Đề thi tham khảo dựa trên chương trình đã tinh giản mà Bộ GDĐT đã công bố. Qua đó nhằm làm định hướng cho các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập. Đề thi THPT quốc gia năm 2020 chính thức cũng sẽ được xây dựng căn cứ trên chương trình tinh giản.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) cho hay: "Mặc dù chương trình đã được tinh giản, nhưng điều kiện triển khai dạy học ở các địa phương có sự khác nhau. Do đó chúng tôi cũng đã tính toán để làm sao xây dựng đề thi tham khảo một mặt phù hợp với nội dung tinh giản, mặt khác cũng phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 với tất cả các địa phương. Đề thi sẽ đảm bảo không làm khó, không gây sốc với học sinh, giáo viên trong cả nước".
Đề tham khảo trong kỳ thi THPT Quốc gia 2020:
Nguồn: vietnamnet.vn
Ngày 01/3, Bộ Giáo dục và đào tạo công bố đề thi tham khảo nhằm định hướng ôn tập cho học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Đề thi tham khảo của 9 môn thi (nằm trong 5 bài thi tốt nghiệp THPT) gồm toán, ngữ văn, các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Đề thi tham khảo sẽ giúp học sinh nắm được cấu trúc đề thi theo ma trận đã được Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đây là đề thi nhằm mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng dạy học ở bậc THPT nên bám sát kiến thức cơ bản trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, nhưng vẫn có phần phân hóa nằm ở nhóm câu hỏi ở mức vận dụng, vận dụng cao, chiếm 10 - 15% tổng nội dung đề thi. Xem đề thi tham khảo môn Toán tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Vật lí tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Hóa học tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Sinh học tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Ngữ văn tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Lịch sử tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Địa lí tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Anh tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Nga tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Pháp tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Trung tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Đức tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Nhật tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Hàn tại đây.
Xem chi tiếtNgày 7/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. 1. Bài thi Toán học >>Tải về<< 2. Bài thi Ngữ văn >>Tải về<< 3. Bài thi Ngoại ngữ - Môn thi thành phần Tiếng Anh >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Đức >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Nga >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Nhật >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Pháp >>Tải về<< - Môn thi thành phần Tiếng Trung >>Tải về<< 4. Bài thi Khoa học tự nhiên: - Môn thi thành phần Vật lí >>Tải về<< - Môn thi thành phần Hóa học >>Tải về<< - Môn thi thành phần Sinh học >>Tải về<< 5. Bài thi Khoa học xã hội: - Môn thi thành phần Lịch sử >>Tải về<< - Môn thi thành phần Địa lí >>Tải về<< - Môn thi thành phần Giáo dục công dân >>Tải về<< Đường dẫn tải về toàn bộ Đề thi tham khảo: >>Tải về<< Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xem chi tiếtNhằm giúp các bạn học sinh điền nhanh và chính xác các thông tin mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên khi làm hồ sơ xét tuyển Đại học, Tro choi đánh bài gửi đến các bạn thí sinh bảng tổng hợp tra cứu mã tỉnh, mã trường, khu vực ưu tiên... Vui lòng xem tại đây
