Sau cuộc họp của Hội đồng điểm sàn, Bộ Giáo dục sẽ tổ chức họp báo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào Đại học.
Sáng 12/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp Hội đồng điểm sàn để đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học năm 2017. Đây sẽ là năm cuối cùng Bộ đưa ra điểm sàn chung cho các trường. Từ năm 2018, các Đại học tự quyết định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của mình.
So với năm trước, mùa thi THPT quốc gia 2017 phổ điểm và số lượng thí sinh đạt điểm 8 trở lên tăng. Có hơn 4.200 điểm 10 các môn, cao gấp gần 60 lần. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga từng khẳng định sau khi thi, điểm sàn sẽ "không thể đột ngột thay đổi so với năm trước".
Cùng với điểm sàn, Bộ Giáo dục công bố phổ điểm khối thi truyền thống và một số khối có đông thí sinh đăng ký dự thi. Đây sẽ là một trong những dữ liệu để thí sinh cân nhắc và quyết định điều chỉnh đăng ký xét tuyển đại học cho chính xác.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khuyên, nếu điểm thực tế không chênh lệch nhiều so với điểm dự kiến đã đăng ký xét tuyển đại học trước đây, thí sinh không nên điều chỉnh nguyện vọng. Bởi nguyên tắc xét tuyển năm nay là theo điểm chứ không theo thứ tự ưu tiên các nguyện vọng. Tức là nếu thí sinh A đăng ký nguyện vọng thứ 10 vào trường B nhưng điểm thi cao hơn thí sinh C đăng ký nguyện vọng 1 vào trường này, thì A sẽ trúng tuyển.
Nếu phổ điểm của tổ hợp 3 môn dịch chuyển nhiều so với năm trước, có thể điểm chuẩn vào ngành/trường nào đó có xét tổ hợp này thay đổi chừng đó điểm. Thí sinh nên bình tĩnh phân tích để đạt được nguyện vọng mình mong muốn nhất.
Kỳ thi 2017 cả nước có khoảng 860.000 thí sinh (giảm hơn 27.000 so với năm trước) dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm. Hơn 643.000 (75%) thí sinh thi để lấy kết quả xét tuyển đại học. Trong khi đó, chỉ tiêu của các trường đại học, cao đẳng sư phạm cả nước là hơn 392.000 (giảm 30.000 so với năm trước).
Mùa tuyển sinh năm 2015, 2016, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học của các khối đều là 15 điểm. Đây là tổng điểm 3 môn không nhân hệ số dành cho thí sinh khu vực 3 và nhóm không ưu tiên. Mức này được xác định dựa trên phổ điểm của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, đặc điểm vùng miền... Điểm sàn đảm bảo trung bình mỗi môn thi phải được 5 điểm và đủ nguồn tuyển cho các trường.
Nguồn: Báo vnexpress.net
Sáng nay, 12-7, Bộ GD-ĐT đã công bố ngưỡng điểm tối thiểu để xét tuyển ĐH năm 2017. Theo đó, điểm sàn xét tuyển đại học năm 2017 là 15,5 điểm tất cả các tổ hợp. So năm ngoái điểm sàn tăng 0,5 điểm. Thí sinh dự thi tổ hợp môn khoa học tự nhiên kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại điểm thi trường THCS Mạch Kiếm Hùng, Q.5, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG Ngưỡng điểm trên là tổng điểm 3 môn thi THPT quốc gia năm 2017, không nhân hệ số, chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Một số trường xét tuyển bằng các tổ hợp môn thi khác sẽ được Hội đồng đưa ra nguyên tắc chung để thực hiện. Sau khi có điểm sàn do Bộ GD-ĐT công bố, các trường đại học đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển. Các thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng xét tuyển trên hồ sơ xét tuyển từ ngày 15-7. Ngày 1-8, các trường ĐH sẽ công bố danh sách trúng tuyển. Năm 2016, điểm sàn xét tuyển ĐH áp dụng chung cho tất cả các khối A,A1,B,C,D là 15. Theo đó Tro choi đánh bài dự kiến công bố điểm chuẩn bằng với điểm sàn xét tuyển Đại học 2017: 15,5 điểm Nguồn: //tuyensinh.tuoitre.vn/tin/20170712/nguong-diem-xet-tuyen-dai-hoc-2017-155-diem/1350505.html
