ty TNHH Kiyo Construction Machinery Nhật Bản để đi đến những kết quả hợp tác cụ thể. Tuyết Lan – Truyền thông
Xem chi tiếtKiến thức tương tác trong một thế giới phẳng không có giới hạn, nhân lực lao động được phép di chuyển không biên giới... đã đặt ra những thách thức vô cùng to lớn cho ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng. Nắm bắt được những cơ hội và thách thức từ các vấn đề đó, Tro choi đánh bài đã có nhiều hoạt động tích cực trong đó đổi mới mạnh mẽ cách Dạy và Học là vấn đề then chốt. Thay đổi tư duy Vấn đề doanh nghiệp không tìm được nhân lực chất lượng cao như mong muốn hay phải đào tạo lại mới sử dụng được không phải là chuyện mới nhưng sẽ trở nên vô cùng nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay khi nguồn lực lao động nước ngoài sẽ trực tiếp cạnh tranh với lao động trong nước. Mọi việc xuất phát từ đào tạo. Dạy cái gì và Dạy như thế nào? Trong khi tất cả các trường Đại học đều nỗ lực để đào tạo ra những kỹ sư, cử nhân giỏi nhưng chỉ vài ba năm sau là đã lạc hậu bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. có khi những cái trong trường đang dạy lại đã lạc hậu với bên ngoài. Vậy phải làm thế nào? Rõ ràng muốn không để lạc hậu thì phải luôn luôn tìm kiếm, cập nhật những kiến thức mới, phải có khả năng tự tiếp thu kiến thức. Nói cách khác là khả năng tự học. Nhưng đây là vấn đề không đơn giản khi bao nhiêu năm qua nền giáo dục của chúng ta vốn không trang bị cho các em những kỹ năng này. Chính vì vậy, thay đổi tư duy trong dạy và học trở nên vô cùng quan trọng. Sau một thời gian dài chuẩn bị và một tuần dự giờ một số giảng viên, Tro choi đánh bài đã tổ chức tọa đàm đánh giá quá trình đổi mới phương pháp và hoạt động giảng dạy tại DNTU. Trong buổi tọa đàm, những nỗ lực đổi mới thay đổi phương pháp giảng dạy của các đơn vị, giảng viên đã được biểu dương và hoan nghênh nhiệt liệt. Không khí toàn hội trường đã trở nên sôi động sau chia sẻ của hai giảng viên đầu tiên: Cô Huỳnh Thị Yến Nhi và Thầy Trịnh Hoàng Dũng. Cô Huỳnh Thị Yến Nhi - Giảng viên khoa Ngoại ngữ trao đổi kinh nghiệm về hình thức tổ chức dạy học tại buổi tọa đàm Thầy Trịnh Quang Dũng – khoa Khoa học cơ bản trình bày về hình thức đổi mới trong cách kiểm tra, thi cử Chia sẻ trong buổi tọa đàm sau khi giảng dạy và thực hiện kiểm tra, đánh giá mới, Thầy/Cô cho biết: sinh viên đã trở nên chủ động, tích cực và hào hứng hơn hẳn. Các em đã làm được những việc mà trước đây mình không thể ngờ. Rõ ràng là trước đây mình đã không hiểu hết hay đã đánh giá chưa đúng về các em. Theo Thầy/ Cô thì để giờ dạy (hay kiểm tra đánh giá thành công) cần phải có yếu tố cạnh tranh trong công việc; biết khen ngợi khi hoàn thành; thân thiện trong suốt quá trình giao tiếp; công bằng trong đánh giá; tôn trọng và tin tưởng vào học sinh, biết lắng nghe, chia sẻ và nhiệt tình trong giảng dạy. Người thầy vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng phải chuyển từ vai trò truyền thụ sang tương tác trao đổi. Học trò từ bị động tiếp nhận trở thành chủ động tìm kiếm. Đó là mục đích mà DNTU hướng tới để tạo thành thói quen cho tất cả giảng viên, sinh viên. Đây là một quá trình vô cùng khó khăn bởi nếp nghĩ và cách nghĩ cũ không phải ngày một ngày hai mà đã thay đổi được “nhưng chúng ta kiên quyết phải thay đổi, thay đổi từ tư duy, tương tác lẫn nhau nhiều hơn, tích cực hòa nhập hơn, không ngồi một chỗ mà thao thao bất