Ngày 8/4/2023, sinh viên người Lào của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai tham dự Họp mặt đón Tết cổ truyền nước CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức cho sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tỉnh năm 2023
Tại chương trình, các vị đại biểu và lưu học sinh Lào đã cùng tham dự những nghi lễ truyền thống của Tết Bunpimay như: buộc chỉ cổ tay, té nước chúc may mắn trong năm mới và cùng hòa mình vào điệu múa Lăm Vông truyền thống.
Sinh viên Panyasak Khamkheuth – Sinh viên Lào, ngành CNTT tham dự Họp mặt đón Tết cổ truyền
Ngày hội cũng là dịp để nhà trường thăm hỏi, động viên các lưu học sinh khi phải ăn tết xa nhà; tạo điều kiện cho các lưu học sinh Lào đang học tập và rèn luyện tại trường đón tết Bunpimay vui vẻ, đầm ấm. Đây là hoạt động thường niên của Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nhằm tạo môi trường giao lưu giữa lưu học sinh Lào với sinh viên Việt Nam, qua đó vun đắp tình cảm hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các nước.
Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai luôn đặt lên hàng đầu vấn đề chăm sóc sinh viên đang theo học tại trường, không chỉ ở phương diện học tập mà về mặt đời sống, tình cảm của sinh viên cũng được Nhà trường quan tâm và chú trọng.
Giống như Tết Nguyên đán của Việt Nam, ở Lào và Campuchia cũng có ngày tết truyền thống. Tết Lào có tên gọi là Bunpimay, tết Campuchia có tên gọi là Chol Chnam Thmây, diễn ra từ 14.4 đến 16.4 hằng năm.
PHÒNG TRUYỀN THÔNG-HỢP TÁC QUỐC TẾ
Chương trình ngày hội văn hóa Hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia và Buổi họp mặt đón tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (Campuchia) năm 2022 đã được diễn ra vào ngày 09/04/2022 tại Trường Đại học Đồng Nai dưới sự phối hợp tổ chức của Sở Ngoại vụ và Hội sinh viên tỉnh Đồng Nai. Bà Nguyễn Thị Hoàng - Phó chủ tịch UBND tình Đồng Nai phát biểu tại chương trình Tro choi đánh bài (DNTU) là một trong những cơ sở giáo dục có đào tạo sinh viên quốc tế đến từ Lào và Campuchia tại tỉnh Đồng Nai. Vừa qua, vì dịch bệnh diễn biến phức tạp vì thế các bạn sinh viên không có cơ hội trở về quê nhà dịp Tết. Do đó, việc tham gia buổi gặp gỡ với sự góp mặt đặc biệt của Tổng Lãnh sự quán nước CHDCND Lào và Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho sinh viên Lào - Campuchia đón Tết cổ truyền xa nhà, hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa những sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho ba đất nước (Việt Nam - Lào - Campuchia) cùng phát triển. Một điểm chính của chương trình là nghi thức "Buộc chỉ cổ tay" được tiến hành ngay trên sân khâu. Nghi thức truyền thống này dùng để cầu may mắn, sức khỏe và hạnh phúc cho năm mới. Bạn Le Vann Ngang - sinh viên Campuchia năm 4 ngành CNTT, Tro choi đánh bài - chia sẻ cảm nghĩ khi được UBND Tỉnh Đồng Nai trao tặng quà Tết: “Mỗi năm được tỉnh Đồng Nai tổ chức đón Tết xa nhà như vậy trong lòng chúng em cảm thấy rất ấm áp ạ. Được có cơ hội gặp gỡ với ngài Tổng Lãnh sự quán và bạn bè đồng hương khiến cho chúng em càng thêm vững tin khi học tập và sinh sống ở Việt Nam. Chúng em xin cám ơn rất nhiều”. Bạn Le Vann Ngang - sinh viên Campuchia năm 4 ngành CNTT, Tro choi đánh bài Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được tham quan gian hàng ẩm thực, trò chơi dân gian và sân chơi âm nhạc "Vui tết cổ truyền Bunpimay - Chol Chnam Thmay". PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtSáng 8-4, tại Nhà khách 71, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật và chúc tết sinh viên Lào, Campuchia vui đón Tết cổ truyền của dân tộc. Đến dự có Tổng lãnh sư quán CHDCND Lào và Campuchia tại TP.Hồ Chí Minh và 190 sinh viên Lào, Campuchia đang theo học tại 9 trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp tặng quà cho Tổng lãnh sự quán 2 nước Lào, Campuchia. Đến dự và phát biểu tại buổi họp mặt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp cho biết: để thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia, chia sẻ tình cảm với các em sinh viên xa nhà, những năm qua, tỉnh Đồng Nai đã đều đặn tổ chức vui đón Tết Bunimay của Lào và Chol Chnam Tmay của Campuchia cho các em sinh viên. thông qua những tiết mục văn nghệ, các nghi thức trong buổi lễ như buộc chỉ cổ tay, người Việt Nam hiểu rõ hơn về văn hóa của hai nước bạn. Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tính đến nay, Đồng Nai đã hỗ trợ đào tạo 204 suất học bổng cho sinh viên tỉnh Champasak (Lào), trong đó có 44 em đã tốt nghiệp, còn 160 em đang tiếp tục theo học. Riêng doanh nghiệp Tín Nghĩa hỗ trợ đào tạo 40 suất học bổng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ học bỗng cho 31 sinh viên người Campuchia gốc Việt, trong đó có 6 em đã tốt nghiệp về nước làm việc. Tỉnh Đồng Nai hy vọng, những kiến thức học được ở Việt Nam sẽ được các em sinh viên Lào, Campuchia sử dụng để xây dựng, phát triển đất nước mình. Tại buổi họp mặt, sinh viên các trường thực hiện nghi thức buộc chỉ cổ tay kèm những lời chúc may mắn trong dịp năm mới tới quý vị đại biểu. Đại diện sinh viên DNTU cột chỉ tay và gửi lời chúc mừng năm mới Tổng Lãnh sự quán Lào, Campuchia tại Việt Nam. Em Sok Dariya cột chỉ tay và gửi lời chúc tốt đẹp tới Phó Chủ tịch Tỉnh Em Souksanh Vongkhamdy cột chỉ tay kèm lời chúc tốt đẹp gửi tới Ban Giám đốc Sở Ngoại vụ Đồng Nai Đại diện phòng Hợp tác Quốc tế- DNTU đón nhận tình cảm và lời chúc từ sinh viên Đại diện sinh viên Lào, Campuchia DNTU đón nhận tình cảm từ phía Ban Lãnh đạo Tỉnh Em Sok Daravuthy – Đại diện sinh viên Capuchia phát biểu tại buổi lễ Đại diện sinh viên Campuchia, Em Sok Daravuthy – hiện đang là sinh viên ngành Công nghệ Thông tin tại Tro choi đánh bài chia sẻ: “Em ở Việt Nam đến nay đã hơn 3 năm. Năm nào cũng được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tổ chức vui Tết cổ truyền, chúng em vui lắm. Mặc dù xa quê nhưng tình cảm của các cô chú, thầy cô, bạn bè ở Đồng Nai giúp chúng em đỡ nhớ nhà hơn phần nào. Được học tập ở đây, em rất vui. Ngoài học chương trình chính khóa, em còn đang học thêm tiếng Anh và Tin học để có thêm kiến thức, giúp mình tự tin hơn khi ra trường và đi làm. Chúng em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để không phụ lòng tin, sự mong mỏi của mọi người”. Sinh viên DNTU chụp hình cùng Tổng Lãnh sự quán Lào, Campuchia và Đại diện Lãnh đạo Tỉnh. Lê Thị Hạnh
Xem chi tiếtNgày 8-4, Sở Ngoại vụ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình “Vui Tết cổ truyền Bunpimay và Chol Chnam Thmay” cho lưu học sinh Lào và Campuchia tại Đồng Nai với sự tham gia của đông đảo lưu học Lào và Campuchia đang theo học tại Đồng Nai, trong đó có 10 lưu học sinh Lào và Campuchia đang học tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) cũng tham gia chương trình này. Đón tết đón tết Bunpimay- Chol Chnam Thmay với sinh viên Lào và Campuchia có Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hòa Hiệp, đại diện Tổng lãnh sự quán Lào và Campiachia tại TP.Hồ Chí Minh, đông đảo sinh viên Đồng Nai cùng chia sẻ sự kiện này. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp tặng hoa chúc mừng tết cổ truyền cho ông Im Hen, Tổng lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP.Hồ Chí Minh. Trong chương trình Vui Tết cổ truyền Bunpimay và Chol Chnam Thmay, lưu học sinh Lào, Camphuchia cùng các vị đại biểu, sinh viên Việt Nam đã tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa, vui tươi như: lễ buộc chỉ cổ tay, lễ hội té nước, chương trình văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa các nước, sân chơi âm nhạc, gian hàng ẩm thực truyền thống Việt Nam - Lào - Campuchia, các trò chơi dân gian… đây là hoạt động nhằm thắt chặt và tăng cường hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, và chăm lo cho các sinh viên Lào - Campuchia đang theo học tại Đồng Nai nói chung và DNTU nói riêng. Các du học sinh Lào và sinh viên Việt Nam đại diện DNTU tham dự chương trình Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, từ nhiệm năm nay DNTU được giao thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho Lào và Campuchia ở các ngành hệ đại học. Đã có nhiều lưu học sinh tốt nghiệp tại DNTU và đã về nước làm việc. Hiện nay tiếp tục có 10 lưu học sinh đang học tập tại DNTU. Tết cổ truyền Bunpimay được diễn ra từ 13/4 đến 15/4 hằng năm, theo đoạn trích Phật lịch vì ở Lào đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc đạo. Những ngày tết, người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm. Lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Đây còn là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc. Phần lớn dân chúng đều trang phục theo cổ truyền cho ngày lễ. Trong ngày đầu tiên cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, để xua đuổi tà ma quấy nhiễu. Nhà cửa thì đã được sơn sửa từ trước để đón vị thần Song Kan mới, cũng như trước đó các pho tượng phật trong tất cả các ngôi chùa ở Lào đều được cọ rửa bụi bặm, rêu phong và dựng những cây phướn với những giải giấy dài bay phất phới, mầu mè sặc sỡ, có in hình tượng 12 con giáp cắm quanh sân chùa. Ngày thứ hai không được tính đến vì đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi. Ngày cuối cũng là ngày kết thúc tuần trăng. Trong ba ngày này người Lào được nghỉ, không làm việc và cũng không có các hoạt động buôn bán. Các hoạt động truyền thống và ý nghĩa tại chương trình Tết Chol Chnam Thmay hay còn gọi là Tết đón năm mới của người Khmer là lễ lớn và được mong đợi nhất trong năm. Người Campuchia chờ đón 3 ngày Tết để đến chùa cầu nguyện mọi người trong gia đình được an vui, mùa màng trong năm mới được tươi tốt bội thu và cũng là dịp để thể hiện lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ. Hoạt động của ngày tết này kéo dài liên tiếp trong 3 ngày. Trong ngày thứ nhất gọi là “Maha Songkran”, đây là ngày mọi người đến chùa dâng hương, cúng tế tổ tiên. Vào ngày này, người Campuchia sẽ dùng nước thơm để rửa mặt buổi sáng, tắm rửa thân thể vào buổi chiều và rửa chân vào buổi tối. Ngày thứ hai gọi là “Virak Wanabat”, đây là ngày mọi người sẽ bố thí cho những người bất hạnh, cơ nhỡ. Ngày thứ ba gọi là “Tngay Leang Saka”, đây là ngày mọi người dung nước thơm để tắm Phật, trẻ nhỏ dùng nước thơm để rảy lên người các bậc trưởng bối, họ cho rằng làm như thế sẽ đem đến sự trường thọ và hạnh phúc. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNgày 10/4, TS. Nguyễn Hà Bằng – Phó Hiệu trưởng đã cùng các em sinh viên Lào đang học tập tại trường đến tham dự buổi họp mặt vui Tết cổ truyền Lào và Campuchia cho du học sinh Lào đang học tập tại tỉnh Đồng Nai, do UBND tỉnh tổ chức tại Hội quán Văn miếu Trấn Biên.