Xem chi tiết(ĐN) - Ngày 18-8, Trường đại học công nghệ Đồng Nai đã tổ chức lễ đón nhận Giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của Đại học quốc gia Hà Nội cấp. TS.Đặng Thị Thu Hiền, Phó giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cho Ban giám hiệu Trường đại học công nghệ Đồng Nai TS.Đặng Thị Thu Hiền, Phó giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cho Ban giám hiệu Trường đại học công nghệ Đồng Nai Theo TS.Đặng Thị Thu Hiền, Phó giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, qua nghiên cứu, đánh giá, kiểm chứng và kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và phỏng vấn hàng trăm sinh viên, giảng viên tại trường và các doanh nghiệp liên quan..., Hội đồng kiểm định chất lượng của Trung tâm đã tiến hành bỏ phiếu thông qua kết quả kiểm định với tỷ lệ đạt 83,6%. Như vậy, Trường đại học công nghệ Đồng Nai là trường thứ 42 do Trung tâm tiến hành kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng. Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp đã chúc mừng tập thể Trường đại học công nghệ Đồng Nai. Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, so với cách đây 7 năm, khi còn là trường cao đẳng, thì Trường đại học công nghệ Đồng Nai ngày nay đã có những bước phát triển ấn tượng và trở thành địa chỉ đào tạo uy tín của tỉnh. Nhà trường cần xem đây là động lực để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, nhằm tiếp tục khẳng định là một trường đại học có uy tín trên cả nước và vươn ra tầm quốc tế. TS. Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học công nghệ Đồng Nai cho biết, cách đây 3 tuần, nhà trường đã hoàn thành tuyển sinh năm 2018, trong đó có nhiều sinh viên ở các tỉnh xa như: Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Yên đã đến nhập học. Cũng theo TS.Phan Ngọc Sơn, sau khi đạt giấy chứng nhận đạt chuẩn chất lượng, trong 5 năm tới (2018 - 2023), nhà trường sẽ tiếp tục đổi mới công nghệ đào tạo tạo để hoàn thiện các khuyến nghị mà Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra. Nguồn: //www.baodongnai.com.vn/tintuc/201808/truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-dat-chuan-chat-luong-giao-duc-2907241/ Tin và ảnh: Công Nghĩa - baodongnai.com.vn
Xem chi tiếtChiều 3/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố đề thi minh họa 9 môn trong kỳ thi THPT quốc gia 2020. Đề thi tham khảo dựa trên chương trình đã tinh giản mà Bộ GDĐT đã công bố. Qua đó nhằm làm định hướng cho các nhà trường tổ chức dạy học, ôn tập. Đề thi THPT quốc gia năm 2020 chính thức cũng sẽ được xây dựng căn cứ trên chương trình tinh giản. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) cho hay: "Mặc dù chương trình đã được tinh giản, nhưng điều kiện triển khai dạy học ở các địa phương có sự khác nhau. Do đó chúng tôi cũng đã tính toán để làm sao xây dựng đề thi tham khảo một mặt phù hợp với nội dung tinh giản, mặt khác cũng phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 với tất cả các địa phương. Đề thi sẽ đảm bảo không làm khó, không gây sốc với học sinh, giáo viên trong cả nước". Đề tham khảo trong kỳ thi THPT Quốc gia 2020: Toán Ngữ Văn Vật lí Hóa học Sinh học Lịch sử Địa lí GDCD Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Đức Tiếng Nga Tiếng Nhật Tiếng Trung Nguồn: vietnamnet.vn
Xem chi tiếtNgày 01/3, Bộ Giáo dục và đào tạo công bố đề thi tham khảo nhằm định hướng ôn tập cho học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 Đề thi tham khảo của 9 môn thi (nằm trong 5 bài thi tốt nghiệp THPT) gồm toán, ngữ văn, các môn ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Đề thi tham khảo sẽ giúp học sinh nắm được cấu trúc đề thi theo ma trận đã được Bộ Giáo dục và đào tạo xây dựng theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đây là đề thi nhằm mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng dạy học ở bậc THPT nên bám sát kiến thức cơ bản trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, nhưng vẫn có phần phân hóa nằm ở nhóm câu hỏi ở mức vận dụng, vận dụng cao, chiếm 10 - 15% tổng nội dung đề thi. Xem đề thi tham khảo môn Toán tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Vật lí tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Hóa học tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Sinh học tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Ngữ văn tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Lịch sử tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Địa lí tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Giáo dục công dân tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Anh tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Nga tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Pháp tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Trung tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Đức tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Nhật tại đây. Xem đề thi tham khảo môn Tiếng Hàn tại đây.
