Sáng ngày 13 tháng 6 vừa qua, Hội đồng khoa học cấp trường tham gia thẩm định đề tài cấp trường với đề tài: “Thiết kế chế tạo thiết bị Composter”. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Quách An Bình thuộc Khoa Thực phẩm – Môi trường – Điều dưỡng.
Thiết bị composter xử lý rác hữu cơ có thể tạo nguồn compost để bón cho cây trồng và giảm xả thải rác hữu cơ ra ngoài xã hội. nhận thấy sau buổi báo cáo và thẩm định đề tài. Hội đồng đánh giá cao đề tài này, có thể ứng dụng trong phòng thí nghiệm của trường và ngoài xã hội. Nhà trường đang có hướng đề xuất lên tỉnh Đồng Nai để tham gia đề tài cấp tỉnh trong năm 2014.
Hình ảnh buổi báo cáo
ThS. Nguyễn Quang hiện đang làm việc tại Viên Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ thuộc Trường đại học Công nghệ Đồng Nai. Nhận thấy tác động của dịch bệnh đã làm cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, đặc biệt là việc cảnh báo sớm nguy cơ mắc bệnh thông qua các thiết bị y tế cá nhân như: vòng đeo tay, đồng hồ theo dõi sức khỏe… Tuy nhiên, các sản phẩm hiện có trên thị trường đều là hàng ngoại nhập và giá cả rất đắt, lên tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng, trong khi đó rất ít đơn vị trong nước cung ứng những dòng sản phẩm này. Do vậy ThS. Nguyễn Quang bắt tay thực hiện ý tưởng với suy nghĩ chỉ có ứng dụng công nghệ mới tạo ra được giá trị riêng cho dự án của mình. Đó là một thiết bị nhỏ gọn, an toàn, tiện lợi mang tên iCare, có thể gắn lên người để giám sát và theo dõi nhiệt độ từ xa liên tục, được kết nối với smart phone qua sóng bluetooth, khi nhiệt độ lên cao đến ngưỡng được cài đặt thì điện thoại sẽ phát âm cảnh báo liên tục. Thiết bị cực kỳ hữu ích đối với các bà mẹ có con nhỏ, gia đình cần theo dõi sức khỏe người bệnh thông qua nhiệt độ cơ thể để có hướng xử lý kịp thời. Thiết bị này là kết quả của dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thiết bị theo dõi và phần mềm quản lý sức khỏe gia đình iCare do ThS.Nguyễn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thiết bị và phần mềm iCare thực hiện. Dự án được Hội đồng giám khảo đánh giá cao và chọn trao giải nhất trong cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai năm 2020. Anh Nguyễn Quang thuyết trình dự án tại cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Sở KH-CN tổ chức Giải thích rõ hơn về cấu tạo của thiết bị, anh Nguyễn Quang cho biết, về cơ bản, thiết bị bao gồm một cảm biến nhiệt (sử dụng cảm biến nhiệt AMS của Austria) và phần Chip Bluetooth chính hãng Nordic được công ty nhập trực tiếp từ Na Uy). Đặc biệt thiết bị có thể cho độ chính xác của cảm biến nhiệt: +/- 0,10C. Vỏ thiết bị bằng nhựa an toàn cho bé, phần dải băng để đeo thiết bị mềm, dễ chịu cho da nhạy cảm. “Chúng tôi đặt tính an toàn lên trên hết do vậy các nguyên liệu cấu tạo máy được nghiên cứu và lựa chọn kỹ, hầu hết chúng tôi nhập từ châu Âu và được kiểm định an toàn tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3” - anh Nguyễn Quang nhấn mạnh. Dự án khởi nghiệp này chính thức được bắt đầu thực hiện từ tháng 4-2020. Sau hơn 3 tháng nghiên cứu và chỉnh sửa, thiết bị hoàn thiện và bắt đầu đưa vào ứng dụng thử nghiệm, bước đầu cho kết quả hoạt động ổn định. Thế nhưng, để sản phẩm có tính thẩm mỹ và thuận tiện cho người dùng, anh Nguyễn Quang và các thành viên trong đội của mình tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm. Đến nay đã có hơn 3 ngàn sản phẩm đến tay người tiêu dùng và nhận được những phản hồi tích cực. Giá bán mỗi sản phẩm hiện từ 300-400 ngàn đồng nên dễ chấp nhận với nhiều gia đình. Nói về cơ duyên khởi nghiệp của mình, anh Quang cho hay, sau một thời gian xã hội phải giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều khó khăn đã xảy ra. Lúc đó, công việc kinh doanh mảng bất động sản của anh gặp thua lỗ. Nhốt mình trong nhà nhiều ngày trời, anh Quang suy nghĩ phải làm cách nào để có thể vực dậy công việc kinh doanh, phải tìm hướng đi mới để tái khởi nghiệp. Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu, sáng chế những sản phẩm, thiết bị y tế cá nhân, anh Nguyễn Quang và cộng sự cũng đã xây dựng một công ty chuyên giao nhận hàng hóa nhanh nội, ngoại thành Biên Hòa. Công ty TNHH Biên Hòa Ship là một trong những định hướng phát triển để anh Quang dần dần hình thành nên hệ sinh thái doanh nghiệp của mình. Cũng theo anh Nguyễn Quang, khó khăn nhất trong quá trình thực hiện dự án chính là việc tiếp cận được khách hàng và truyền thông cho khách hàng hiểu đúng tính ưu việt của sản phẩm. Do vậy, trong thời gian đầu ra mắt, chính anh cùng các thành viên trong đội đã phải mất khá nhiều thời gian để tiếp điện thoại, giải thích công dụng, cách cài đặt, sử dụng và theo dõi thiết bị, mặc dù khi đưa vào sử dụng thiết bị khá đơn giản. Ngoài ra, do công ty mới chỉ sản xuất thử nghiệm với số lượng thiết bị giới hạn nên chi phí trung bình tính ra cho một sản phẩm khá cao, chưa đem lại được nhiều lợi nhuận cho công ty. Để tiếp tục chinh phục khách hàng, sản phẩm sẽ được hoàn thiện thêm một lần nữa trước khi cho sản xuất hàng loạt và mở rộng thị trường. Cốt lõi là phải nắm chắc công nghệ Mở rộng nghiên cứu, mục tiêu của công ty là hướng đến dòng sản phẩm y tế gia đình, phục vụ tiện lợi cho việc chăm sóc sức khỏe ở các độ tuổi. Công ty sẽ có hướng liên kết với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở y tế, hiệu thuốc để tiếp cận được khách hàng có nhu cầu cần thiết đối với sản phẩm. Thiết bị y tế cá nhân do công ty sản xuất “Công ty chúng tôi hiện đang nghiên cứu 3 dòng sản phẩm khác, tuy nhiên hiện nay đang trong giai đoạn bảo mật. Chúng tôi lựa chọn sản phẩm này để đưa ra thị trường sớm nhất bởi hiện nay đây là nhu cầu bức thiết, người dân dễ bỏ tiền ra mua nhất. Đến một lúc nào đó, chúng tôi sẽ tiếp tục tung ra những dòng sản phẩm tiếp theo. Tầm nhìn lớn của công ty là trong vòng 5 năm tới sẽ từng bước chiếm lĩnh thị trường thiết bị y tế theo mảng cá nhân” - anh Nguyễn Quang kỳ vọng. Theo anh Quang, để tìm đội ngũ cùng chí hướng với mình, anh mất hơn 3 tháng gặp gỡ, trao đổi, mất thêm nửa năm nữa mới từ ý tưởng của mình cho ra được sản phẩm ban đầu. Khi được hỏi về việc liệu một sản phẩm công nghệ mới ra mắt, có sợ bị sao chép bởi những đơn vị lớn, có nguồn lực đầu tư, từ đó cạnh tranh ngược lại thì anh Quang rất tự tin. Anh Quang cho rằng dù ai đó có thể sao chép thiết bị nhưng sẽ không bao giờ nắm được linh hồn, công nghệ lõi của sản phẩm. Một điều may mắn nữa theo anh Quang là dự án này của công ty đã lọt vào tốp 100 của chương trình Thương vụ bạc tỷ của Đài Truyền hình Việt Nam (Shark Tank Việt Nam). Theo Báo Đồng Nai PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtHiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Qua khảo sát, Trường ĐHCNĐN được biết có nhiều bạn sinh viên trong phường Trải Dài (khu vực phong tỏa) đang gặp khó khăn về vấn đề lương thực. Trong các ngày 01 và 03 /08/2021, Đoàn thanh niên – Hội sinh viên của