Xem chi tiếtChiều 26/01/2022, tại Tro choi đánh bài (DNTU), Hội hữu nghị Việt-Lào tỉnh Đồng Nai đã gặp mặt và trao tặng quà tết cho sinh viên Lào đang theo học tại Nhà trường. Đại diện Hội hữu nghị Việt-Lào tỉnh Đồng Nai là Bác Đỗ Đăng Tước - Chủ tịch Hội, Bác Nguyễn Xuân Tần - Phó chủ tịch thường trực và Anh Lương Xuân Tuyến - Ủy viên Ban thư ký Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị tỉnh Đồng Nai. Đón tiếp các khách mời là Đ/c. Nguyễn Đình Thái – Bí thư Đoàn Tro choi đánh bài , TS. Nguyễn Văn Huy – Trưởng Phòng Truyền thông và đại diện Phòng Hợp tác Quốc Tế - Cô Nguyễn Hoàng Yến Nhi. Trong những năm qua, các tổ chức, Hội hữu nghị Việt-Lào tỉnh Đồng Nai đều có những hoạt động thăm hỏi động viên, hỗ trợ vật chất, nhu yếu phẩm cần thiết đến các du học sinh Lào, giúp các bạn vượt qua khó khăn xa nhà, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19, để tiếp tục yên tâm học tập. Một số hình ảnh: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết‘‘Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh…” – Trích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những lời nói hay và sâu sắc mà Bác dành nói về những người thầy giáo, cô giáo đứng trên bục giảng. Cô Phạm Thị Lĩnh – Thạc sĩ Kế toán - Giảng viên chuyên ngành Kế toán “Đối với cô, một trong những yếu tố quan trọng nhất trên con đường đại học đó chính có là thầy cô đồng hành cùng các bạn. Vậy là với kinh nghiệm hơn 9 năm trong lĩnh vực kế toán Doanh nghiệp, cô ao ước được đứng trên bục giảng như một người đi trước để truyền đạt lại kiến thức và kinh nghiệm cho sinh viên – “những người đi sau”. Và ngày hôm này cô đã thực hiện được điều đó – trở thành Giảng viên của Tro choi đánh bài ” – Cô kể lại. Lựa chọn “sứ mệnh” là người đồng hành cùng sinh viên Khi được hỏi về lựa chọn của mình, ThS. Phạm Thị Lĩnh chia sẻ: “Người thầy, người cô chính là những người truyền lửa cho sinh viên, một người thầy tốt không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải truyền được đam mê học tập, là nguồn cảm hứng cho sinh viên của mình. Vì thế trước mỗi năm học mới cô luôn xác định cho mình những mục tiêu là hiểu được sinh viên, giúp sinh viên đề ra mục tiêu cho bản thân và giúp đỡ sinh viên đạt được mục tiêu đó.”. Còn về chuyên ngành Kế toán, cô nhiệt huyết nói: Cô thấy rõ vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý kinh tế, tài chính ở các đơn vị, là một ngành có cơ hội việc làm rộng mở, cô quyết định trở thành giảng viên để dùng những kinh nghiệm thức tế của mình dẫn dắt các bạn sinh viên trau dồi tri thức, kỹ năng trở thành những kế toán viên giỏi trong tương lai. Cô luôn tận tình trong công tác giảng dạy, khích lệ sinh viên học tập, rèn luyện kỹ năng mềm, mạnh dạn tham gia các hoạt động ngoại khóa, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học cũng như làm đề tài tốt nghiệp. Cô thường xuyên trực tiếp dưa sinh viên tham quan kiến tập doanh nghiệp và cùng các em sinh viên sáng tạo, xây dựng nhiều hoạt động trong học tập. TỰ HÀO VÀ HẠNH PHÚC: Đối với cô, được chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân đến các bạn sinh viên làm hành trang bước vào cuộc sống cũng như công việc là niềm vui và hạnh phúc. Cô thấy rất tự hào khi các học trò của mình đạt được thành tựu. Cô Phạm Thị Lĩnh và một số hoạt động cùng thành tích đạt được Kỷ niệm với sinh viên thì nhiều vô kể, nhưng những kỷ niệm gần đây nhất chính là đồng hành cùng sinh viên DNTU tham dự vòng bán kết giải thưởng Euréka lĩnh vực Kinh tế - lần thứ 22 năm 2020, tại đây cô cùng các sinh