Xem chi tiếtBộ GD&ĐT vừa có Công văn gửi tới các sở GD&ĐT; các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng về nội dung hướng dẫn thực hiện Quy chế thi THPT và xét công nhận tốt nghiệp năm 2017. Để giúp thí sinh chuẩn bị bộ hồ sơ Đăng ký dự thi (ĐKDT) THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển đại học năm 2017 một cách tốt nhất, Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) cung cấp Hướng dẫn ghi thông tin trên hồ sơ như sau: 1. Hồ sơ ĐKDT THPT quốc gia năm 2017 gồm: Bì đựng phiếu ĐKDT có dán ảnh, Phiếu số 1, Phiếu số 2, Hướng dẫn ghi phiếu ĐKDT THPT quốc gia và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng. Bản sao 2 mặt Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân trên 1 mặt của tờ giấy A4 2 ảnh 4x6 kiểu chân dung, chụp trong vòng 6 tháng. Mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh. 2 ảnh này đựng trong phong bì nhỏ. Ngoài ra, phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí đã xác định ở mặt trước bì đựng phiếu ĐKDT. Trước khi ghi hồ sơ, thí sinh cần xác định rõ mục đích của việc tham dự kỳ thi THPT quốc gia; tra cứu thông tin về mã Sở Giáo dục, mã tỉnh/huyện, mã xã/phường, mã trường THPT, đối tượng ưu tiên tuyển sinh, khu vực tuyển sinh. Các thông tin này có thể tra cứu ngay tại website DNTU: HTTP://alabi.net. 2. Cách ghi phiếu ĐKDT THPT quốc gia như sau: Phần A. Thông tin cá nhân: Phần A gồm các thông tin: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, dân tộc, số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, nơi học THPT hoặc tương đương, điện thoại, địa chỉ liên hệ. Thí sinh điền đầy đủ thông tin bằng chữ in hoa có dấu, bằng số hoặc bằng chữ viết thường theo yêu cầu cụ thể của từng mục. Thông tin điền cần rõ ràng, dễ đọc, không tẩy xóa. Đặc biệt, ở mục Nơi học THPT hoặc tương đương, thí sinh cần ghi rõ tên lớp 12 đang học; thí sinh tự do ghi “TDO”. Ở mục Hộ khẩu thường trú, thí sinh được hưởng ưu tiên xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển Đại học, Cao đẳng theo hộ khẩu thường trú tại các xã/phường đặc biệt khó khăn cần khai chính xác mã xã, phường. Phần B. Thông tin ĐKDT Trước khi điền phần B, thí sinh cần xác định rõ mục đích của việc tham dự kỳ thi và đăng ký bài thi (đối với học sinh hoặc thí sinh chưa tốt nghiệp THPT) hoặc môn thi thành phần (đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT). Phần B gồm các thông tin: mục đích ĐKDT, cụm thi, nơi ĐKDT, bài thi ĐKDT. Thí sinh điền thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô bên cạnh thông tin tương ứng. Phần C. Thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT Phần C gồm các thông tin đăng ký miễn thi ngoại ngữ, đăng ký môn xin bảo lưu. Học sinh THPT hoặc thí sinh chưa tốt nghiệp THPT điền thông tin vào các mục này. Nếu không có yêu cầu miễn thi ngoại ngữ hoặc không có môn xin bảo lưu thì bỏ trống. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT thì bỏ qua phần này. Phần D. Thông tin xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng Trước khi điền phần này, thí sinh cần tra cứu mã trường Đại học muốn xét tuyển. Mã trường viết bằng ba chữ cái in hoa. Ví dụ, mã Tro choi đánh bài (DNTU) là DCD. Phần D gồm các thông tin: đối tượng ưu tiên tuyển sinh, khu vực tuyển sinh, năm tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và thông tin đối với thí sinh dự thi để xét liên thông lên Đại học, Cao đẳng. Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên nào thì khoanh tròn vào số tương ứng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh. Thí sinh không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống. Thí sinh thuộc khu vực tuyển sinh nào thì khoanh tròn vào số tương ứng, sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô bên cạnh. Thí sinh tốt nghiệp THPT năm nào thì ghi đủ 4 chữ số của năm đó vào 4 ô bên cạnh. Nếu thí sinh dự thi để xét liên thông lên Đại học, Cao đẳng thì ghi thông tin bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng, nếu không thì bỏ trống phần này. 3. Bản khai mẫu Cuối cùng, để hoàn tất hồ sơ, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4x5 có xác nhận của trường (nếu đang là học sinh, sinh viên) hoặc xác nhận của Công an xã/phường (đối với thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương). Khi thí sinh nộp hồ sơ, nơi thu hồ sơ giữ lại bì đựng phiếu Đăng ký dự thị, Phiếu số 1, bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân và 2 ảnh, trả lại phiếu số 2 cho thí sinh sau khi đã ký và đóng dấu xác nhận. Thí sinh lưu giữ phiếu số 2 này để nhận Giấy báo thi, Giấy chứng nhận kết quả thi. Chúc các bạn có một kỳ thi thành công! File đính kèm: Phiếu DK THPT Quốc Gia (Phiếu số 2) Phiếu DK THPT Quốc Gia (Phiếu số 1) Phiếu DK THPT Quốc Gia