Tro choi đánh bài đã “ra quân” đợt 2,3 - phân phát 60 phần quà gửi đến các bạn sinh viên của trường đang gặp khó khăn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. “Chúng tôi hy vọng những sẻ chia này cùng với hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức khác sẽ giúp các em đảm bảo sức khoẻ, an toàn vượt qua đợt dịch căng thẳng" – Thầy Nguyễn ĐÌnh Thái – Bí thư Đoàn Tro choi đánh bài chia sẻ Thay mặt cho toàn thể sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến quý nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và Công an phường Trảng Dài đã cùng đồng hành, chia sẻ với Nhà trường. PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtThực hiện nhiệm vụ năm học 2012- 2013 của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, sau hơn 1 tháng triển khai, công tác Hội giảng cấp khoa của khoa Công Nghệ Thực Phẩm đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Xem chi tiếtNhằm giúp cho cán bộ, giảng viên Khoa Thực phẩm - Môi trường và Điều dưỡng trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tiếp cận các mô hình nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học. Ngày 16/12 vừa qua, đoàn cán bộ gồm năm giảng viên
Xem chi tiếtSáng ngày 10/6/2017, tại hội trường Trung tâm Tích hợp, trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng phối hợp với Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác quốc tế (INTIC) đã tổ chức buổi hội thảo “An toàn, Sức khỏe và Môi trường sống”. Hội thảo nhằm mục đích báo cáo tổng hợp các vấn đề môi trường mà con người đang phải đối mặt, phân tích nguyên nhân và thiệt hại của những sự cố điển hình về an toàn, sức khỏe và môi trường sống, cũng như cách khắc phục, giải quyết; đồng thời định hướng tương lai cho sinh viên đang theo học các ngành: thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa. Sáng ngày 10/6/2017, tại hội trường Trung tâm Tích hợp, trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng phối hợp với Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác quốc tế (INTIC) đã tổ chức buổi hội thảo “An toàn, Sức khỏe và Môi trường sống”. Hội thảo nhằm mục đích báo cáo tổng hợp các vấn đề môi trường mà con người đang phải đối mặt, phân tích nguyên nhân và thiệt hại của những sự cố điển hình về an toàn, sức khỏe và môi trường sống, cũng như cách khắc phục, giải quyết; đồng thời định hướng tương lai cho sinh viên đang theo học các ngành: thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa. Viện đào tạo và nhân lực và hợp tác quốc tế tại TP.HCM Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác Quốc tế tại TP.HCM là một trong những Viện hàng đầu về đào tạo và tư vấn các kiến thức về Quản lý Chất lượng, các Hệ thống Tiêu chuẩn Quốc tế: ISO 9001, ISO14001, ISO 22000 & HACCP, OHSAS 18001, … Ngoài ra, Viện còn đào tạo các nghiệp vụ về Môi trường, Nghiệp vụ kinh tế, Kỹ năng quản lý, các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,… Biểu diễn văn nghệ chào mừng hội thảo của sinh viên khoa TP-MT&ĐD TS. Trần Đức Thuận - Phó Hiệu trưởng phát biểu tại buổi hội thảo Buổi hội thảo diễn ra với ba tham luận của ba chuyên viên đến từ INTIC, đặc biệt có ý nghĩa đối với tất cả các sinh viên đang theo học các ngành thực phẩm, hóa học, môi trường, sinh học, điều dưỡng và xét nghiệm y khoa tại khoa TP-MT& ĐD của trường ĐH Công nghệ Đồng Nai. Đầu tiên là tham luận về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm do thầy ThS. Đặng Thái Hoàng - Giám đốc Chi nhánh - Công ty TNHH TM DV Minh Nam (nguyên PGĐ Nhà máy - Công ty CP TP Kinh Đô Sài Gòn) trình bày. ThS.