viên của mình đã có dịp tương tác với tinh thần học hỏi, giao lưu kinh nghiệm. Hay mới đây là “chia tay” Tân cử nhân ngành Kế toán tốt nghiệp và “đón” Tân sinh viên ngành Kế toán, cô kể: “Thầy cô là những người lái đò, mỗi chuyến đò là những kỷ niệm, cảm xúc, tình cảm khác nhau. Được nhìn thấy từng lứa học trò của mình ngày một trưởng thành và thành công đó là điều hạnh phúc vô cùng lớn. Trong những năm qua, ngoài công việc giảng dạy, cô Phạm Thị Lĩnh luôn tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học tại trường; cô cho biết đến nay cô đã có kha khá bài viết được đăng trên Tạp chí khoa học và tại các Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Bên cạnh các hoạt động về chuyên môn, cô còn tham gia rất nhiều hoạt động đoàn – hội, cô được cán bộ, giảng viên, nhân viên, đoàn viên, sinh viên trong nhà trường tín nhiệm bầu nắm giữ các nhiệm vụ quan trọng, chủ chốt trong Công Đoàn, Đoàn trường, Đoàn khoa. Hiện cô đang giữ chức vụ Bí thư Đoàn khoa – BTV Đoàn trường, Trưởng ban Thanh tra Nhân dân trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, UV BCH Công đoàn Tro choi đánh bài , được sinh viên yêu quý và nhận xét là luôn hết mình trong mọi việc từ các chương trình như Xuân yêu thương, Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh, Hiến máu nhân đạo, các hoạt động thiện nguyện… Những thành tích mà cô có được không chỉ khẳng định năng lực trong công tác chuyên môn nghiệp vụ mà còn thể hiện được sức trẻ và sự tận tâm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở cô luôn toát lên sự thân thiện với sinh viên và đồng nghiệp. Qua khoảng thời gian gắn bó tại DNTU, cô cảm nhận được sự thân thiện luôn nỗ lực trong học tập và làm việc của sinh viên, nhiệt tình tham gia công tác xã hội hoạt động của trường, đoàn khoa, sống hòa đồng giúp đỡ bạn bè khi khó khăn của các bạn. Cô muốn chia sẻ điều gì về ngành học Kế toán đến với các bạn sinh viên Kế toán là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở: Với vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý kinh tế, tài chính ở các đơn vị. Theo đó, tất cả các đơn vị đều phải làm công việc Kế toán. Điều này có nghĩa là bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nào, tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động, đều cần đến ít nhất một nhân viên kế toán. Môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp: Nghề kế toán viên đòi hỏi bạn phải nắm bắt các điều luật, quy định mới,… để thực hiện công việc của mình. Hiện nay, ngoài việc thực hiện thành thục công việc Kế toán, bạn còn phải có những ý kiến tham mưu cho người lãnh đạo để đơn vị hoạt động ngày càng hiệu quả, do đó công việc này đòi hỏi bạn luôn năng động, tiếp thu đê hoàn thành công việc. Trong thời đại công nghệ hiện nay, sinh viên có thể tự tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn và thầy cô như một người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho người học. Khi có được khối kiến thức nền tảng từ các thầy cô, các bạn cần chủ động học tập để xây dựng, phát triến thành kiến thức cho mình,… và cô rất vui khi là một người hướng dẫn mà các em tin tưởng để đồng hành. Vì vậy, nếu các bạn có niềm yêu thích với những con số thì đừng ngần ngại về với “đội của cô” nha ^^ Lời khuyên cho các bạn sinh viên Cô chỉ muốn nói với các bạn: “Khi đứng ở điểm khởi đầu của một cuộ hành trỉnh, ít ai có thể chắc chắn hoàn toàn về con đường mình lựa chọn. Tuy nhiên, dù bất cứ ngành học nào, công việc nào các bạn chọn hãy đặt trái tim, tinh thần của bạn vào từ những việc nhỏ nhất. Chính điều đó sẽ giữ cho bước chân của các bạn thêm vững vàng kiên trì theo đuổi đam mê. Đó chính là bí mật của sự thành công”. Cùng với đó, khoảng thời gian sinh viên là khoảng thời gian đẹp nhất và tốt nhất để các bạn có thể trải nghiệm hết mình. Các bạn hãy hoạt động thật năng nỗ trên hết mọi phương diện, cố gắng tích lũy thật nhiều kiến thức và kỹ năng. Và sống thật trọn vẹn với tuổi trẻ này. Hỏi nhanh đáp nhanh cùng D-Magazine: Trong gia đình ai là người cho cô dộng lực nhiều nhất? Mẹ của cô. Mẹ là nơi bình yên nhất và mẹ cũng vô cùng cứng cỏi, không có việc gì là không thể. Ý nghĩa gia đình trong cô? Gia đình là “nhà”, là nơi ấm áp, là nơi mà dù có đi xa đến đâu cũng là nơi đề về! Đó là tất cả niềm tin và hi vọng Khi có thời gian rảnh cô thường làm gì? Đọc sách, chụp ảnh Câu nói truyền cảm hứng? “Hôm nay, tôi chọn là phiên bản tốt nhất của chính mình.” Năng lượng tích cực cô muốn truyền tài cho mọi người là gì? Chỉ cần bạn cố gắng sẽ luôn những công việc phù hợp và tạo cơ hội tối đa để phát huy khả năng của bản thân. Cảm ơn cô đã dành thời gian chia sẻ cùng D-magazine. Chúc cô luôn tươi trẻ để mãi nhiệt huyết với niềm đam mê truyền thụ kiến thức cho các bạn sinh viên DNTU! Thực hiện: D-Magazine PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiếtSáng ngày 16/6/2018 Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (DNTU) diễn ra lễ kỷ niệm 7 năm chính thức nâng cấp từ trường cao đẳng lên đại học (16/6/2011 - 16/6/2018) và khánh thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo dành cho sinh viên. TS.Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng Nhà trường đã trao lại Quỹ Khuyến học & Khởi nghiệp DNTU với tổng trị giá 2 tỷ 208 triệu Buổi lễ được diễn ra trang trọng và ấm cùng với sự tham gia của nhiều quan khách và nhiều doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ với nhà trường. Khiêu vũ và thể dục với nhạc là một trong những bộ môn giáo dục thể chất được Nhà trường áp dụng năm học vừa qua và được đông đảo sinh viên đón nhận Cách đây 7 năm, vào ngày 16-6 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép nâng cấp Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghệ Đồng Nai lên thành Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Sự kiện này được xem là bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình phát triển không ngừng của nhà trường. nhận thấy sau 7 năm được nâng cấp thành trường đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã không ngừng có những bước đi dài và nhanh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và hội nhập quốc tế. Nhân kỷ niệm 7 năm Ngày nâng cấp trường từ cao đẳng lên đại học, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã đưa thêm một công trình lớn vào hoạt động, đó là trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp danh cho sinh viên. Lễ khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm 13 là sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nhà trường, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo, phân tích, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp. Sự phát triển của Trường Đại học Công nghệ chính là tâm huyết và khát vọng tạo dựng một ngôi trường đại học có quy mô hiện đại, giúp sinh viên tiếp cận với môi trường đào tạo, sáng tạo và khởi nghiệp tốt nhất. ThS. Nguyễn Đình Thuật - Trưởng phòng Quan hệ Doanh nghiệp & Phát triển kỹ năng công bố quỹ "Sáng tạo & Khởi nghiệp DNTU" và thông qua chương trình "thực tập sinh chất lượng cao" Trong bài phát biểu ngắn gọn và đầy khí thế, TS. Phan