Xem chi tiết(ĐN) - Sáng 25-6, trên 27 ngàn thí sinh Đồng Nai cùng với 900 ngàn thí sinh cả nước đã bước vào môn thi đầu tiên của Kỳ thi THPT Quốc gia. Giảng viên DNTU trước cổng Trường THPT Ngô Quyền điểm danh thí sinh dự thi Sáng nay, các thí sinh thi môn Ngữ văn đầu tiên với thời gian làm bài 120 phút, thời gian phát đề 7 giờ 30 phút và thời gian tính giờ làm bài 7h35 phút. Đúng 7 giờ, thí sinh được gọi vào phòng thi điểm danh và ngồi vào đúng vị trí mà giám thị đã đánh số báo danh. Trước khi gọi thí sinh vào phòng thi, giám thị đã yêu cầu thí sinh phải bỏ tất cả đồ cá nhân bên ngoài trừ thẻ dự thi, viết, nước uống nhưng phải để lên bàn. Thí sinh được gọi vào phòng thi Cùng thời gian này, chủ tịch và phó chủ tịch điểm thi được công an giám sát chặt chẽ việc trích xuất đề thi từ tủ đựng trong phòng của chủ tịch lên hội đồng coi thi. Giám thi so sánh kỹ ảnh trên thẻ và gương mặt của thí sinh Tại phòng hội đồng coi thi, công an tiếp tục theo dõi đề thi được niêm phong. Chủ tịch điểm thi mời các cán bộ liên quan gồm thanh tra thi và giáo viên coi thi lên chứng kiếm túi đựng đề thi vẫn còn niêm phong nguyên vẹn trước khi cắt túi đề thi và bàn giao cho giáo viên coi thi mang lên phòng thi. Tại phòng thi, trước khi phát những túi đựng đề thi nhỏ sẽ được giám thị mời đại diện thí sinh lên chứng kiến đề thi được niêm phong, thí sinh ký xác nhận rồi mới bóc phát cho thí sinh. Giám thị phát giấy thi môn đầu tiên cho các thí sinh tại Hội đồng thi Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn Trong khi đó, tại các điểm thi, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông trước cổng trường diễn ra trật tự, thông thoáng. Các thí sinh bắt đầu thi môn đầu tiên - môn ngữ văn Tuy nhiên, sáng nay trong ngày thi đầu tiên vẫn còn một số thí sinh đi trễ khi các thí sinh khác đã ổn định chỗ ngời chờ phát đề thi. Các thí sinh trao đổi bài trước giờ thi môn ngữ văn Nguồn tin: Báo Đồng Nai
Xem chi tiết(ĐN)- Chiều 24-6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đã có buổi kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại Đồng Nai. Dự buổi làm việc có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp, Trưởng ban Chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia tỉnh; Ban giám đốc Sở GD-ĐT và đại diện 4 trường đại học được Bộ GD-ĐT chỉ đạo phối hợp với tỉnh tổ chức kỳ thi. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo Kỳ thi THPT quốc gia 2019 của Đồng Nai. Sau khi nghe Ban Chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia tỉnh báo cáo tình hình tổ chức thi, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao công tác chuẩn bị và sẵn sàng cho kỳ thi của tỉnh, đồng thời đề nghị Ban Chỉ đạo kỳ thi THPT tỉnh tiếp tục chỉ đạo sâu sát công tác tổ chức thi trong những ngày tới. Thứ thưởng đặc biệt lưu ý cần tuân thủ chặt chẽ quy trình tổ chức thi, bảo quản an toàn đề thi, bài thi, đảm bảo kỳ thi đạt được các mục tiêu đề ra, tuyệt đối không được để xảy ra sai sót. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc (áo trắng) kiểm tra thực tế tại Hội đồng thi Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn (TP.Biên Hòa) chiều 24-6 Dịp này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc đã đi kiểm tra thực tế điểm thi đặt tại Trường TH-THCS-THPT Lê Quý Đôn (phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa). Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc (bìa phải) trao đổi với Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp và các thành viên trong đoàn. Nguồn tin: Báo Đồng Nai