Xem chi tiếtTS.Phan Ngọc Sơn là một trong những người đầu tiên phát triển hệ thống trường tư thục tại TP.Biên Hòa cách đây 20 năm với thương hiệu Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến tại phường Thống Nhất (TP.Biên Hòa). Ông còn sáng lập trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai tại phường Trảng Dài, tiền thân của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai ngày nay. 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đối với TS.Phan Ngọc Sơn là một chặng đường đầy chông gai thử thách. Ông chia sẻ, nếu chỉ nghĩ tới lợi nhuận thì không làm được giáo dục, và nếu không có khát vọng, thậm chí là không có chút liều lĩnh thì sẽ khó chạm đến thành công. * Muốn thành công phải… liều Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai là một trường đại học ứng dụng. Do đó, chúng tôi đã xác định từ nay tới năm 2020 trường sẽ tạo đột phá trong đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ giảng dạy, thực hành. Cập nhật những chương trình giảng dạy hiện đại đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chúng tôi quan tâm tới đội ngũ giảng viên có tầm nhìn phát triển, có trình độ cao, và làm cho họ có đời sống kinh tế tốt để yên tâm giảng dạy. Trường sẽ có đội ngũ giảng viên nước ngoài, trước mắt là tổ giáo viên cơ hữu ở môn tiếng Anh. Và chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp theo mô hình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Những ngày đầu tiên của ông khi bước vào lĩnh vực giáo dục ra sao? -Thời điểm năm 1997, TP.Biên Hòa rất thiếu trường lớp do dân số cơ học tăng quá nhanh. Rất nhiều học sinh theo cha mẹ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Đồng Nai, muốn đi học nhưng trường công lại không đủ. Tỉnh kêu gọi, khuyến khích phát triển các trường tư thục, tôi đã chọn địa điểm phường Thống Nhất để mở Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến. Trường nhanh chóng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, và có thể nói đó là ngôi trường tư thục rất thành công. Chỉ tính riêng học sinh bậc THPT của trường, có thời điểm lên tới 2 ngàn em. Ông có thấy tiếc nuối gì khi không tiếp tục đầu tư lớn hơn cho Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Khuyến mà lại chuyển sang đầu tư trường cao đẳng, đại học như hiện tại? - Có thể nói, Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến là thành công đầu tiên của tôi trong 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Tôi tự hào vì trường này từng có quy mô và chất lượng giáo dục chỉ sau một số trường THPT công lập có truyền thống lâu đời của Biên Hòa. Tuy nhiên, tôi muốn có một con đường đi khác biệt hơn và khó hơn để thử sức mình. Tôi không thấy tiếc vì sau này Biên Hòa đã có những ngôi trường tư thục quy mô lớn hơn nhiều. Mình không làm có người khác làm, điều đó tốt cho xã hội. Tại sao ông lại quyết định mở trường cao đẳng rồi lên thành đại học? - Cách đây 15-20 năm, Đồng Nai phát triển công nghiệp mạnh, rất thiếu lao động kỹ thuật lẫn các ngành nghề khác. Đó là điều thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư sang một con đường mới: thành lập trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Đồng Nai. Và năm 2010, tôi đã nâng cấp lên thành trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Đầu tư giáo dục cao đẳng, đại học khác biệt rất nhiều so với giáo dục phổ thông. Ông biết điều đó và vẫn muốn dấn thân? - Tôi biết rất rõ điều đó, và tôi rất thận trọng trong từng bước đi khi thành lập trường. Khi tôi làm cũng có vài luồng ý kiến cảnh báo lẫn khuyên răn tôi nên cân nhắc. Khi trình đề án thành lập trường cao đẳng lên Bộ GD-ĐT thì lúc đó Thứ trưởng Bành Tiến Long khuyên tôi nên suy nghĩ lại, vì tôi đang phát triển rất tốt lĩnh vực giáo dục phổ thông. Nếu tôi tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục phổ thông sẽ thành công lớn lại ít vất vả hơn. Có ý kiến lại e ngại là trường cao đẳng tôi thành lập tại phường Trảng Dài vị trí bất lợi, dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi. Nhưng tôi tin là vừa làm vừa tìm hiểu, có thêm chút “liều” sẽ thành công. Đó là một thách thức vô cùng lớn nhưng cũng là cơ hội vàng để thử