Ngọc Sơn, Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ những ấp ủ của mình cho một tương lai tươi sáng của không chỉ Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai mà còn với toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường. Theo đó Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã và đang dần trở thành một trường đại học ứng dụng đúng theo định hướng của nhà trường. Và sự ra đời của Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp của trường không nằm ngoài mục đích tạo thêm những bước đi vững chắc và không ngừng chăm sóc tốt hơn cho sinh viên. Sau phát biểu của Hiệu trưởng nhà trường, Hội đồng quản trị và ban giám hiệu đã chính thức cắt băng khánh thành Trung tâm sáng tạo và khởi nghiệp dành cho sinh viên trước sự chứng kiến của hàng trăm khách mời, cán bộ, giảng viên và sinh viên DNTU. Ngay sau đó, hòa cùng không khí trang trọng, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã có những màn trình diễn khiêu vũ, thể dục nhịp điệu đầy ngẫu hứng. Đây là bộ môn tự chọn được đổi mới trong chương trình giáo dục thể chất trong năm 2017-2018. Các sản phẩm của sinh viên đang hướng đến sân chơi khởi nghiệp tại DNTU Như một sự khích lệ cho tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp cho sinh viên, ngay tại buổi lễ, Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã chính thức ra mắt ban điều hành quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sinh viên với tên gọi Quỹ “Ươm mầm tài năng DNTU” với tổng số tiền là trên 2,2 tỷ đồng. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã trao khen thưởng cho các cán bộ, giảng viên đã có thành tích hỗ trợ sinh viên đoạt giải tại cuộc thi “ Dầu cám gạo quốc tế 2018” và Khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai 2018”, đồng thời trao khen thưởng cho các sinh viên đoạt giải tại cuộc thi này. TS.Phan Ngọc Sơn phát biểu tại buổi lễ và công bố các giải tại cuộc thi "DNTU Photo Contest 2018" Cũng trong dịp này công bố và trao thưởng cuộc thi “DNTU Photo Contest 2018” với 10 tác phẩm được chọn từ 100 tác phẩm ấn tượng. Các bức ảnh này sẽ được đưa ra đấu giá vào dịp kỷ niệm 13 năm thành lập trường(03/10/2018) sắp đến. Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtNgày 13-14/10/2017, Đoàn Thanh niên kết hợp hợp phòng HTQT Tro choi đánh bài phối hợp Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội trại giao lưu giữa thanh niên tỉnh Đồng Nai và sinh viên Lào, Campuchia đang theo học tại Đồng Nai lần thứ III với chủ đề “Thắm tình hữu nghị - Chung dòng Mê Công” năm 2017; và Lễ kỷ niệm 61 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2017). Tham gia Hội trại, Tro choi đánh bài có 16 sinh viên Việt Nam và 10 sinh viên Lào, Campuchia. Cùng với gần 300 trại sinh trong hội trại, các bạn sinh viên Lào và Campuchia của trường đã tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Tham quan Văn miếu Trấn Biên, giao lưu ẩm thực giữa thanh niên các nước Việt Nam - Lào - Campuchia, giao lưu văn nghệ, liên hoan lửa trại... nhận thấy hội trại đã diễn ra các hoạt động sôi nổi, thắm tình hữu nghị như: tặng 22 phần quà (mỗi phần quà trị giá 500.000 nghìn đồng) cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; dựng cổng trại; tổ chức trò chơi lớn; tham gia thiết kế báo tường với chủ đề “Đoàn kết và hữu nghị”; nói chuyện chuyên đề tuyên truyền về 50 năm ASEAN; cuộc thi “Rung Chuông vàng”; mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia trong những năm qua; giao lưu văn nghệ, biểu diễn thời trang với chủ đề “Sắc màu