Xem chi tiếtSo với đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 mà Bộ GD-ĐT đã công bố ngày 3.4, đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT lần này có số câu hỏi về Covid-19 nhiều hơn. Qua đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2020, lượng câu hỏi mang tính thời sự về dịch bệnh Covid-19 nhiều hơn, khiến học sinh thích thú tìm hiểu. Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh cho rằng "dễ thở" vì độ khó đã giảm đi. Điều đặc biệt, môn tiếng Anh và GDCD có số câu hỏi về dịch Covid-19 tăng rõ rệt. Cụ thể, ở môn thi tiếng Anh, đề yêu cầu đọc đoạn văn về dịch Covid-19 để trả lời câu hỏi từ câu 36 đến câu 42. Môn GDCD trong bài thi khoa học xã hội cũng rải rác các câu hỏi liên quan đến dịch bệnh Covid-19 (các câu 89, 92, 94, 101, 108 ,109, 116, 117) ước tính chiếm hơn 6% số điểm trong toàn bài thi khoa học xã hội. Hoàng Hoài An (học sinh lớp 12, Trường THPT Cam Lộ, Quảng Trị), cho biết so với đề tham khảo trước đó, mức độ khó của đề tham khảo lần này đã được giảm đi. Đồng thời, số câu hỏi về dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trong môn thi tiếng Anh, môn GDCD trong bài thi khoa học xã hội tăng lên, khiến học sinh cảm thấy khá thú vị. Đoạn văn trong môn thi tiếng Anh liên quan đến tình hình dịch Covid-19 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Câu hỏi về đoạn văn liên quan dịch Covid-19 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Hoài An bày tỏ: “Mình cảm nhận đề tham khảo môn tiếng Anh, mức độ phần ngữ pháp đã được giảm nhưng phần đọc hiểu đã tăng hơn”. Tương tự, Huỳnh Nguyễn Thảo Uyên (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Long An, Long An), cũng chia sẻ để làm tốt các dạng câu hỏi liên quan đến dịch Covid-19 cần cập nhật tin tức, theo dõi tình hình dịch bệnh thường xuyên từ báo, đài. Học sinh lớp 12 năm nay bắt đầu quay lại trường và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 VŨ LÂM Uyên cho biết cụ thể: “Môn tiếng Anh có vẻ khó vì có nhiều từ vựng mới. Mình nghĩ để đạt kết quả tốt trong kỳ thi, nên tìm những từ vựng phổ biến về Covid-19 học và đọc những bài báo tiếng Anh về Covid -19 cập nhật vốn từ cho mình. Còn môn GDCD, nên theo dõi các thông tin, những điều luật mới được ban bố để phòng chống dịch Covid-19 từ Nhà nước. Đồng thời, dạng câu hỏi dịch bệnh ở môn này không quá khó...”. Câu 94 và 96 của đề tham khảo môn GDCD liên quan dịch Covid-19 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Câu 116, 117 liên quan dịch Covid-19 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Lưu Trọng Phúc (học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Long An) cho rằng đề thi lần này các câu hỏi có hướng thời sự, tình hình thực tế nhiều hơn. Các câu hỏi liên quan dịch bệnh Covid-19 đưa vào bài thi không phải là những câu hỏi khó, vì đó là những tình huống thực tế học sinh đã gặp, đã được nghe và đã được tuyên truyền, học tập ở nhà và khi đến trường. Học sinh xem tin tức và thời sự thường xuyên có thể nắm rõ tình hình thực tế hơn, để khi làm bài liên hệ vào bài thi cũng dễ dàng hơn. Nhưng không được chủ quan mà phải càng tập trung hiểu biết nhiều hơn, dù cho đề ra nội dung liên quan dịch Covid-19 hay là vấn đề gì trong cuộc sống. Cô Nhan Hoài Thương (giáo viên bộ môn GDCD, Trường THPT Phú Hưng, Cà Mau) chia sẻ: “Đề thi tăng các câu hỏi về Covid-19 vì vấn đề này mang tính thời sự, thực tiễn trong cuộc sống. Đồng thời sẽ mang tính giáo dục và tuyên truyền pháp luật về phòng chống dịch Covid-19 trong học sinh. Câu hỏi, tình huống thực tiễn trong cuộc sống sẽ giúp học sinh phân biệt được đúng sai, rèn luyện cho học sinh trong việc thực hiện pháp luật và rèn luyện kỹ năng phê phán cái xấu trong xã hội và ủng hộ cái đúng”. Thầy Quách Phong Phúc (giáo viên Trường THPT Phú Hưng, Cà Mau) cho biết: "Khi xem qua 2 đề tham khảo (thi THPT quốc gia 2020 và thi tốt nghiệp THPT 2020), tôi nhận thấy đề khá giống nhau. Tuy nhiên, đề tham khảo lần này có số câu nhận biết và thông hiểu nhỉnh hơn một chút so với trước. Tuy nhiên, học sinh không nên chủ quan trong việc ôn tập". Theo Vũ Lâm, Báo Thanh Niên