sức mình. Mở một trường đào tạo các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ thường tốn kém hơn nhiều so với một trường chỉ đào tạo các ngành xã hội hay kinh tế. Vì sao ông không đi theo hướng dễ? - Nhiều người khuyên tôi chỉ nên mở trường với các ngành đào tạo là xã hội, ngoại ngữ, kinh tế… vì các ngành xã hội, ngoại ngữ hay kinh tế chỉ cần xây trường, tuyển giảng viên vào dạy là xong, lợi nhuận lớn, đỡ phải đau đầu so với các ngành kỹ thuật công nghệ. Nhưng mong ước của tôi là đào tạo lao động kỹ thuật - công nghệ chất lượng cao cho doanh nghiệp nên tôi vẫn kiên định với quyết định ban đầu của mình. Gia đình tôi có bao nhiêu tiền, gần như tôi “vét sạch” để đầu tư, thiếu tiền thì tôi đi vay. Mơ ước có một ngôi trường đại học ra đại học, đào tạo sinh viên nào ra sinh viên nấy, được doanh nghiệp đón nhận đã thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư hơn những gì mình có. Sự lựa chọn của tôi đến giờ đã được chứng minh là đúng đắn. 12 năm bước chân vào lĩnh vực giáo dục cao đẳng, đại học, ông đã làm được gì trong những điều ông mơ ước? - Tôi đã làm được rất nhiều điều nhưng tôi không cho phép mình được tự mãn. Tôi đã xây được một ngôi trường đại học với quy mô lớn, kiến trúc hiện đại, thân thiện bậc nhất ở Đồng Nai. Tôi đã có thư viện và tòa nhà tích hợp được đầu tư theo hướng “đi tắt đón đầu” rất hiện đại, tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật. Sinh viên có thể thỏa sức nghiên cứu với hàng ngàn đầu sách, có được điều kiện tốt nhất để nghiên cứu khoa học, thực hành công nghệ. Tôi đã xây dựng thành công “văn hóa” Tro choi đánh bài . Trường đã xây dựng mối quan hệ với hàng trăm doanh nghiệp, các trường đại học quốc tế uy tín. Từ những gì đã làm được, chất lượng sinh viên và tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt kết quả ngày một cao hơn. Ông đã từng chia sẻ về một ngôi trường đại học phi lợi nhuận. Điều đó sẽ trở thành hiện thực? - Tôi luôn trăn trở và phấn đấu cho tới cuối đời mình để lại được gì cho đời. Tôi tin tưởng rằng tôi sẽ để lại cho đời một ngôi trường đại học hiện đại và chất lượng ngang tầm với nhiều nước trong khu vực. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư để trường hiện đại hơn nữa, tạo ra cho xã hội nhiều công trình khoa học có tính ứng dụng cao, sinh viên bỏ tiền ra đóng học phí sẽ nhận lại được những giá trị gia tăng còn hơn thế, tạo lập được một tương lai vững chắc. Có thông tin ông muốn bán trường cho một đơn vị khác? - Tôi không bao giờ bán trường này cho ai cả, vì đó là công trình của cuộc đời tôi, là của giảng viên và sinh viên. Tôi chỉ tìm những nhà đầu tư có tiềm năng và trình độ quản trị tiên tiến để góp sức cho ngôi trường này có thể phát triển nhanh, mạnh hơn nữa. Đã có những nhà đầu tư muốn đầu tư tiền tỷ vào trường này vì nhìn thấy tiềm năng, nhưng họ chưa đủ tầm và chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Do đó, tôi không thể tiếp nhận họ. * Phải liên tục đổi mới Giáo dục đại học, đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập đang gặp rất khó khăn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng là một thách thức trong lĩnh vực đào tạo. Ông có hướng đi riêng nào cho trường của mình? - Đúng là giáo dục đại học đang có quá nhiều khó khăn, nhưng trong khó khăn tôi vẫn nhìn thấy cơ hội. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ, đặc biệt là sang học hỏi các trường đại học quốc tế giàu kinh nghiệm về phát triển. Chúng tôi không ngại chi kinh phí lớn để mời các nhà quản trị đại học có kinh nghiệm của Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… sang tư vấn chiến lược phát triển cho trường. Chúng tôi đã mạnh dạn cắt bỏ nhiều tín chỉ không thực sự cần thiết, đây là điều mà nhiều trường chưa dám làm. Sinh viên được học nội dung trọng tâm, tăng cường thực hành và nghiên cứu khoa học, đặc biệt 2 vấn đề là ngoại ngữ; kỹ năng mềm, học và làm việc theo nhóm. Trường sẽ đi đầu trong công nghệ giảng dạy trực tuyến, trong đó khoa cơ bản sẽ tiên phong trong công nghệ này. Sinh viên có thể học chính trị, toán, lý thuyết... bằng hình thức trực tuyến. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký học tự chọn nhiều môn học phù hợp. Trường của ông sẽ thực hiện sứ mệnh gì và có tầm nhìn như thế nào trong tương lai? - Tro choi đánh bài sẽ thực hiện sứ mệnh là trường đại học ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tầm nhìn của chúng tôi tới năm 2030 sẽ trở thành trường đại học ứng dụng tiên tiến trong và ngoài khu vực với môi trường giáo dục hiện đại. Người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng được với nền kinh tế toàn cầu. Xin cảm ơn ông! Nguồn://www.baodongnai.com.vn/phongvan/201706/ts-phan-ngoc-son-hieu-truong-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-neu-chi-nghi-toi-loi-nhuan-thi-khong-lam-duoc-giao-duc-2817920/index.htm#.WUP3j7q1nfo.facebook Công Nghĩa (baodongnai.com.vn)
Xem chi tiếtTS.Phan Ngọc Sơn là một trong những người đầu tiên phát triển hệ thống trường tư thục tại TP.Biên Hòa cách đây 20 năm với thương hiệu Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến tại phường Thống Nhất (TP.Biên Hòa). Ông còn sáng lập Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai tại phường Trảng Dài, tiền thân của Trường đại học công nghệ Đồng Nai ngày nay. 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đối với TS.Phan Ngọc Sơn là một chặng đường đầy chông gai thử thách. Ông chia sẻ, nếu chỉ nghĩ tới lợi nhuận thì không làm được giáo dục, và nếu không có khát vọng, thậm chí là không có chút liều lĩnh thì sẽ khó chạm đến thành công. * Muốn thành công phải… liều Trường đại học công nghệ Đồng Nai là một trường đại học ứng dụng. Do đó, chúng tôi đã xác định từ nay tới năm 2020 trường sẽ tạo đột phá trong đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ giảng dạy, thực hành. Cập nhật những chương trình giảng dạy hiện đại đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chúng tôi quan tâm tới đội ngũ giảng viên có tầm nhìn phát triển, có trình độ cao, và làm cho họ có đời sống kinh tế tốt để yên tâm giảng dạy. Trường sẽ có đội ngũ giảng viên nước ngoài, trước mắt là tổ giáo viên cơ hữu ở môn tiếng Anh. Và chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với doanh nghiệp theo mô hình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Những ngày đầu tiên của ông khi bước vào lĩnh vực giáo dục ra sao? - Thời điểm năm 1997, TP.Biên Hòa rất thiếu trường lớp do dân số cơ học tăng quá nhanh. Rất nhiều học sinh theo cha mẹ từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào Đồng Nai, muốn đi học nhưng trường công lại không đủ. Tỉnh kêu gọi, khuyến khích phát triển các trường tư thục, tôi đã chọn địa điểm phường Thống Nhất để mở Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến. Trường nhanh chóng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, và có thể nói đó là ngôi trường tư thục rất thành công. Chỉ tính riêng học sinh bậc THPT của trường, có thời điểm lên tới 2 ngàn em. Ông có thấy tiếc nuối gì khi không tiếp tục đầu tư lớn hơn cho Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Khuyến mà lại chuyển sang đầu tư trường cao đẳng, đại học như hiện tại? - Có thể nói, Trường TH - THCS - THPT Nguyễn Khuyến là thành công đầu tiên của tôi trong 20 năm đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Tôi tự hào vì trường này từng có quy mô và chất lượng giáo dục chỉ sau một số trường THPT công lập có truyền thống lâu đời của Biên Hòa. Tuy nhiên, tôi muốn có một con đường đi khác biệt hơn và khó hơn để thử sức mình. Tôi không thấy tiếc vì sau này Biên Hòa đã có những ngôi trường tư thục quy mô lớn hơn nhiều. Mình không làm có người khác làm, điều đó tốt cho xã hội. Tại sao ông lại quyết định mở trường cao đẳng rồi lên thành đại học? - Cách đây 15-20 năm, Đồng Nai phát triển công nghiệp mạnh, rất thiếu lao động kỹ thuật lẫn các ngành nghề khác. Đó là điều thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư sang một con đường mới: thành lập Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai. Và năm 2010, tôi đã nâng cấp lên thành Trường đại học công nghệ Đồng Nai. Đầu tư giáo dục cao đẳng, đại học khác biệt rất nhiều so với giáo dục phổ thông. Ông biết điều đó và vẫn muốn dấn thân? - Tôi biết rất rõ điều đó, và tôi rất thận trọng trong từng bước đi khi thành lập