tuyệt”. TS Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng nhà trường đã nhấn mạnh như vậy. TS Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng nhà trường phát biểu trong buổi tọa đàm về đổi mới phương pháp và hoạt động dạy học tại phòng họp 3 chiều ngày 06/11/2016 Giáo viên vẫn phải là người đóng vai trò tích cực, chủ động trước Điều dễ nhận thấy là sự tương tác giữa Thầy và Trò càng được đẩy mạnh thì học sinh càng dễ trở nên tích cực, chủ động. Nghĩa là vai trò của người Thầy làm thay đổi cách học và cách suy nghĩ của học sinh. Muốn học sinh gần mình, muốn học sinh chủ động thì Thầy phải chủ động trước qua sự thân thiện, qua quá trình gợi mở kiến thức và biết dẫn dắt một cách khéo léo. Nói như ThS Lưu Hồng Quân - Trưởng khoa Điện - Điện tử - Cơ khí và Xây dựng là “không có một hình mẫu chung, mỗi khoa, mỗi môn có một cách làm. Bản thân mỗi giáo viên phải nghĩ về một kịch bản của giờ dạy. Muốn các em tự học tốt thì phải dạy các em cách tìm tài liệu, lấy kiến thức, dạy cách làm rồi mới giao đề bài. Tránh tình trạng chưa hướng dẫn đã yêu cầu các em tổ chức semina thì các em sao làm được” ThS Lưu Hồng Quân trao đổi trong buổi tọa đàm Cùng chung suy nghĩ như vậy, TS Trần Thanh Đại – Trưởng khoa Thực phẩm- Môi trường và Điều dưỡng bày tỏ: “tài liệu chúng ta đang giảng dạy vẫn như cũ, chương trình cũng như cũ, vậy làm sao để sinh viên ra trường đi làm phù hợp, đáp ứng được với xu thế hiện đại? Vì thế, trong đề cương giảng dạy phải có phần bài tập, yêu cầu phải có tài liệu để giải quyết và cũng không thể cụ thể hóa chung cho tất cả các môn mà mỗi giảng viên phải tích cực tìm hiểu, tự xây dựng và tự đổi mới, trang bị kiến thức mới đồng thời hướng dẫn các em tiếp cận, xử lý” Tin tưởng vào giảng viên DNTU Có mặt trong các buổi dự giờ và đặc biệt là sau khi nghe các CB-GV trình bày trong buổi tọa đàm, TS Phan Ngọc Sơn khẳng định: “chúng ta đang tiến rất nhanh. Ta đang chứng minh cho mọi người thấy DNTU đang làm rất tốt, không hề non trẻ. Có những việc trường khác phải mất hàng chục năm chúng ta chỉ làm trong vài năm. Không có gì cản trở được chúng ta. Tôi hoàn toàn yên tâm với đội ngũ giảng viên”. Trong không khí thân mật và tràn đầy lạc quan về đề án đổi mới đang được mọi thành viên ủng hộ tích cực, TS Phan Ngọc Sơn đồng thời cũng nhắc nhở: “phải có quyết tâm ta mới làm được. Đừng sợ học sinh thất nghiệp nếu mình đưa người ta đến đúng đích. Tài năng và trí tuệ đang thay thế sức mạnh của tiền, vốn. Đừng đổ lỗi cho cơ chế mà mỗi người chúng ta phải biết tự thích ứng và thay đổi. Làm sao để sinh viên hỏi nhiều, thầy cô trả lời được nhiều là thành công. Cần có lộ trình và sự hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đang có một khoảng cách rất xa với thế giới cho nên tôi sẽ đi ra ngoài tìm thêm nhiều người giỏi để DNTU chúng ta tiếp tục phát triển.” Với tư cách Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, TS Trần Đức Thuận đã nhiệt liệt biểu dương các đơn vị và cá nhân các giảng viên đã đi đầu trong vấn đề đổi mới. Thầy nhận xét: Thầy cô của chúng ta đã đổi mới rất nhiều. Chúng ta đã có những thay đổi đáng kể, chẳng hạn như trong việc dự giờ và đánh giá giảng dạy. Không còn cứng nhắc và gò bó như trước đây mà hoàn toàn để Thầy/Cô thể hiện trên cơ sở khả năng và lợi thế của mỗi người. Nghĩa là nhà trường dành cho Thầy/ Cô mảnh đất màu mỡ để sáng tạo. Trên cơ sở đó, đồng thời TS Trần Đức Thuận cũng nêu rõ: “giảng viên chuyên ngành cần phải có trình độ chuyên môn thật tốt. Giảng dạy tích hợp là phải có cả lý thuyết và thực hành. Tích cực là tiền đề để tích hợp. Nhà trường và Bộ Giáo dục cho phép nhiều hình thức đánh giá. Nếu có điều gì chưa rõ, cần trao đổi BGH sẵn sàng chia sẻ để tháo gỡ. Làm sao để cả Thầy và Trò mỗi ngày phải một tích cực chủ động hơn”. TS Trần Đức Thuận – P Hiệu trưởng nhà trường trao đổi ý kiến Tăng cường Ngoại ngữ và Kỹ năng mềm, đáp ứng chuẩn đào tạo theo quy định mới Trước yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp là cần những con người không chỉ giỏi chuyên môn mà còn là kỹ năng và thái độ làm việc, đặc biệt là phải thông thạo ngoại ngữ, Tro choi đánh bài đã tăng cường thời lượng cho bộ môn tiếng Anh. Theo ThS Lê Tấn Cường thì “khoa ngoại ngữ với 12 trưởng phân môn đã làm việc hết sức tích cực để hoàn thiện các đề cương chi tiết, khai thác hình thức giảng dạy trực tuyến, tìm môi trường cho sinh viên thực tập và tìm việc làm để kết hợp thực hành là những giải pháp tích cực góp phần làm tăng hiệu quả giảng dạy”. Bên cạnh đó, Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học cũng hoạt động rất tích cực giúp các em hoàn thiện kiến thức, có đủ cơ sở pháp lý, khoa học tự tin bước vào môi trường tuyển dụng. Và cũng trong năm học này, ngay từ năm đầu tiên, sinh viên đã được dạy những kỹ năng cần thiết về giao tiếp, ứng xử cùng nhiều kỹ năng khác để các em tự tin, manh dạn, có kiến thức cơ bản rộng để có thể thích nghi với mọi môi trường làm việc. Những việc mà trước đây các em đến năm cuối mới được tiếp xúc thì bây giờ ngay từ năm nhất các em đã được trang bị đầy đủ. Nhà trường cũng mạnh dạn cắt bỏ những nội dung ít có giá trị trong việc tạo nên giá trị lao động để tăng cường thời lượng thực hành theo hướng hình thành năng lực làm việc. Chú trọng giáo dục học sinh nhận thức thực về khả năng và trình độ thực tế của mình hơn là giá trị của mảnh bằng. Nhà trường đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến lược đào tạo gắn với khung trình độ quốc gia và lượng thời gian rút ngắn (rút ngắn 1 năm) trong bậc đào tạo Đại học- cao đẳng mà Bộ Giáo dục và đào tạo vừa ban hành. Có thể nói: tầm nhìn cùng sự năng động, sáng tạo đã mang đến cho DNTU sự mạnh mẽ, tự tin. Và đó cũng là tiền đề của mọi sự phát triển Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNgày 21 tháng 1 năm 2016 vừa qua, với mong muốn tạo điều kiện cho người mù, người kém may mắn hưởng Tết cổ truyền dân tộc vui tươi đầm ấm, Tro choi đánh bài và Chùa Phúc Lâm (P. Tân Tiến, Biên Hòa) tổ chức chương trình từ thiện Tết Bính Thân - 2016 với tổng tính tài 30.000.000đ (300 suất quà). trung tâm bình dương tham gia chương trình có Cô Võ Thị Thanh Hoa – Chủ tịch HĐQT, Ông Lê Bình Mỹ - Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Bà Nguyễn Thị Mến – Phó Trưởng phòng HC-TH. Những món quà chứa đựng tỉnh cảm của Tro choi đánh bài Thông qua chương trình Nhà trường mong muốn chia sẻ nhiều hơn nữa đến với cộng đồng xã hội, làm sâu sắc hơn đạo lý lá lành đùm lá rách, nhường cơm sẻ áo của dân tộc. Bà Võ Thị Thanh Hoa tận tay trao các món quà cho các Hội viên Hy vọng rằng, với sự giúp đỡ thiết thực của các mạnh thường quân các thành viên trong hội người mù sẽ có một mùa xuân ngập tràn yêu thương, hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống. Đông đảo Hội viên đến nhận quà hỗ trợ Nguyễn Đình Thuật
Xem chi tiết