Xem chi tiếtĐó là phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Cường - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trong chuyến tham quan và nói chuyện với hơn 400 cán bộ giáo viên và sinh viên Tro choi đánh bài ngày 11-4. Bí thư Nguyễn Phú Cường bày tỏ sự vui mừng trước sự phát triển của Nhà trường cụ thể là trong việc đào tạo sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ có chất lượng cao, xây dựng môi trường đào tạo chuyên nghiệp, phương pháp giảng dạy tiên tiến và đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phú Cường nói chuyện với cán bộ giảng viên, sinh viên Tro choi đánh bài Bí thư cho biết, lãnh đạo tỉnh đặt hàng nhà trường đào tạo đội ngũ kỹ sư trình độ cao, nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là trên 2 lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, hiện đại Đồng chí Bí thư cũng ân cần dặn dò, sinh viên Tro choi đánh bài cần tu dưỡng ý thức chính trị, nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho quá trình hội nhập nhiều thách thức. Bí thư Nguyễn Phú Cường tin tưởng, với sự cố gắng không ngừng, sinh viên nhà trường sẽ thành công trong tương lai, góp phần đưa đất nước phát triển giàu đẹp. Lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với cán bộ, giảng viên nhà trường Tiến sĩ Phan Ngọc Sơn – Hiệu trưởng Nhà trường cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đồng thời cam kết sẽ tiếp tục đổi mới, nâng tầm phát triển của nhà trường theo kịp sự phát triển chung của hệ thống trường đại học trong khu vực và cả nước, nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu cầu phát triển nền công nghiệp theo hướng hiện đại của địa phương. Mọi lợi nhuận thu được sẽ tái đầu tư toàn bộ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Trước đó, lãnh đạo tỉnh cũng đã tham quan cơ sở vật chất của Nhà trường như: hệ thống thư viện, khu thực hành, ký túc xá sinh viên, khu liên hợp thể thao… //dost-dongnai.gov.vn/Pages/noi-dung-tin.aspx?NewsID=2155&TopicID=9 Nguồn: //dost-dongnai.gov.vn
Xem chi tiếtTS.Phan Ngọc Sơn là một trong những người đầu tiên phát triển hệ thống trường tư thục tại TP.Biên Hòa cách đây 20 năm với thương hiệu Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến tại phường Thống Nhất (TP.Biên Hòa). Ông còn sáng lập trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai tại phường Trảng Dài, tiền thân của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai ngày nay. 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đối với TS.Phan Ngọc Sơn là một chặng đường đầy chông gai thử thách. Ông chia sẻ, nếu chỉ nghĩ tới lợi nhuận thì không làm được giáo dục, và nếu không có khát vọng, thậm chí là không có chút liều lĩnh thì sẽ khó chạm đến thành công. * Muốn thành công phải… liều Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là một trường đại học ứng dụng. Do đó, chúng tôi đã xác định từ nay tới năm 2020 trường sẽ tạo đột phá trong đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ giảng dạy, thực hành. Cập nhật những chương trình giảng dạy hiện đại đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chúng tôi quan tâm tới đội ngũ giảng viên có tầm nhìn phát triển, có trình độ cao, và làm cho họ có đời sống kinh tế tốt để yên tâm giảng dạy. Trường sẽ có đội ngũ giảng viên nước ngoài, trước mắt là tổ giáo viên cơ hữu ở môn tiếng Anh. Và chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp theo mô hình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Những ngày đầu tiên của ông khi bước vào lĩnh vực giáo dục ra sao? -Thời điểm năm 1997, TP.Biên Hòa rất thiếu trường lớp do dân số cơ học tăng quá nhanh. Rất nhiều học sinh theo cha mẹ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Đồng Nai, muốn đi học nhưng trường công lại không đủ. Tỉnh kêu gọi, khuyến khích phát triển các trường tư thục, tôi đã chọn địa điểm phường Thống Nhất để mở Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến. Trường nhanh chóng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, và có thể nói đó là ngôi trường tư thục rất thành công. Chỉ tính riêng học sinh bậc THPT của trường, có thời điểm lên tới 2 ngàn em. Ông có thấy tiếc nuối gì khi không tiếp tục đầu tư lớn hơn cho Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Khuyến mà lại chuyển sang đầu tư trường cao đẳng, đại học như hiện tại? - Có thể nói, Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến là thành công đầu tiên của tôi trong 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Tôi tự hào vì trường này từng có quy mô và chất lượng giáo dục chỉ sau một số trường THPT công lập có truyền thống lâu đời của Biên Hòa. Tuy nhiên, tôi muốn có một con đường đi khác biệt hơn và khó hơn để thử sức mình. Tôi không thấy tiếc vì sau này Biên Hòa đã có những ngôi trường tư thục quy mô lớn hơn nhiều. Mình không làm có người khác làm, điều đó tốt cho xã hội. Tại sao ông lại quyết định mở trường cao đẳng rồi lên thành đại học? - Cách đây 15-20 năm, Đồng Nai phát triển công nghiệp mạnh, rất thiếu lao động kỹ thuật lẫn các ngành nghề khác. Đó là điều thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư sang một con đường mới: thành lập trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai. Và năm 2010, tôi đã nâng cấp lên thành trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Đầu tư giáo dục cao đẳng, đại học khác biệt rất nhiều so với giáo dục phổ thông. Ông biết điều đó và vẫn muốn dấn thân? - Tôi biết rất rõ điều đó, và tôi rất thận trọng trong từng bước đi khi thành lập trường. Khi tôi làm cũng có vài luồng ý kiến cảnh báo lẫn khuyên răn tôi nên cân nhắc. Khi trình đề án thành lập trường cao đẳng lên Bộ GD-ĐT thì lúc đó Thứ trưởng Bành Tiến Long khuyên tôi nên suy nghĩ lại, vì tôi đang phát triển rất tốt lĩnh vực giáo dục phổ thông. Nếu tôi tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục phổ thông sẽ thành công lớn lại ít vất vả hơn. Có ý kiến lại e ngại là trường cao đẳng tôi thành lập tại phường Trảng Dài vị trí bất lợi, dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi. Nhưng tôi tin là vừa làm vừa tìm hiểu, có thêm chút “liều” sẽ thành công. Đó là một thách thức vô cùng lớn nhưng cũng là cơ hội vàng để thử sức mình. Mở một trường đào tạo các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ thường tốn kém hơn nhiều so với một trường chỉ đào tạo các ngành xã hội hay kinh tế. Vì sao ông không đi theo hướng dễ? - Nhiều người khuyên tôi chỉ nên mở trường với các ngành đào tạo là xã hội, ngoại ngữ, kinh tế… vì các ngành xã hội, ngoại ngữ hay kinh tế chỉ cần xây trường, tuyển giảng viên vào dạy là xong, lợi nhuận lớn, đỡ phải đau đầu so với các ngành kỹ thuật công nghệ. Nhưng mong ước của tôi là đào tạo lao động kỹ thuật - công nghệ chất lượng cao cho doanh nghiệp nên tôi vẫn kiên định với quyết định ban đầu của mình. Gia đình tôi có bao nhiêu tiền, gần như tôi “vét sạch” để đầu tư, thiếu tiền thì tôi đi vay. Mơ ước có một ngôi trường đại học ra đại học, đào tạo sinh viên nào ra sinh viên nấy, được doanh nghiệp đón nhận đã thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư hơn những gì mình có. Sự lựa chọn của tôi đến giờ đã được chứng minh là đúng đắn. 12 năm bước chân vào lĩnh vực giáo dục cao đẳng, đại học, ông đã