trường. Khi tôi làm cũng có vài luồng ý kiến cảnh báo lẫn khuyên răn tôi nên cân nhắc. Khi trình đề án thành lập trường cao đẳng lên Bộ GD-ĐT thì lúc đó Thứ trưởng Bành Tiến Long khuyên tôi nên suy nghĩ lại, vì tôi đang phát triển rất tốt lĩnh vực giáo dục phổ thông. Nếu tôi tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực giáo dục phổ thông sẽ thành công lớn lại ít vất vả hơn. Có ý kiến lại e ngại là trường cao đẳng tôi thành lập tại phường Trảng Dài vị trí bất lợi, dân cư thưa thớt, giao thông không thuận lợi. Nhưng tôi tin là vừa làm vừa tìm hiểu, có thêm chút “liều” sẽ thành công. Đó là một thách thức vô cùng lớn nhưng cũng là cơ hội vàng để thử sức mình. Mở một trường đào tạo các ngành nghề kỹ thuật - công nghệ thường tốn kém hơn nhiều so với một trường chỉ đào tạo các ngành xã hội hay kinh tế. Vì sao ông không đi theo hướng dễ? - Nhiều người khuyên tôi chỉ nên mở trường với các ngành đào tạo là xã hội, ngoại ngữ, kinh tế… vì các ngành xã hội, ngoại ngữ hay kinh tế chỉ cần xây trường, tuyển giảng viên vào dạy là xong, lợi nhuận lớn, đỡ phải đau đầu so với các ngành kỹ thuật công nghệ. Nhưng mong ước của tôi là đào tạo lao động kỹ thuật - công nghệ chất lượng cao cho doanh nghiệp nên tôi vẫn kiên định với quyết định ban đầu của mình. Gia đình tôi có bao nhiêu tiền, gần như tôi “vét sạch” để đầu tư, thiếu tiền thì tôi đi vay. Mơ ước có một ngôi trường đại học ra đại học, đào tạo sinh viên nào ra sinh viên nấy, được doanh nghiệp đón nhận đã thôi thúc tôi quyết tâm đầu tư hơn những gì mình có. Sự lựa chọn của tôi đến giờ đã được chứng minh là đúng đắn. 12 năm bước chân vào lĩnh vực giáo dục cao đẳng, đại học, ông đã làm được gì trong những điều ông mơ ước? - Tôi đã làm được rất nhiều điều nhưng tôi không cho phép mình được tự mãn. Tôi đã xây được một ngôi trường đại học với quy mô lớn, kiến trúc hiện đại, thân thiện bậc nhất ở Đồng Nai. Tôi đã có thư viện và tòa nhà tích hợp được đầu tư theo hướng “đi tắt đón đầu” rất hiện đại, tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật. Sinh viên có thể thỏa sức nghiên cứu với hàng ngàn đầu sách, có được điều kiện tốt nhất để nghiên cứu khoa học, thực hành công nghệ. Tôi đã xây dựng thành công “văn hóa” Trường đại học công nghệ Đồng Nai. Trường đã xây dựng mối quan hệ với hàng trăm doanh nghiệp, các trường đại học quốc tế uy tín. Từ những gì đã làm được, chất lượng sinh viên và tỷ lệ sinh viên có việc làm đạt kết quả ngày một cao hơn. Ông đã từng chia sẻ về một ngôi trường đại học phi lợi nhuận. Điều đó sẽ trở thành hiện thực? - Tôi luôn trăn trở và phấn đấu cho tới cuối đời mình để lại được gì cho đời. Tôi tin tưởng rằng tôi sẽ để lại cho đời một ngôi trường đại học hiện đại và chất lượng ngang tầm với nhiều nước trong khu vực. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư để trường hiện đại hơn nữa, tạo ra cho xã hội nhiều công trình khoa học có tính ứng dụng cao, sinh viên bỏ tiền ra đóng học phí sẽ nhận lại được những giá trị gia tăng còn hơn thế, tạo lập được một tương lai vững chắc. Có thông tin ông muốn bán trường cho một đơn vị khác? - Tôi không bao giờ bán trường này cho ai cả, vì đó là công trình của cuộc đời tôi, là của giảng viên và sinh viên. Tôi chỉ tìm những nhà đầu tư có tiềm năng và trình độ quản trị tiên tiến để góp sức cho ngôi trường này có thể phát triển nhanh, mạnh hơn nữa. Đã có những nhà đầu tư muốn đầu tư tiền tỷ vào trường này vì nhìn thấy tiềm năng, nhưng họ chưa đủ tầm và chỉ quan tâm tới lợi nhuận. Do đó, tôi không thể tiếp nhận họ. * Phải liên tục đổi mới Giáo dục đại học, đặc biệt là các trường đại học ngoài công lập đang gặp rất khó khăn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng là một thách thức trong lĩnh vực đào tạo. Ông có hướng đi riêng nào cho trường của mình? - Đúng là giáo dục đại học đang có quá nhiều khó khăn, nhưng trong khó khăn tôi vẫn nhìn thấy cơ hội. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ, đặc biệt là sang học hỏi các trường đại học quốc tế giàu kinh nghiệm về phát triển. Chúng tôi không ngại chi kinh phí lớn để mời các nhà quản trị đại học có kinh nghiệm của Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… sang tư vấn chiến lược phát triển cho trường. Chúng tôi đã mạnh dạn cắt bỏ nhiều tín chỉ không thực sự cần thiết, đây là điều mà nhiều trường chưa dám làm. Sinh viên được học nội dung trọng tâm, tăng cường thực hành và nghiên cứu khoa học, đặc biệt 2 vấn đề là ngoại ngữ; kỹ năng mềm, học và làm việc theo nhóm. Trường sẽ đi đầu trong công nghệ giảng dạy trực tuyến, trong đó khoa cơ bản sẽ tiên phong trong công nghệ này. Sinh viên có thể học chính trị, toán, lý thuyết... bằng hình thức trực tuyến. Ngoài ra, sinh viên có thể đăng ký học tự chọn nhiều môn học phù hợp. Trường của ông sẽ thực hiện sứ mệnh gì và có tầm nhìn như thế nào trong tương lai? - Trường đại học công nghệ Đồng Nai sẽ thực hiện sứ mệnh là trường đại học ứng dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Tầm nhìn của chúng tôi tới năm 2030 sẽ trở thành trường đại học ứng dụng tiên tiến trong và ngoài khu vực với môi trường giáo dục hiện đại. Người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng được với nền kinh tế toàn cầu. Xin cảm ơn ông! //www.baodongnai.com.vn/phongvan/201706/ts-phan-ngoc-son-hieu-truong-truong-dai-hoc-cong-nghe-dong-nai-neu-chi-nghi-toi-loi-nhuan-thi-khong-lam-duoc-giao-duc-2817920/index.htm#.WUP3j7q1nfo.facebook Công Nghĩa (baodongnai.com.vn)
Xem chi tiếtSố liệu trong bài viết mới đây của The Economist, tạp chí kinh doanh nổi tiếng của nước Anh, cho thấy Việt Nam đang là một trong những quốc gia người dân chi cho giáo dục ngày một tăng cao. TS. Phan Ngọc Sơn phát biểu tại Hội nghị các trường ĐH ngoài công lập Tăng mạnh từ năm 2000 Theo số liệu do The Economist công bố, năm 2018, người dân chi trả cho giáo dục tại Việt Nam lên 9 tỉ USD, tăng mạnh tính từ năm 2000 đến nay. Theo số liệu này, Trung Quốc đâu tư 273 tỉ USD, Ấn Độ 68 tỉ USD. Trong khi đó, người dân ở Mỹ và các nước châu Âu đầu tư chi phí cho giáo dục trong những năm qua tăng không đáng kể. Theo báo cáo củaTập đoàn HSBC vào năm 2017, cha mẹ Việt Nam xem trọng tương lai giáo dục của con cái, thể hiện qua việc chi tiêu cho giáo dục chiếm gần phân nửa (47%) tổng chi tiêu của gia đình Có nhiều lý do thúc đẩy sự gia tăng này, theo tạp chí The Economist. Đó là do thu nhập của người dân tăng lên. Khi tỷ lệ sinh đang giảm, số tiền đầu tư cho mỗi đứa trẻ tăng cao, thậm chí nhanh hơn cả thu nhập. Ở Trung Quốc, chính sách một con dẫn đến việc trong nhiều gia đình, sáu người (bốn ông bà và hai cha mẹ) đều tập trung đầu tư vào việc giáo dục cho một đứa trẻ. Cơ hội việc làm cho những người ít học đang bị thu hẹp. Ngay cả các công việc tốt ở nhà máy cũng đòi hỏi phải có trình độ. Điều này khiến việc đi học của người trẻ ở các nước đang phát triển càng trở nên quan trọng. Ngoài ra công nghệ đang tạo ra nhu cầu về các kỹ năng mới mà khu vực tư nhân dường như cung cấp chất lượng tốt hơn.Công nghệ cũng mở ra những thị trường mới cho phép mọi người theo học bằng nhiều cách khác nhau, ở những thời điểm khác nhau. Cơ hội cho hệ thống trường tư phát triển Theo The Economist, trong 15 năm qua, số lượng người tham gia các trường tư tăng lên trên toàn cầu, từ 10-17% ở cấp tiểu học và từ 19-27% ở cấp trung học. Tốc độ này không cao ở những nước giàu so với các nước thu nhập thấp và trung bình. Theo đánh giá của tạp chí này, ở những quốc gia phát triển, vai trò của giáo dục tư nhân khá thấp. Chẳng hạn ở Haiti, khoảng 80% học sinh tiểu học theo học hệ thống trường tư trong khi ở Đức chỉ khoảng 5%. Ở châu Âu, chất lượng giáo dục công lập phổ thông nói chung khá cao vì vậy khu vực tư nhân có vai trò thấp. Tuy nhiên, khi lên đại học, các tổ chức tư nhân có một vai trò lớn ở cả Mỹ và ở Anh.. Ở châu Mỹ Latinh, nhà thờ có vai trò lớn trong việc đi học của người dân. Tuy nhiên do chất lượng giáo dục nhà nước cung cấp thấp trong khi nhu cầu giáo dục ĐH tăng nhanh nên khu vực tư nhân phát triển. Ở phần lớn các nước trong khu vực Nam Á và châu Phi do đói nghèo, di cư và gia tăng dân số khiến chính phủ không thể phủ giáo dục công ở khắp các tỉnh, thành ,vì vậy khu vực tư nhân phát triển nhanh. Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về chi phí người dân đầu tư vào giáo dục tại các nước Giống như châu Âu, một số nước châu Á có sự bao cấp của nhà nước về giáo dục chất lượng tốt. Nhưng khác với châu Âu, các nước này đồng thời có một hệ thống giáo dục tư nhân phát triển nhanh . Chẳng hạn như trường hợp của Việt Nam. The Economist nhận xét Việt Nam dù là quốc gia có thu nhập thấp nhưng có hệ thống trường công lập tốt và là một trong các quốc gia có hệ thống trường tư thục phát triển nhanh trên thế giới. Tất cả những phân tích trên khiến hiện nay giáo dục trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Nguồn Thanhnien.vn