Đặng Thái Hoàng nhấn mạnh công cụ hữu hiệu và có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đó là HACCP và ISO 22000 : 2005. HACCP là cụm từ viết tắt “Hazard Analysis Critical Control Point”, có nghĩa là “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”; hay được hiểu là “Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu, trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. hệ thống này được xem là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. Và là phương pháp hiệu quả được sử dụng toàn cầu nhằm giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống nhận diện, ngăn ngừa những mối nguy thực phẩm và thỏa mãn những yêu cầu luật định. Hệ thống HACCP có khả năng kiểm soát và giảm thiểu được những rủi ro cho an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn chế biến, kể từ lúc bắt đầu là nguyên, vật liệu, cho đến những bước cuối cùng như đóng gói, lưu kho, bảo quản và phân phối sản phẩm. HACCP đã thực sự trở thành một hệ thống an toàn thực phẩm hoàn chỉnh cho các phương pháp kiểm tra truyền thống, vì HACCP chú trọng đến kiểm soát quá trình, chứ không chỉ đơn thuần là kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. ISO 22000:2005, là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Điểm khác biệt giữa ISO 22000:2005 và HACCP là ISO 22000:2005 qui định thêm các yêu cầu về Hệ thống quản lý với cấu trúc tương tự ISO 9001, điều này giúp tăng độ tương thích giữa ISO 22000 và ISO 9001 (ISO 22000 không phải là tích hợp của ISO 9001 và HACCP). ThS. Đặng Thái Hoàng - Giám đốc Chi nhánh - Công ty TNHH TM DV Minh Nam Tham luận thứ 2 do KS Tạ Văn Vời - giảng viên Viện INTIC trình bày, trong tham luận, KS Vời đã nêu ra những con số thống kê các vụ tai nạn lao động, cũng như nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Ông nhấn mạnh: để hạn chế được các tai nạn thì công cụ hữu hiệu là áp dụng OHSAS 18001:2007 (Tiêu chuẩn về Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp). Tiêu chuẩn OHSAS 18001:20007 đưa ra những yêu cầu như một khuôn khổ cho một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp cho một tổ chức. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho mục đích đánh giá chứng nhận phù hợp và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho một Hệ thống Quản lý An toàn Sức khỏe Nghề nghiệp. KS. Tạ Văn Vời trình bày tham luận Tham luận cuối cùng do ThS.Trương Văn Cương - Phó Trưởng Khoa - Phụ Trách Khoa HSE (INTIC), trình bày về hiện trạng môi trường và giải pháp. Thạc sĩ nhấn mạnh 3 nguyên nhân làm thay đổi môi trường sống bao gồm: Gia tăng dân số , Tăng dân số thuộc tầng lớp trung lưu và Đô thị hóa; đồng thời chúng ta đang phải đối mặt với 3 vấn đề phổ biến đó là sự nóng lên của Trái Đất, sự ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa. ThS chia sẻ, để tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung giải quyết triệt để những vấn đề cấp bách hiện nay. Đặc biệt, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, đất nước ta đang có những áp lực to lớn về ô nhiễm môi trường, đang có rất nhiều công cụ kiểm soát ô nhiễm trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó Hệ Thống Quản lý Môi trường ISO 14001:2015 đang là công cụ rất phổ biến trên thế giới. Khi áp dụng công cụ này, doanh nghiệp có thể phát triển, tăng gia sản xuất, nhưng vẫn có thể bảo vệ môi trường; mang lại những lợi ích về kinh tế, xã hội, đặc biệt là về hình ảnh công ty. Với những lợi ích mà công cụ này mang lại, nếu nó được sử dụng rộng rãi trong tất cả các doanh nghiệp thì vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ được cải thiện đáng kể. Và các bạn sinh viên môi trường sẽ là cầu nối mang hệ thống ISO 14001:2015 đến các doanh nghiệp để hướng tới nền kinh tế bền vững - thân thiện với môi trường. Buổi hội thảo đã đem đến cho giảng viên và sinh viên khoa Thực phẩm - Môi trường & Điều dưỡng nhiều kiến thức bổ ích và xác định được các công cụ hữu hiệu trong quản lý nhằm đem đến sự an toàn và sức khỏe cũng như một môi trường sống lành mạnh thân thiện. Sinh viên khoa TP-MT&ĐD được viện trưởng Nguyễn Doãn Tuấn(bìa phải) và viện phó (bìa trái) viện INTIC trao các suất học đào tào các chứng chỉ HACCP, OHSAS 18001 Viện trưởng viện INTIC (bìa phải) tặng hoa cho lãnh đạo trường và lãnh đạo Khoa Lãnh đạo Viện tặng quà cho lãnh đạo Khoa Thầy cô khoa TP-MT&ĐD chụp hình kỉ niệm với Viện INTIC và sinh viên của Khoa Trần Thị Hà – Giảng viên Khoa TP-MT-ĐD
Xem chi tiếtNhằm thực hiện theo đề án đổi mới của Tro choi đánh bài , đồng thời áp dụng phương pháp giảng dạy mới cho sinh viên, ngày 19.03.2017, Phòng Quan hệ Doanh nghiệp và Đào tạo Kỹ năng phối hợp cùng giảng viên Khoa Thực phẩm, Môi trường, Điều dưỡng đã tổ chức chuyến tham quan cho sinh viên lớp 16DMT1 đi thực tế tại Rừng Trị An-Chiến khu D và hồ Trị An. Điểm dừng chân tập trung đầu tiên của đoàn đó rừng Trị An-Chiến khu D, tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Tại đây, các bạn sinh viên đã được các anh chị hướng dẫn viên của Khu bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa tỉnh Đồng Nai, giới thiệu về con đường hoa 27 km; được chia sẻ những kiến thức về vai trò của tài nguyên rừng đối với con người và môi trường, về các loại hệ thực vật và động vật đặc trưng tại đây như cây tung, cây xăng ớt, cây dầu…. Các bạn sinh viên được trải nghiệm cảm giác đi bộ băng rừng 10km, hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên, cảm nhận được không khí trong lành của khu bảo tồn thiên nhiên. Xuất phát tại DNTU Trải nghiệm cảm giác đi bộ 10 km xuyên rừng Cùng tìm hiểu các loại thực vật phong phú trong rừng Rời Rừng Trị An-Chiến khu D, các bạn sinh viên DNTU cùng lên tàu để di chuyển qua Đảo Ó trên hồ Trị An. Từng lớp sóng mơn man, những hòn đảo lớn nhỏ hiện ra rồi mất hút sau đuôi tàu. Với diện tích mặt nước là 323 km2, hồ thủy điện Trị An có vai trò chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An và góp phần điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Lên tàu ra Đảo Ó Đảo Ó là một trong gần 40 hòn đảo lớn nhỏ của hồ Trị An. Đảo được ví như viên ngọc xanh với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp và nét bình yên giữa lòng hồ Trị An. Hiện nay, Đảo Ó đang được Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO đầu tư, tôn tạo các hạng mục cần thiết để phục vụ khách du lịch tốt hơn. Một góc Đảo Ó Chuyến tham quan kết thúc khi chiều muộn. Các bạn sinh viên đã có được một chuyến đi thực tế vô cùng ý nghĩa. Những thông tin và kiến thức có được sẽ làm dày thêm hành trang của họ trong tương lai. Tin rằng, các bạn sẽ có được những ý tưởng, giải pháp để bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường. danh sách nhận thấy chuyến đi cũng giúp sinh viên lớp 16DMT1- sinh viên năm thứ nhất ngành môi trường, có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành học của bản thân, giúp các em nâng cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau và làm việc nhóm. Ngô Tuyết Lan (Phòng Truyền thông)