ASEAN”, đêm Gala tình bạn chủ đề “Nối vòng tay lớn” và lửa trại. Cũng tại Hội trại, vào tối ngày 13/10 đã diễn ra Lễ kỉ niệm 61 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam và tuyên dương 57 “Thủ lĩnh Thanh niên Đồng Nai tiêu biểu”, 03 du học sinh Campuchia, 04 du học sinh Lào tiêu biểu năm 2017. Kết quả tham gia hội trại giao lưu thanh niên Đồng Nai và thanh niên Lào, Campuchia năm 2017, Đoàn Tro choi đánh bài đạt giải Ba toàn đoàn. Hội trại đã góp phần kế thừa, phát huy hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia ngày càng thắt chặt và phát triển bền vững. Đoàn Tro choi đánh bài đạt giải Ba Tiểu trại DNTU Ngô Thị Tuyết Lan - Phòng Truyền thông
Xem chi tiếtSáng ngày 30/6/2021, Hội thảo Khoa học Quốc gia trực tuyến “Hành vi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người lao động vùng Đông Nam Bộ: Vấn đề và giải pháp đáp ứng” đã được diễn ra với các “đầu cầu” trực tuyến DNTU, Viện KHXH Vùng Tây Nguyên, Các Y, Bác sĩ tại TPHCM, các Nhà Khoa học và các báo cáo viên có tham luận báo cáo. Như những Hội thảo Khoa học Quốc gia khác, DNTU được ủy quyền là Host của chương trình Hội thảo, điều phối chương trình từ xa…Với kinh nghiệm, cũng như hiểu rõ về công nghệ trực tuyến, DNTU sử dụng hệ thống MS Team để thực hiện hôi thảo, công tác chuẩn bị đã diễn ra cách đây 1 tháng qua các nội dung: Đăng ký viết bài đăng trên Kỷ yếu, xuất bản kỷ yếu, khách mời tham dự, công tác tổ chức hội thảo.. Nhờ sự chuẩn bị kĩ lưỡng, Hội thảo đã diễn ra tốt đẹp, âm thanh chuẩn, hình ảnh tốt, đảm bảo đường truyền. Hội thảo với nội dung: Báo cáo trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề hành vi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người lao động vùng Đông Nam Bộ, phổ biến những thông tin, kiến thức khoa học, các vấn đề liên quan đến hành vi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người lao động nhằm hạn chế các nguy cơ về các bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe phục vụ cộng đồng của người lao động vùng Đông Nam Bộ nói riêng và người lao động nói chung. Điều hành hội thảo là Đoàn Chủ tịch, gồm có: TS. Nguyễn Duy Thụy - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Viên trưởng Viện KHXH vùng Tây Nguyên, TS. Đặng Kim Triết – Viện trưởng Viện NC & Lý luận KHCN, BS. CKII Trần Thanh Liêm – Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 2. Đoàn Chủ tịch đã mời 04 báo cáo tham luận với chủ đề: Các rối loạn phân ly và phân ly tập thể – BS.CKII. Trần Thanh Liêm Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về tiêm phòng Vacxin Rubella của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại phường Trảng Dài – Đồng Nai – ThS. Nguyễn Thị Ngọc Phương Khoa học thay đổi nhận thức về dinh dưỡng và sức khỏe online giúp nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe chủ động của người đô thị – ThS. Nguyễn Hải Nguyên Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người lao động phường Tân Biên, TP. Biên Hòa – ThS. Trần Thị Huyên. Các bài thảo luận luân phiên báo cáo trước Hội thảo, nhấn mạnh vào việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động, các giải pháp khắc phục và hạn chế các thói quen không tốt cho sức khỏe của người lao động. Các khách mời tham dự, các y, bác sĩ và quý Thầy cô có chuyên môn đã thảo luận đưa ra các câu hỏi và sự góp ý từ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và rút ra được nhiều kinh nghiệm. Hội thảo trực tuyến diễn ra một cách tốt đẹp và đảm bảo tính chuyên môn. Một số hình ảnh hội thảo: PHÒNG TRUYỀN THÔNG
Xem chi tiết