Xem chi tiếtQuy chế tuyển sinh ĐH vừa được ban hành có 8 điểm mới so với quy chế trước đây. Về cơ bản quy chế có hiệu lực ngay từ năm nay. Một số điểm liên quan tới chính sách ưu tiên có hiệu lực từ năm 2023. Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng giáo dục mầm non. Về cơ bản, quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022 cơ bản được giữ ổn định. Ngoài điều chỉnh 2 nội dung liên quan tới chính sách ưu tiên trong xét tuyển đại học, thực hiện từ năm 2023 mà Báo Thanh Niên đã giới thiệu, quy chế còn có 6 điểm mới khác được thực hiện từ năm nay, gồm: Đăng ký trực tuyến Thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, cao đẳng sẽ thực hiện theo hình thức trực tuyến (trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT hoặc cổng dịch vụ công quốc gia), tạo điều kiện ứng dụng CNTT, thuận tiện cho thí sinh ở mọi nơi, mọi lúc. Được điều chỉnh thông tin trong suốt thời gian đăng ký Tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) ĐH của thí sinh (theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định. Cụ thể là từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có). Nhờ vậy, thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng ĐKXT. Việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt (thay vì 2 đợt như trước đây), thuận lợi cho thí sinh và cho các trường. Trong suốt thời gian Bộ GD-ĐT mở cổng đăng ký, thí sinh được thoải mái điều chỉnh thông tin chứ không bị giới hạn số lần như trước đây. Tất cả các phương thức xét tuyển đều được đưa lên hệ thống lọc ảo chung Tất cả các nguyện vọng ĐKXT (theo các ngành, theo các phương thức, các cơ sở đào tạo) của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước (nếu cần) và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD-ĐT và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo. Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau. Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ. Trường ĐH không được tùy tiện giảm chỉ tiêu với các phương thức cũ Đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường cần phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp này; đảm bảo phương thức, tổ hợp xét tuyển lựa chọn được thí sinh có năng lực để học tập, đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển. Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm; qua đó, tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh. Thí sinh không phải thực hiện các thủ tục hành chính rườm rà Với quy chế mới, các sở GD-ĐT phải chỉ đạo các trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển. Thí sinh sẽ không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập (giảm thủ tục cho các trường THPT), giảm thủ tục hành chính cho các thí sinh khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Các cơ sở đào tạo có sẵn kết quả học tập THPT để xét tuyển hoặc sử dụng để sơ tuyển mà không cần phải nhập từ học bạ của thí sinh, từ đó giúp tránh các sai sót, nhầm lẫn. Trường ĐH phải chủ động đưa ra phương án giải quyết các rủi ro Với quy chế mới, các trường ĐH phải đưa ra quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án. Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng mình, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD-ĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo. Quý Hiền PHÒNG TRUYỀN THÔNG đưa tin
Xem chi tiếtTro choi đánh bài TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN MÃ NGÀNH: 7810201 Thông tin chi tiết xem tại link sau: Đề án mở ngành Quản trị khách sạn Chuẩn đầu ra ngành Quản trị khách sạn Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Quản trị khách sạn
Xem chi tiết