Xem chi tiếtNhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng nghiên cứu khoa học và năng lực viết bài viết khoa học định hướng công bố trên các tạp chí quốc tế cho đội ngũ giảng viên Nhà trường, chiều 05/12/2022, tại Hội trường Trung tâm tích hợp - Viện nghiên cứu và Ứng dụng khoa học công nghệ đã tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng với chủ đề "Kỹ năng công bố công trình nghiên cứu khoa học trên tạp chí có uy tín". TS. Đặng Kim Triết – Viện trưởng Viện NC&UDKHCN phát biểu khai giảng khóa bồi dưỡng Tham dự buổi khai giảng gồm có: Về phía Tro choi đánh bài : TS. Đặng Kim Triết – Viện trưởng Viện NC&UDKHCN ThS. Đồng Thị Thanh Thoan – Viện phó Viện NC&UDKHCN ThS. Võ Thị Diễm Kiều – Nhân viên Viện NC&UDKHCN Giảng viên các Khoa chuyên ngành tham gia khóa bồi dưỡng Về phía báo cáo viên: PGS. TS. Võ Đình Bảy, PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng phụ trách Khoa Công nghệ PGS. TS Phạm Vũ Phi Hổ phụ trách Khoa Kinh tế Quản trị và Khoa Ngoại ngữ Khóa bồi dưỡng hướng đến mục đích hỗ trợ giảng viên tìm kiếm tài liệu nghiên cứu, kết nối các mạng lưới học giả và các nguồn lực học thuật có uy tín trên thế giới, cách thức phản biện, nâng cao chất lượng các bài viết là công trình nghiên cứu khoa học hiện có của giảng viên theo chuẩn Scopus, ISI, rèn luyện các kỹ năng quan trọng trong chuyển ngữ các bài viết và kết nối, giới thiệu các tạp chí quốc tế có uy tín nằm trong phạm vi chuyên ngành của từng nhóm giảng viên. Tham dự khóa bồi dưỡng, báo cáo viên GS,TS. Võ Đình Bảy cho rằng viết bài báo nghiên cứu khoa học là hoạt động đi tìm cái mới. Để có một bài báo nghiên cứu khoa học hay phải đảm bảo được những yêu cầu cơ bản: nghiên cứu các lĩnh vực mới, đối tượng nghiên cứu mới, đa dạng...Chia sẻ với người học những kinh nghiệm để có bài báo nghiên cứu khoa học và được đăng trên tạp chí uy tín, ông nêu rõ, người viết cần có định hướng nghiên cứu rõ ràng, phương pháp nghiên cứu mới mẻ, theo chuẩn mực, có ý nghĩa đóng góp thiết thực cho hoạt động nghiên cứu về mặt khoa học; có trích dẫn đầy đủ, trình bày đúng theo chuẩn khoa học và phải có kiến thức nhất định về ngoại ngữ… Báo cáo viên PGS.TS. Võ Đình Bảy chia sẻ kỹ năng công bố công trình nghiên cứu khoa học Trong phần giao lưu, PGS.TS. Võ Đình Bảy cũng đã có trao đổi, giải đáp một số câu hỏi, thắc mắc của giảng viên Nhà trường xoay quanh các kỹ năng viết và công bố các công trình nghiên cứu trên tạp chí uy tín. Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 02 đợt: - Đợt 1: Từ ngày 05/12/2022 đến ngày 11/12/2022 dành cho giảng viên Khoa Công nghệ - Đợt 2: Từ ngày 15/12/2022 đến ngày 21/12/2022 dành cho giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị và Khoa Ngoại ngữ Chụp hình lưu niệm buổi khai giảng PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtVào ngày 13/8/2021, Tro choi đánh bài (DNTU) đã có buổi họp với Sở KHCN tỉnh Đồng Nai về việc trao đổi công tác phối hợp với các hoạt động Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh. Buổi họp diễn ra trực tuyến với sự tham dự của các đại biểu 2 đơn vị. + Về phía Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Đồng Nai: TS. Lại Thế Thông: Giám đốc Sở KHCN tỉnh Đồng Nai; Huỳnh Minh Hậu: Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Đồng Nai; Đoàn Tấn