làm được gì trong những điều ông mơ ước? - Tôi đã làm được rất nhiều điều nhưng tôi không cho phép mình được tự mãn. Tôi đã xây được một ngôi trường đại học với quy mô lớn, kiến trúc hiện đại, thân thiện bậc nhất ở Đồng Nai. Tôi đã có thư viện và tòa nhà tích hợp được đầu tư theo hướng “đi tắt đón đầu” rất hiện đại, tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật. Sinh viên có thể thỏa sức nghiên cứu với hàng ngàn đầu sách, có được điều kiện tốt nhất để nghiên cứu khoa học, thực hành công nghệ. Tôi đã xây dựng thành công “văn hóa” Tro choi đánh bài . Trường đã xây dựng mối quan hệ với hàng trăm doanh nghiệp, các trường đại học quốc tế uy tín. Từ những gì đã làm được, chất lượng sinh viên và tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt kết quả ngày một cao hơn. Ông đã từng chia sẻ về một ngôi trường đại học phi lợi nhuận. Điều đó sẽ trở thành hiện thực? - Tôi luôn trăn trở và phấn đấu cho tới cuối đời mình để lại được gì cho đời. Tôi tin tưởng rằng tôi sẽ để lại cho đời một ngôi trường đại học hiện đại và chất lượng ngang tầm với nhiều nước trong khu vực. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư để trường hiện đại hơn nữa, tạo ra cho xã hội nhiều công trình khoa học có tính ứng dụng cao, sinh viên bỏ tiền ra đóng học phí sẽ nhận lại được những giá trị gia tăng còn hơn thế, tạo lập được một tương lai vững chắc. Có thông tin ông muốn bán trường cho một đơn vị khác? - Tôi không bao giờ bán trường này cho ai cả, vì đó là công trình của cuộc đời tôi, là của giảng viên và sinh viên. Tôi chỉ tìm những nhà đầu tư có tiềm năng và trình độ quản trị tiên tiến để góp sức cho ngôi trường này có thể phát triển nhanh, mạnh hơn nữa. Đã có những nhà đầu tư muốn đầu tư tiền tỷ vào trường này vì nhìn thấy tiềm năng, nhưng họ chưa đủ tầm và chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Do đó, tôi không thể tiếp nhận họ. * Phải liên tục đổi mới Giáo dục đại học, đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập đang gặp rất khó khăn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng là một thách thức trong lĩnh vực đào tạo. Ông có hướng đi riêng nào cho trường của mình? - Đúng là giáo dục đại học đang có quá nhiều khó khăn, nhưng trong khó khăn tôi vẫn nhìn thấy cơ hội. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ, đặc biệt là sang học hỏi các trường đại học quốc tế giàu kinh nghiệm về phát triển. Chúng tôi không ngại chi kinh phí lớn để mời các nhà quản trị đại học có kinh nghiệm của Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… sang tư vấn chiến lược phát triển cho trường. Chúng tôi đã mạnh dạn cắt bỏ nhiều tín chỉ không thực sự cần thiết, đây là điều mà nhiều trường chưa dám làm. Sinh viên được học nội dung trọng tâm, tăng cường thực hành và nghiên cứu khoa học, đặc biệt 2 vấn đề là ngoại ngữ; kỹ năng mềm, học và làm việc theo nhóm. Trường sẽ đi đầu trong công nghệ giảng dạy trực tuyến, trong đó khoa cơ bản sẽ tiên phong trong công nghệ này. Sinh viên có thể học chính trị, toán, lý thuyết... bằng hình thức trực tuyến. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký học tự chọn nhiều môn học phù hợp. Trường của ông sẽ thực hiện sứ mệnh gì và có tầm nhìn như thế nào trong tương lai? - Tro choi đánh bài sẽ thực hiện sứ mệnh là trường đại học ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tầm nhìn của chúng tôi tới năm 2030 sẽ trở thành trường đại học ứng dụng tiên tiến trong và ngoài khu vực với môi trường giáo dục hiện đại. Người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng được với nền kinh tế toàn cầu. Xin cảm ơn ông! Nguồn://www.baodongnai.com.vn/phongvan/201706/ts-phan-ngoc-son-hieu-truong-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-neu-chi-nghi-toi-loi-nhuan-thi-khong-lam-duoc-giao-duc-2817920/index.htm#.WUP3j7q1nfo.facebook Công Nghĩa (baodongnai.com.vn)
Xem chi tiết