Đạt: Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Đồng Nai; Nguyễn Ngọc Phương: Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Đồng Nai; Lâm Sơn Hà: Chánh Thanh tra Sở; Trần Thị Hồng Nga: Chánh văn phòng Sở; Trần Thị Huỳnh Hương: Trưởng phòng Phòng Quản lý khoa học; Lê Xuân Trường: Trưởng phòng Phòng quản lý chuyên ngành; Nguyễn Thị Thảo Nguyên: Chi cục trưởng Chi cục tiêu chuẩn – đo lường –chất lượng; Nguyễn Văn Viện: Giám đốc Trung tâm khoa học và công nghệ; Nguyễn Hồng Phúc: Phó Giám đốc Trung tâm phát triển phần mềm; Phạm Long: Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học. + Về phía DNTU: TS. Trần Đức Thuận – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Đặng Kim Triết – Viện trưởng viênh IRAST. Cùng các lãnh đạo Phòng, Ban, Trung tâm và Khoa. Đại diện Ban giám hiệu DNTU, TS. Trần Đức Thuận cho biết: “DNTU rất vui mừng khi được sự quan tâm từ Sở KHCN tỉnh Đồng Nai, mục tiêu tiếp đến của chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển, chuyển giao công nghệ, áp dụng vào chương trình đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho khoa học của DNTU nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Trong những năm qua, DNTU đã khẳng định giá trị tri thức của Nhà trường qua việc nhận được các giải thưởng về nghiên cứu khoa học của tỉnh nhà…Trong buổi họp ngày hôm nay chúng tôi cũng mong muốn tăng cường thêm sự phối hợp chặt chẽ, phối hợp các dự án cấp tỉnh, các chính sách, ưu đãi nhằm nâng cao tinh thần tham gia các dự án của Sở và tỉnh nhà”. Đại diên các phòng ban của Sở KHCN tỉnh Đồng Nai chia sẻ về các công việc sẽ triển khai như: quan tâm công tác nghiên cứu đào tạo, thành lập các CSDL về các nhà khoa học và chuyên gia trên địa bàn tỉnh, thành lập các Hội đồng khoa học có sự tham dự của các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy các trường Đại học, kết nối đẩy mạnh tính thực tế các nghiên cứu khoa học đến với đời sống KT – XH của tỉnh. Về phía nhà trường cũng lắng nghe các chia sẻ từ các lãnh đạo của Sở và giao nhiệm vụ cho viện IRATS tiếp tục thực hiện…TS. Đặng Kim Triết chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện, cũng như là thúc đẩy mạnh thêm các nghiên cứu khoa học của nhà trường, đẩy mạnh tiến gần với thực tế để vận dung trong thời đại số hiện nay.” ThS. Trần Thị Hà chia sẻ: “Hiện nay, tôi cũng đang thực hiện bước đầu cho kế hoạch thực hiện khởi nghiệp và nghiên cứu khoa học trong nhà trường, vận dụng các mối quan hệ, các chuyên gia để hỗ trợ cho sinh viên DNTU thực hiên, qua đây cũng mong muốn Sở KHCN tỉnh Đồng Nai tiếp tục hỗ trợ nhà trường thực hiện các công tác trên.” Buổi họp diễn ra với tinh thần hỗ trợ và tìm ra các giải pháp để phát triển nghiên cứu khoa học tỉnh nhà. TS. Lại Thế Thông: Giám đốc Sở KHCN tỉnh Đồng Nai chia sẻ: “…Nhà trường hãy xây dựng các kế hoạch cụ thể, Sở sẽ họp và kết nối từng lĩnh vực với nhu cầu của Nhà trường, tiến đến việc nâng cao nghiên cứu khoa học của tỉnh Đồng Nai.” Các câu hỏi từ các Khoa chuyên ngành của Nhà trường đặt ra với những thắc mắc về việc tìm hướng mở cho các nghiên cứu khoa học “chạm” đến được thực tế…Hứa hẹn đến sẽ có rất nhiều đề tài và giải thưởng của DNTU được vinh danh ở lĩnh vực nghiên cứu khoa hoc. Một số hình ảnh buổi hợp PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtNgày 26/3 vừa qua, 50 sinh viên Khoa Thực phẩm, Môi trường và Điều dưỡng đã có chuyến tham quan tại Chiến khu D thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Xem chi tiết